Ethereum (ETH) là gì?

Ethereum (ETH), hay Ether, được Vitalik Buterin đề xuất bằng việc phát hành sách trắng mô tả về nền tảng cơ sở cho Ethereum vào cuối năm 2013. Năm 2014, Buterin và các nhà đồng sáng lập khác gọi vốn cộng đồng cho Ethereum thông qua một đợt phát hành mã thông báo đầu tiên (ICO), thu về hơn 18 triệu USD.

Hệ thống này đã được khởi động vào ngày 30/7/2015, với 11,9 triệu đồng ETH đã được đào sẵn (premined) để bán lại cho những người đã tài trợ. Số tiền này chiếm khoảng 13% tổng số Ether được lưu hành.

Đồng tiền mã hóa Ethereum (ETH) có giá trị gì? Đầu tư ETH có rủi ro gì?
Đồng Etherium đãxuất hiện từ khoảng 1 thập kỷ trước. (Nguồn: Storm Gain)

Mục đích của Ethereum

Là nền tảng công nghệ blockchain ra đời sau Bitcoin 5 năm, Ethereum được thiết kế nhằm cho phép tích hợp rất nhiều chức năng. Người ta thường so sánh, nếu Bitcoin là email thì Ethereum là toàn bộ mạng Internet.

Ethereum được sử dụng cho các dịch vụ máy tính dựa trên những ứng dụng phi tập trung (dApp) và hợp đồng thông minh, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách loại bỏ trung gian, nhà môi giới bên thứ ba và các kiểu độc quyền không hiệu quả như các công ty lớn hoặc thậm chí là cơ quan chính quyền.

Về bản chất, Ethereum tuân theo triết lý phi tập trung của Bitcoin, nhưng có nhiều ứng dụng hơn là chỉ tiền bạc.

Ethereum có giá trị gì?

Máy ảo Ethereum (EVM) hoạt động như một "máy tính thế giới" với nhiều nút, sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình bao gồm C++, Python, Ruby, Go và Java. Một ngôn ngữ chuyên ngành có tên là Solidity được sử dụng để viết các hợp đồng thông minh trong Máy ảo Ethereum.

Năm 2016, tin tặc đã đánh cắp khối lượng Ether trị giá 50 triệu USD - một hành động gây lo ngại về tính bảo mật của nền tảng. Cuộc tranh cãi về vấn đề đó đã khiến cộng đồng bị chia rẽ và Ethereum đã phân tách thành hai blockchain: Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC).

Ethereum không chỉ có đồng tiền mã hóa Ether (ETH), mà còn có cả mã thông báo Ether. Mã thông báo này hoạt động như tiền tệ bên trong Máy ảo Ethereum (EVM). Mã thông báo ETH được truyền bên trong EVM để thực hiện hợp đồng thông minh.

Đồng tiền mã hóa Ethereum (ETH) có giá trị gì? Đầu tư ETH có rủi ro gì?
Ethereum được sử dụng cho các dịch vụ máy tính dựa trên những ứng dụng phi tập trung.

Ngoài ra, nền tảng Etherium còn cung cấp "Hợp đồng thông minh" - một chương trình máy tính có chức năng như một hợp đồng, tức là nó ràng buộc các cá nhân và/hoặc doanh nghiệp phải đáp ứng các nghĩa vụ. Mã của hợp đồng thông minh tự động thực hiện các điều khoản khi nạp mã thông báo. Lợi ích bao gồm:

- Kỹ thuật số: không cần in hoặc đăng giấy tờ, có thể chia sẻ dễ dàng.

- Tự quản: cắt bỏ trung gian, không cần trao đổi qua lại.

- Đáng tin cậy: thông tin về hợp đồng thông minh được mã hóa và sao lưu trên một sổ cái dùng chung.

- Bảo mật: công nghệ mã hóa khiến cho thông tin hợp đồng cực kỳ khó bị đánh cắp.

- Tốc độ: thực hiện tự động làm cho hợp đồng thông minh được xử lý nhanh hơn.

- Chi phí: tiết kiệm chi phí giấy tờ, phí luật sư, v.v.

Hợp đồng thông minh hoạt động như các tài khoản đa chữ ký, chỉ thực hiện nếu tỷ lệ phần trăm nhất định của các bên đồng ý. Hợp đồng thông minh có thể được mã hóa trên mọi blockchain, nhưng các nhà phát triển nghiên cứu Ethereum có thể lập trình hợp đồng thông minh với phạm vi hướng dẫn rộng hơn nhiều so với Bitcoin. Điều này cho phép các hợp đồng thông minh Ethereum có độ phức tạp và linh hoạt cao hơn. Chúng có thể được dùng làm cơ sở cho một ứng dụng phi tập trung hoặc các chức năng tự quản khác trên blockchain.

Ethereum và Bitcoin giống và khác nhau như thế nào?

Đồng tiền mã hóa Ethereum (ETH) có giá trị gì? Đầu tư ETH có rủi ro gì?
Bitcoin và Etherium là 2 đồng tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay. (Nguồn: Business Today)

Điểm chung của Ethereum và Bitcoin đều là hai loại tiền kỹ thuật số phổ biến, được ứng dụng làm phương thức thanh toán và giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Điều này cho phép người dùng mua hàng hoặc chuyển tiền một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Hai đồng tiền này cũng chia sẻ một công nghệ cốt lõi quan trọng là Blockchain phi tập trung. Ngoài ra, Ethereum và Bitcoin đều hỗ trợ hợp đồng thông minh.

Điểm khác biệt khi so sánh Bitcoin và Etherium được thể hiện dưới đây:

Điểm khác nhau Ethereum Bitcoin
Mục tiêu chính Trở thành môi trường cho các dApp (ứng dụng phi tập trung) phát triển trên nó từ các dịch vụ tài chính, trò chơi, mạng xã hội. Tôn trọng quyền riêng tư và không kiểm duyệt. Trở thành mạng thanh toán ngang hàng.
Thời gian giao dịch 15 giây 10 phút
Khối lượng giao dịch hàng ngày > 1 triệu giao dịch 200.000 - 300.000 giao dịch
Cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) (hiện tại), chuyển sang Proof of Stake (PoS) với Ethereum 2.0 Proof of Work (PoW)
Khối lượng phát hành Không giới hạn, lạm phát được kiểm soát khá ổn định Giới hạn 21 triệu BTC, phần thưởng giảm một nửa sau mỗi 4 năm

Đầu tư Etherium có rủi ro gì?

Nhà đầu tư có thể sở hữu đồng ETH thông qua một số cách sau:

- Tham gia quá trình đào ETH: Nhà đầu tư có thể trở thành một thợ đào tiền điện tử ETH bằng cách cung cấp sức mạnh tính toán để xác minh các giao dịch trên mạng Ethereum. Thợ đào sẽ nhận được phần thưởng ETH như đền bù cho công việc của mình.

- Giao dịch ngang hàng P2P: Nhà đầu tư cũng có thể sở hữu ETH bằng cách tham gia giao dịch ngang hàng (peer-to-peer) trên các sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, Uniswap …. Trên sàn giao dịch, người dùng có thể mua và bán ETH với các đối tác giao dịch khác trực tiếp, không thông qua một bên trung gian.

Đồng tiền mã hóa Ethereum (ETH) có giá trị gì? Đầu tư ETH có rủi ro gì?
Đầu tư tiền điện tử luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Nguồn: Etherium Trader)

Trước khi quyết định đầu tư vào đồng ETH, có một số yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư nên xem xét để đảm bảo an toàn tài chính và bảo mật:

- Các loại phí

ETH được sử dụng để trả phí cho các giao dịch trên mạng Ethereum. Mức phí này được trả cho các thợ mỏ đào ETH, và lượng phí giao dịch tăng lên đồng nghĩa với việc có nhiều giao dịch diễn ra trên mạng, khi số lượng dApps phát triển trên Ethereum tăng lên. Nhà đầu tư nên lưu ý các mức phí giao dịch hiện tại và cân nhắc tác động của chúng đến việc sử dụng ETH.

Mặc dù mức phí giao dịch có thể tăng lên, tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với giá trị của dự án Ethereum (có giá trị hàng tỷ đô la) không quá lớn. Ví dụ, trung bình mỗi ngày, mức phí trong mạng Ethereum đạt khoảng 64 nghìn USD, trong khi tổng giá trị của ETH là khoảng 16 tỷ USD .

- Vấn đề bảo mật

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại ví lưu trữ ETH được phát triển. Tuy nhiên, các loại ví web và ví di động có khả năng bị tấn công và đánh cắp Private Key. Để đảm bảo bảo mật tài khoản, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Sao lưu thông tin quan trọng

Hãy sao lưu Private Key và Seed Phrase (cụm từ khóa) của bạn bằng cách ghi chú trên giấy và lưu trữ an toàn. Tránh lưu trữ chúng trong phần mềm máy tính vì có nguy cơ bị mất do tấn công từ kẻ xấu.

- Kiểm tra địa chỉ ví Ethereum

Trước khi truy cập vào ví Ethereum, hãy kiểm tra kỹ địa chỉ trang web để tránh rơi vào các trang web lừa đảo. Hãy cẩn thận và không nhấp vào quảng cáo trên Google để tránh vào những trang web giả mạo.

- Kiểm tra địa chỉ chuyển tiền

Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, hãy kiểm tra kỹ địa chỉ nhận và chuyển tiền. Điều này đảm bảo rằng bạn đang gửi tiền đến đúng địa chỉ và tránh sai sót không đáng có.

- Bảo vệ bằng cách sử dụng wifi và Two-Factor Authenticator

Tránh đăng nhập vào ví Ethereum khi sử dụng wifi công cộng, vì nó có thể làm lộ thông tin cá nhân. Đồng thời, hãy bật tính năng xác thực hai yếu tố (Two-Factor Authenticator) để tăng cường bảo mật cho ví Ethereum của bạn.

- Lưu lại chứng minh giao dịch

Hiện nay, một số sàn giao dịch hỗ trợ người dùng trong việc giải quyết các giao dịch lừa đảo. Hãy giữ lại hình ảnh hoặc thông tin chứng minh các giao dịch chuyển tiền để có thể khiếu nại và giải quyết vấn đề nếu cần.

- Lưu trữ Ethereum ở đâu để an toàn?

Khi lưu trữ đồng ETH hoặc tiền điện tử nói chung, có hai phương pháp chính mà người dùng có thể áp dụng: ví cá nhân (wallet) hoặc lưu trữ trực tiếp trên sàn giao dịch.

- Ví Ethereum

Nếu bạn đang quan tâm đến việc đầu tư vào ETH, hãy tham khảo ví Ethereum – một công cụ cho phép bạn tạo địa chỉ ví để lưu trữ các token trên chuỗi khối Ethereum. Bạn có thể tra cứu địa chỉ ví thông qua công cụ Etherscan. Để truy cập vào ví, bạn cần giữ kín Private Key (khóa riêng tư), không bao giờ tiết lộ key này cho bất kỳ ai để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.

- Lưu trữ trực tiếp trên sàn giao dịch

Lưu trữ ETH trực tiếp trên sàn giao dịch cũng có nhiều lợi ích. Bạn không cần chuyển tiền ra hoặc vào sau mỗi lần giao dịch. Ngoài ra, nhiều sàn giao dịch hiện nay cung cấp các chương trình hấp dẫn như tính lãi theo lãi suất linh hoạt hoặc cố định trên số tiền bạn lưu trữ trên sàn. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người, họ sẽ lựa chọn phương thức lưu trữ ETH phù hợp.

Dựa vào toàn bộ nội dung trên, VNSC tin rằng bạn đã tìm thấy câu trả lời đáng tin cậy cho câu hỏi “Ethereum là gì?”. Trước khi quyết định đầu tư vào ETH cũng như thị trường Crypto tổng quát, VNSC khuyên nhà đầu tư nên tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng để tự tin trong các quyết định của mình.