Đề xuất 7 giải pháp bình ổn giá sau Tết và trong năm 2022

Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa đưa ra 7 giải pháp tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường sau Tết.

Giá xăng dầu sẽ gây sức ép lớn đến mặt bằng giá

Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 diễn ra vào thời điểm cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch là cao điểm cho chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật hàng năm.

Tình hình giá cả thị trường trước và trong Tết, từ ngày 31/1/2022 đến ngày 2/2/2022 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 2 Tết) giá cả bình ổn, không có dấu hiệu khan hàng, sốt giá.

So với năm 2021, lượng hàng hóa dự trữ tăng nhẹ, hàng hóa đa dạng, lượng cung hàng hóa theo từng nhóm hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Tuy nhiên, sau Tết, có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Cục Quản lý giá chỉ rõ, đầu tiên, giá gas, giá xăng dầu do tác động mạnh từ thị trường thế giới. Hiện nay, giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới.

Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022 tới đây, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới.

Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.

"Do nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập khẩu lạm phát trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, rủi ro về tỷ giá khi các quốc gia đối tác thương mại chính quay trở lại chính sách tiền tệ thắt chặt", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Cùng với đó, áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng Nhà nước quản lý bị lùi thực hiện trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế cũng sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá cả.

Mặt khác, chuỗi cung ứng đứt gãy trong đại dịch cùng với lao động thiếu hụt cũng đẩy áp lực lên chi phí sản xuất.

Ở chiều ngược lại, chỉ rõ các nhân tố kiềm chế đà tăng giá cả, Bộ Tài chính cho hay, theo quy luật giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết.

Tại một số tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị cửa hàng mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương chung phòng chống dịch COVID-19, các địa phương cũng hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội vui chơi ngày Tết và các lễ hội đầu năm, do đó, các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, vui chơi, đi lại sẽ không có diễn biến bất thường về giá.

Trong những ngày Tết Nguyên Đán năm Nhâm Dần không có diễn biến bất thường về giá. Ảnh minh họa.

Từ ngày 1/2/2022, thuế giá trị gia tăng của nhiều hàng hóa, dịch vụ giảm từ mức 10% xuống còn 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, từ đó cũng góp phần giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Bộ Tài chính đánh giá, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động.

Giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản cũng giữ giá ổn định, hoặc triển khai chương trình giảm giá cho một số khách hàng.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm và sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội, Chính phủ trong những năm qua và thời gian tới giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát..

Tiếp tục chủ động, linh hoạt trong điều hành giá ngay từ đầu năm

Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Cục Quản lý giá cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt ngay từ những tháng đầu năm 2022, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Trong đó, tập trung vào 7 giải pháp sau nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường sau Tết.

Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung. Qua đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Bộ Tài chính đề xuất 7 giải pháp ghìm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng sau Tết

Trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng sau Tết, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung kiểm soát giá cả ngay từ những tháng đầu năm.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng dầu thế giới sau Tết để có phương án điều hành phù hợp, hạn chế tác động mạnh đến thị trường trong nước và bảo đảm dư địa kiểm soát lạm phát cả năm.

Bên cạnh đó, tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá cước vận tải ở mức cao bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả.

Chủ động xây dựng hoặc lồng ghép với các chương trình, kế hoạch công tác để đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, nhất là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như giá cước vận tải, nông sản thực phẩm, trông giữ xe...

Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá tiếp tục điều hành thận trọng, nhất là trong những tháng đầu năm để đảm bảo dư địa điều hành cho CPI cả năm.

Trên cơ sở các kịch bản cụ thể xây dựng đầu năm, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê trong việc rà soát, tính toán các phương án điều chỉnh, đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều hành phù hợp khi có dư địa.

Kiểm soát chặt chẽ mức giá và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý trực tiếp; đề xuất và chỉ đạo kịp thời việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đối với các địa phương bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và trong thời gian giáp hạt...

Ngoài ra, tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá nhất là các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng nhạy cảm đến người dân, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

doanhnghiepvn.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Gần 3.000 hộ kinh doanh tại Hà Nội đóng cửa, chỉ 8,8% phải áp dụng hóa đơn điện tử và không có hiện tượng nghỉ kinh doanh lớn

Gần 3.000 hộ kinh doanh tại Hà Nội đóng cửa, chỉ 8,8% phải áp dụng hóa đơn điện tử và không có hiện tượng nghỉ kinh doanh lớn

Thị trường

Căn cứ sổ bộ theo dõi của cơ quan thuế, số hộ kinh doanh ngừng nghỉ trong 2 tháng 5 và 6 là 2.961 hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử chỉ là 263 hộ (chiếm tỷ lệ 8,8%/số hộ ngừng nghỉ).

Sau 1 tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm

Sau 1 tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm

Thị trường

Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.

Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026,  mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế

Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế

Thị trường

Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Châu Âu giảm nhu cầu chuyển sang xe điện, tốc độ giảm nhanh hơn so với Mỹ

Châu Âu giảm nhu cầu chuyển sang xe điện, tốc độ giảm nhanh hơn so với Mỹ

Thị trường

Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra do dự hơn khi cân nhắc chuyển từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Xu hướng này diễn ra rõ nét hơn tại châu Âu so với Mỹ, theo kết quả khảo sát được Shell công bố mới nhất

Giá các sản phẩm trẻ em tại Mỹ tăng mạnh do thuế quan, các ngành hàng thiết yếu toàn cầu có chịu tác động?

Giá các sản phẩm trẻ em tại Mỹ tăng mạnh do thuế quan, các ngành hàng thiết yếu toàn cầu có chịu tác động?

Thị trường

Tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá của nhiều mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh tại Mỹ đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, theo một báo cáo mới của Quốc hội Mỹ.

Foxconn chuyển 97% iPhone sản xuất tại Ấn Độ sang Mỹ khi Apple tìm cách 'né' thuế Trump

Foxconn chuyển 97% iPhone sản xuất tại Ấn Độ sang Mỹ khi Apple tìm cách 'né' thuế Trump

Thị trường

Ngày 13/6, gần như toàn bộ iPhone xuất khẩu từ Ấn Độ bởi Foxconn trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 đều được chuyển sang Mỹ, theo Reuters.

Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng

Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng

Thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng khi giới đầu tư đánh giá lại tác động của những diễn biến chính trị phức tạp về địa chính trị tại khu vực Trung Đông.

Giá xăng bật tăng, xăng RON95-III lên sát ngưỡng 20.000 đồng/lít

Giá xăng bật tăng, xăng RON95-III lên sát ngưỡng 20.000 đồng/lít

Thị trường

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 là 19.960 đồng/lít

Thị trường nông sản tiếp tục chịu áp lực

Thị trường nông sản tiếp tục chịu áp lực

Thị trường

Thị trường khép lại khi giá ngô giảm 0,4% xuống còn 172 USD/tấn, trong khi đậu tương giảm 0,69%, còn 386 USD/tấn.

Trung Đông 'nóng', giá dầu tăng gần 2% trong những giờ giao dịch cuối

Trung Đông 'nóng', giá dầu tăng gần 2% trong những giờ giao dịch cuối

Thị trường

Giá dầu Brent đã leo lên mốc 69,77 USD/thùng, tương đương tăng khoảng 4,34%. Tương tự là giá dầu WTI bật tăng 4,88%, lên mốc 68,15 USD/thùng.

Dự báo giá xăng dầu ngày mai 12/6 đồng loạt tăng

Dự báo giá xăng dầu ngày mai 12/6 đồng loạt tăng

Thị trường

Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đưuojc điều chỉnh đồng loạt tăng.

Giá cà phê Robusta phục hồi mạnh

Giá cà phê Robusta phục hồi mạnh

Thị trường

Giá cà phê arabica tăng 0,98% trở lại mức 7.971 USD/tấn trong khi giá cà phê robusta cũng quay đầu tăng tới 1,85% tlên mức 4.522 USD/tấn

Kim loại dẫn dắt đà tăng của toàn thị trường, giá bạc thiết lập đỉnh cao nhất trong hơn 13 năm

Kim loại dẫn dắt đà tăng của toàn thị trường, giá bạc thiết lập đỉnh cao nhất trong hơn 13 năm

Thị trường

Nhóm kim loại đóng vai trò dẫn dắt xu hướng đi lên của toàn thị trường. Nổi bật là nhóm kim loại quý. Đáng chú ý, giá bạc thiết lập đỉnh cao nhất trong hơn 13 năm.

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

Thị trường

Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động thực hiện các chương trình khuyến mại với nội dung hấp dẫn, sáng tạo, hướng đến khách hàng và người tiêu dùng. Mức giảm giá, ưu đãi có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ, theo quyết định của từng doanh nghiệp.

Giá đường giảm tuần thứ tư liên tiếp

Giá đường giảm tuần thứ tư liên tiếp

Thị trường

Giá đường 11 giảm 3,28% so với giá đóng cửa tuần trước đó, xuống mức 363 USD/tấn - mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây, trong khi giá đường trắng giảm 2,28%, về mức 465 USD/tấn.

Giá dầu thô thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá dầu thô thế giới đảo chiều tăng mạnh

Thị trường

Đóng cửa tuần giao dịch vừa qua (2 - 6/6), lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường năng lượng. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt phục hồi bất chấp những lo ngại xoay quanh quyết định tăng sản lượng của OPEC+.

Xuất khẩu chả cá & surimi Việt Nam vượt mốc 100 triệu USD trong 4 tháng đầu năm

Xuất khẩu chả cá & surimi Việt Nam vượt mốc 100 triệu USD trong 4 tháng đầu năm

Thị trường

Tháng 4/2025, XK chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với giá trị đạt gần 29 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK mặt hàng này đạt hơn 109 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 5/2025 tăng 0,16% do giá nhà ở, điện sinh hoạt và dịch vụ ăn uống

CPI tháng 5/2025 tăng 0,16% do giá nhà ở, điện sinh hoạt và dịch vụ ăn uống

Thị trường

Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố sáng 6/6, giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng theo nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước.

Giá dầu tăng nhẹ nhờ tin tức Mỹ và Trung Quốc nỗi lại đàm phán

Giá dầu tăng nhẹ nhờ tin tức Mỹ và Trung Quốc nỗi lại đàm phán

Thị trường

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ nhờ tin tức Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán thương mại.

 Ngành sản xuất Trung Quốc bất ngờ sụt giảm trong tháng 5 - Đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 2022

Ngành sản xuất Trung Quốc bất ngờ sụt giảm trong tháng 5 - Đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 2022

Thị trường

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2022, theo một khảo sát tư nhân mới công bố. Trong khi đó, chỉ số PMI chính thức được công bố cuối tuần qua cũng cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp trong hai tháng liên tiếp.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: