Thứ ba 29/04/2025 12:37
Tin mới
  • VietABank: Lợi nhuận tăng 20%, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 11,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2025

  • Vi phạm công bố thông tin và giao dịch với bên liên quan, Cơ Điện Lạnh (REE) bị xử phạt

  • Chứng khoán FPT chốt ngày chia cổ tức dự chi khoảng 153 tỷ đồng

  • Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp

  • Giá đậu tương quay đầu phục hồi

  • Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

  • Cao tốc qua Hà Tĩnh đủ điều kiện thông xe từ 18h hôm nay

  • VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

  • Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

  • Lãnh đạo liên quan nhóm GELEX được đề cử vào HĐQT Eximbank

  • Novaland lại chậm thanh toán hàng trăm tỷ đồng nợ trái phiếu

  • Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO xây công trình trái phép tại bờ biển Hải Tiến

  • Sữa TH muốn xây nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

  • Lễ tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

  • Xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2025 tăng mạnh 37%, đạt gần 1 tỷ USD trước thử thách thuế ‘Trump’ và làn sóng cạnh tranh mới

  • Nguồn cung căn hộ 'vừa túi tiền' thiếu vắng, căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng hoàn toàn biến mất

  • Giá vàng trong nước tạm chững lại, thế giới dự báo giá vàng đảo chiều giảm

  • Xây dựng Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu nhằm thanh toán nợ vay ngân hàng

  • Nhà ở xã hội Hope Residences Phúc Đồng được bán với giá hơn 16 triệu đồng/m2 sau 5 năm cho thuê

  • Hà Nội: Sắp có nhà ở xã hội tại ‘khu đất vàng’ của Thủ đô

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Đề xuất 7 giải pháp bình ổn giá sau Tết và trong năm 2022

10:30 |  07/02/2022

Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa đưa ra 7 giải pháp tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường sau Tết.

Giá xăng dầu sẽ gây sức ép lớn đến mặt bằng giá

Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 diễn ra vào thời điểm cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch là cao điểm cho chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật hàng năm.

Tình hình giá cả thị trường trước và trong Tết, từ ngày 31/1/2022 đến ngày 2/2/2022 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 2 Tết) giá cả bình ổn, không có dấu hiệu khan hàng, sốt giá.

So với năm 2021, lượng hàng hóa dự trữ tăng nhẹ, hàng hóa đa dạng, lượng cung hàng hóa theo từng nhóm hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Tuy nhiên, sau Tết, có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Cục Quản lý giá chỉ rõ, đầu tiên, giá gas, giá xăng dầu do tác động mạnh từ thị trường thế giới. Hiện nay, giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới.

Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022 tới đây, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới.

Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.

"Do nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập khẩu lạm phát trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, rủi ro về tỷ giá khi các quốc gia đối tác thương mại chính quay trở lại chính sách tiền tệ thắt chặt", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Cùng với đó, áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng Nhà nước quản lý bị lùi thực hiện trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế cũng sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá cả.

Mặt khác, chuỗi cung ứng đứt gãy trong đại dịch cùng với lao động thiếu hụt cũng đẩy áp lực lên chi phí sản xuất.

Ở chiều ngược lại, chỉ rõ các nhân tố kiềm chế đà tăng giá cả, Bộ Tài chính cho hay, theo quy luật giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết.

Tại một số tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị cửa hàng mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương chung phòng chống dịch COVID-19, các địa phương cũng hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội vui chơi ngày Tết và các lễ hội đầu năm, do đó, các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, vui chơi, đi lại sẽ không có diễn biến bất thường về giá.

Trong những ngày Tết Nguyên Đán năm Nhâm Dần không có diễn biến bất thường về giá. Ảnh minh họa.

Từ ngày 1/2/2022, thuế giá trị gia tăng của nhiều hàng hóa, dịch vụ giảm từ mức 10% xuống còn 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, từ đó cũng góp phần giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Bộ Tài chính đánh giá, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động.

Giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản cũng giữ giá ổn định, hoặc triển khai chương trình giảm giá cho một số khách hàng.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm và sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội, Chính phủ trong những năm qua và thời gian tới giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát..

Tiếp tục chủ động, linh hoạt trong điều hành giá ngay từ đầu năm

Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Cục Quản lý giá cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt ngay từ những tháng đầu năm 2022, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Trong đó, tập trung vào 7 giải pháp sau nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường sau Tết.

Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung. Qua đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Bộ Tài chính đề xuất 7 giải pháp ghìm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng sau Tết

Trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng sau Tết, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung kiểm soát giá cả ngay từ những tháng đầu năm.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng dầu thế giới sau Tết để có phương án điều hành phù hợp, hạn chế tác động mạnh đến thị trường trong nước và bảo đảm dư địa kiểm soát lạm phát cả năm.

Bên cạnh đó, tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá cước vận tải ở mức cao bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả.

Chủ động xây dựng hoặc lồng ghép với các chương trình, kế hoạch công tác để đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, nhất là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như giá cước vận tải, nông sản thực phẩm, trông giữ xe...

Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá tiếp tục điều hành thận trọng, nhất là trong những tháng đầu năm để đảm bảo dư địa điều hành cho CPI cả năm.

Trên cơ sở các kịch bản cụ thể xây dựng đầu năm, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê trong việc rà soát, tính toán các phương án điều chỉnh, đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều hành phù hợp khi có dư địa.

Kiểm soát chặt chẽ mức giá và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý trực tiếp; đề xuất và chỉ đạo kịp thời việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đối với các địa phương bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và trong thời gian giáp hạt...

Ngoài ra, tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá nhất là các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng nhạy cảm đến người dân, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/de-xuat-7-giai-phap-binh-on-gia-sau-tet-va-trong-nam-2022-d5054.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.