Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị tăng tần suất ba đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết ngay sau khi có hướng dẫn biện pháp chống dịch của Bộ Y tế, ngày 17/12/2021, đơn vị này đã gửi văn bản chính thức tới Nhà chức trách hàng không các quốc gia/vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc (Đài Loan -Trung Quốc), Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nối lại chuyến bay thương mại chở khách và có hãng hàng không cả hai bên cùng khai thác giai đoạn trước dịch Covid-19.
Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra đề nghị tăng tần suất ba đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, riêng Hoa Kỳ, do chỉ có Vietnam Airlines đang khai thác và đã được Nhà chức trách hàng không hai nước cấp phép khai thác thường lệ nên việc trao đổi là không cần thiết, hãng có thể triển khai ngay chuyến bay như kế hoạch.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị tần suất chở khách vào Việt Nam 4 chuyến/tuần/chiều đối với mỗi bên; Chiều từ Việt Nam theo quy định hiện tại. Thời gian dự kiến áp dụng từ 1/1/2022 và sẽ tiếp tục xem xét tùy thuộc tình hình kiểm soát dịch Covid-19.
Đến thời điểm hiện tại, ngoài Hoa Kỳ, đã có 4 nước đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam gồm: Nhật Bản, Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Singapore, Campuchia.
Trong đó, Nhật Bản đã chỉ định Japan Airlines và All Nippons Airways khai thác. Tuy nhiên, các chuyến bay từ Nhật Bản chưa thể triển khai sớm hơn do các cơ quan Nhật Bản nghỉ lễ đầu năm mới, hành khách chưa thể thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo quy định.
Phía Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đã có thư trả lời nhất trí nối lại chuyến bay tuy nhiên đề nghị tăng tần suất cho mỗi bên lên tối thiểu 5 chuyến/tuần.
Cục trưởng Đinh Việt Thắng cho hay, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao tại công văn số 5524/BC-BNG-LS, nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài còn rất lớn, ước tính là hơn 140.000 người.
Để đáp ứng nhu cầu hành khách, tránh các bức xúc có thể xảy ra do tải cung ứng chuyến bay thương mại thường lệ quá hạn chế, các hãng hàng không đều đánh giá cần bổ sung thêm tần suất đối với một số thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) để hành khách có thêm cơ hội lựa chọn các mức giá hợp lý hơn.
Thực tế, nhiều thị trường không khai thác hết lượng phân bổ như Hoa Kỳ, Campuchia, Lào. Việc sử dụng một phần lượng tải không sử dụng tại các thị trường này để dành cho các thị trường có nhu cầu thực sự của công dân cũng như đáp ứng đề xuất của đối tác là phù hợp.
Từ đây, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép triển khai thực hiện như: đề nghị của Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) là 5 chuyến/tuần (chuyến thứ 5 phân bổ cho Pacific Airlines); cho phép nới lỏng biên độ đàm phán với Nhật Bản, qHàn Quốc, Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) với tần suất mỗi thị trường không vượt quá 10 chuyến/tuần/chiều.
Hiện tại, đại diện Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục đàm phán mở lại đường bay đến châu Âu, Australia. Theo đó, trong điều kiện kiều bào ta ở châu Âu và Australia rất mong muốn có chuyến bay thẳng để về Việt Nam ăn Tết, trong khuôn khổ kế hoạch giai đoạn 2 đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép tiếp tục đàm phán với các đối tác để triển khai ngay kế hoạch chở khách vào Việt Nam từ các thị trường đã báo cáo là Pháp, Đức, Nga và Australia với tần suất 7 chuyến/tuần đối với mỗi thị trường.
Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải không hạn chế việc vận chuyển khách nối chuyến trên các chuyến bay trong giai đoạn thí điểm. Theo Cục Hàng không Việt Nam, công văn do Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đều không yêu cầu hạn chế việc chở khách nối chuyến.
Được biết, các hãng hàng không Việt Nam cũng kiến nghị ủng hộ cho thực hiện hoạt động này vì sẽ có thêm cơ hội hợp tác với các hãng hàng không khác để tiếp nhận khách từ nhiều nơi, đặc biệt là người Việt Nam trên toàn thế giới có nhu cầu về nước.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Theo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo, hôm nay (26/6) giá xăng có thể tăng 330 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 520 đồng/lít, dầu hỏa tăng 460 đồng/lít.
Theo ghi nhận từ MXV, phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà lao dốc mạnh trên thị trường năng lượng, khi cả 5 mặt hàng chủ chốt trong nhóm đều giảm sâu trước bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông gần như đã được xóa bỏ.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 96.000 đồng/kg.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư mới của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực, quy định mức giảm giá tối đa trong các chương trình khuyến mại là 50% so với giá bán trước thời điểm áp dụng.
Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng chứng kiến lực mua mạnh mẽ trên cả 5 mặt hàng trong nhóm trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Israel và Iran bao trùm thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?