Cụ thể, theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian vừa qua trên các website qua đường link:

https://vinmart.co/pediababy-kid-mau-moi-pediasure-cho-be-tu-1-tuoi-giup-an-ngon-tang-cuong-suc-de-khang-l659767091.html

https://thefaceholic.com/amp/siro-yen-sao-sua-non-nhap-khau-han-quoc-tang-kha-nang-hap-thu-kich-thich-be-an-ngon-hop-4-vi-x-5-ong-200ml-hop-l659768494.html, quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngủ ngon Yến sào sữa non vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Tới thời điểm hiện tại, sản phẩm này vẫn được rao bán trên website https://vinmart.co/pediababy-kid-mau-moi-pediasure-cho-be-tu-1-tuoi-giup-an-ngon-tang-cuong-suc-de-khang-l659767091.html với những lời quảng cáo như sau: "hỗ trợ ăn ngủ ngon, giảm mệt mỏi do kém ăn, thiếu ngủ; giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ; tăng miễn dịch tế bào, tăng tiết kháng thể; tăng sức đề kháng cho cơ thể", giá bán 180.000 đồng một sản phẩm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngủ ngon Yến sào sữa non do Công ty TNHH Thương mại và Thảo dược Thùy Anh (Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà HM Towm, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 05, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngủ ngon Yến sào sữa non tại các trang mạng xã hội tại các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngủ ngon Yến sào sữa non do Công ty TNHH Thương mại và Thảo dược Thùy Anh.
Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngủ ngon Yến sào sữa non do Công ty TNHH Thương mại và Thảo dược Thùy Anh vẫn tiếp tục được rao bán và quảng cáo gây hiểu lầm công dụng của sản phẩm. Ảnh chụp màn hình

Trả lời báo chí ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Trước tình hình thị trường thực phẩm chức năng nhiều biến tướng như hiện nay, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác hậu kiểm, tăng cường sự hướng dẫn sử dụng của các cơ quan chuyên môn. Các cơ sở kinh doanh, thực phẩm chức năng vì sự phát triển bền vững của chính mình, cần đảm bảo các quyền của người tiêu dùng theo quy định, hỗ trợ, hướng dẫn người tiêu dùng.

"Thực tế hiện nay nhiều người dân khi thấy quảng cáo thực phẩm chức năng chữa "bách bệnh" nhưng không được tư vấn, hướng dẫn mà đã sử dụng dẫn đến "tiền mất tật mang". Nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về thực phẩm chức năng, thiếu tư vấn, hướng dẫn. Do vậy người dân chỉ nên mua những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh mua phải hàng giả cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khi sử dụng. Thông tin cho cơ quan nhà nước có liên quan khi phát hiện thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn, có khả năng gây nguy hiểm tính mạng", ông Hùng nhấn mạnh.

Luật Quảng cáo quy định tổ chức có hành quảng cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:

"Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP."

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy biên nhận đăng ký bản công bô sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xoá quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo sai sự thật.

- Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quảng cáo sai sự thật.