Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons luôn nằm trong top những “ông lớn” trong ngành thầu xây dựng. Coteccons đứng vị trí 81 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Coteccons là doanh nghiệp gì? Chủ tịch Coteccons là ai? Tình hình kinh doanh của Coteccons sau "nội chiến" ra sao?
Coteccons là doanh nghiệp gì?
Coteccons là doanh nghiệp gì?
Công ty Cổ Phần Xây dựng Coteccons hay còn được gọi tắt là Coteccons là một trong những công ty xây dựng uy tín trên thị trường Việt Nam.
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD; Tên tiếng Anh Coteccons Construction Joint Stock Company) tiền thân là Bộ phận Khối Xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng-Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng. Ngày 24/08/2004, công ty chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hoá với vốn điều lệ ban đầu là 15,2 tỷ đồng. Cổ phiếu Coteccons chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ngày 09/12/2009 đã mở ra một trang mới trong lịch sử hoạt động của Coteccons.
Năm 2012, Công ty mở rộng địa bàn hoạt động, thi công công trình nước ngoài (Lào), bước đầu chinh phục thị trường tại khu vực Đông Dương. Năm 2015, để tạo đà cho chiến lược mua bán sáp nhập, Công ty phát hành 3.604.530 cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ số lượng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Uy Nam (Unicons), tăng tỉ lệ lệ sở hữu của Coteccons tại Unicons là 100%.
Địa chỉ trụ sở chính tại tòa nhà Coteccons, 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 028-35142255/35142266.
Lĩnh vực hoạt động chính Coteccons
Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu đô thị công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế kiến trúc công trình dân dựng và công nghiệp, thiết kế ngoại thất công trình, thiết kế cấp nhiệt, thông hơi, thông gió, điều hòa không khí, công trình dân dụng và công nghiệp, thiết kế phần cơ điện công trình, thiết kế công trình dân dựng – công nghiệp, thiết kế xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Lĩnh vực hoạt động chính Coteccons là xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu đô thị công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi.
Xây dựng công trình cấp thoát nước, xử lý môi trường.
kinh doanh, môi giới, tư vấn bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu.
Lắp đặt hệ thống cơ – điện – lạnh.
Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu: sắt, thép, kết cấu xây dựng, vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, vật tư – máy móc – thiết bị – phụ tùng thay thế, dây chuyền công nghệ ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng.
Chủ tịch Coteccons là ai?
Ông Bolat Duisenov hiện đang là tân Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons.
Ông Bolat Duisenov (sinh ngày 30/4/1981 tại Kazakhstan), tốt nghiệp Thạc sĩ Luật của Trường Đại học Luật Kazakh Humanitarian, Almaty Kazakhstan. Tính đến hiện tại, ông đã có khoảng 18 năm kinh nghiệm ở mảng đầu tư và 12 năm làm việc tại Việt Nam.
Ông Bolat Duisenov hiện đang là tân Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons.
Ý nghĩa Logo Coteccons
Biểu tượng chính trong logo Conteccons chính là hình elip đang chuyển động quanh trục chữ C với ý nghĩa về sự vận động, phát triển không ngừng, liên tục của thương hiệu. Điểm nhấn tiếp theo trong logo Coteccons đó chính là phần chữ tên thương hiệu được thể hiện ở hai chữ C màu đỏ nổi bật. Điều này giúp cho người nhìn một lần nữa dễ ghi nhớ biểu tượng của doanh nghiệp.
Logo Coteccons sử dụng 3 gam màu chủ đạo là đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Màu đỏ trong thiết kế logo Coteccons không chỉ có tác dụng làm nổi bật thiết kế, màu đỏ còn tượng trưng cho màu của nhiệt huyết, sự nhiệt tình góp phần đem đến thành công của thương hiệu.
Màu xanh dương thường được dùng trong các thiết kế logo bởi nó là gam màu trung tính. Trong logo Coteccons, màu xanh dượng tạo cảm nhận về sự uy tín, độ tin cậy và tính đảm bảo – đây là những yếu tố vô cùng cần thiết trong lĩnh vực xây dựng của thương hiệu.
Màu xanh lá cây nhẹ nhàng tạo cho thiết kế logo Coteccons một ấn tượng mát mắt dễ chịu, nhấn mạnh đến sự thân thiện của các công trình mà đơn vị thực hiện.
Các công ty con của Coteccons
Một trong các lợi thế cạnh tranh của Coteccons khi tham gia vào các siêu dự án chính là năng lực các công ty thành viên của Coteccons. Các công ty con chính là nguồn hỗ trợ đắc lực giúp Coteccons gặt hái được nhiều thành công và luôn đứng trong đội ngũ những nhà thầu xây dựng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Ricons
Ricons là công ty xây dựng đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các nhà thầu xây dựng uy tín năm 2020. Ricons được thành lập từ năm 2004 với hoạt động chính là đầu tư phát triển các dự án bất động sản. Năm 2008, Ricons mở rộng sang lĩnh vực xây lắp với hàng loạt các dự án từ thiết kế đến quản lý thi công trong nhiều loại hình gồm: khách sạn, khu nghỉ dưỡng, chung cư và nhà xưởng công nghiệp có quy mô lớn.
Những năm gần đây, Ricons liên tục cải tiến hệ thống quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xây lắp. Đồng thời Ricons còn nghiên cứu tái khởi động lại hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và môi giới bất động sản. Điều này không những mang lại nguồn thu mới cho Ricons mà còn tạo nên lợi thế lớn cho Coteccons khi tham gia đấu thầu hoặc triển khai các dự án D&B.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons
Unicons là công ty con đầu tiên của Coteccons. Cũng như công ty Ricons, Unicons là cũng hoạt động trong mảng xây dựng.
Năm 2016, sau nhiều lần tăng tỷ lệ sở hữu, Coteccons chính thức mua lại đủ 100% vốn điều lệ của Unicons. Sau hơn 10 năm hoạt động Unicons đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, luôn nằm trong Top các công ty xây dựng tư nhân lớn và uy tín nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%. Unicons chính là đội quân chủ lực của Coteccons tham gia trên khắp các công trường, từ Bắc vào Nam với các công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Coteccons cùng với Unicons và Ricons đã cung cấp một dịch vụ khép kín từ khâu thiết kế, thi công cho đến việc tư vấn bán hàng cho các chủ đầu tư. Đây được xem là một lợi thế lớn của coteccons mà khó một nhà thầu nào trong nước có thể so sánh kịp.
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng FCC
FCC thành lập năm 2014 với lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng hạ tầng, xây dựng đường bộ, công trình dân dụng, công nghiệp, công trình công ích. Từ năm 2014, FCC đã bắt đầu triển khai dự án đầu tư xây dựng BOT đường tránh Phủ Lý, TP.Hà Nam với giá trị hợp đồng hơn 2.000 tỷ đồng. Dự án đã được triển khai vượt tiến độ, đưa vào hoạt động và thực hiện thu phí từ tháng 11/2016. Đây được xem là dự án đã khẳng định năng lực của Coteccons nói riêng và FCC nói chung trong lĩnh vực hạ tầng.
Hiện tại, FCC vẫn đang tích cực tìm kiếm, nghiên cứu và phát triển thêm nhiều những dự án hạ tầng trọng điểm trong thời gian sắp tới, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của cả tập đoàn.
Tình hình kinh doanh của Coteccons sau "nội chiến" ra sao?
Năm 2012, Coteccons nhen nhóm sự xuất hiện đầu tiên của nhóm cổ đông ngoại Kusto Group (nắm 25%). Khi bất động sản khó khăn do khủng hoảng tài chính, sức ép lớn buộc Coteccons quyết định nhận đầu tư để đổi mới mô hình kinh doanh. Việc bán cổ phần cho Kusto Group, thu tiền về giúp doanh nghiệp bứt phá một vài năm sau, nhưng cũng từ đó những bất đồng nội bộ manh nha.
Kusto Group là một tập đoàn tư nhân quốc tế đa ngành có trụ sở tại Singapore với các lãnh đạo chủ chốt đều đến từ Đông Âu, các đối tác của Kusto cũng là các nhân vật quyền lực trong giới kinh doanh.
Coteccons sau "nội chiến" ra sao?
Đến năm 2018 tỉ lệ cổ phiếu nắm giữ của nhóm này mở rộng lên hơn 36% và từ đây quan hệ đối tác dần chuyển sang đối đầu, mâu thuẫn giữa nhóm cổ đông ngoại mà đại diện là Kusto và nhóm cổ đông nội mà đại diện là ông Lê Bá Dương xảy ra khi không tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Từ đó, liên tiếp những cuộc “vạch mặt” doanh nghiệp được diễn ra, cả hai phe cùng đấu qua lại khi công khai những thông tin tiêu cực về đối phương.
Nhóm cổ đông của Kusto cho rằng có nhiều lợi ích đáng ra thuộc về Coteccons đang bị mất vào tay nhóm công ty tuy trên danh nghĩa nằm trong Coteccons Group - nhưng thực chất là những công ty có cổ phần của một số người trong ban lãnh đạo thời điểm đó của Coteccons.
Giữa bối cảnh Covid-19, phía Kosto gửi công văn triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, trong đó nhấn mạnh “Các hành vi quản trị, quản lý và điều hành liên quan tới xung đột lợi ích của đội ngũ lãnh đạo Coteccons giữa các công ty trong Coteccons Group đã gây thiệt hại cho khoản đầu tư của chúng tôi khi giá cổ phiếu giảm đáng kể và quyền cổ đông của chúng tôi bị vi phạm nghiêm trọng.”
Trong khi đó, Ban lãnh đạo của Coteccons cũng phản pháo cho rằng những cáo buộc vô căn cứ trong thông cáo báo chí của Kusto đã và đang gây tác động tiêu cực đến các cổ đông khác, ảnh hưởng nghiệm trọng đến giá cổ phiếu CTD và hoạt động sản xuất kinh doanh công ty.
Đặc biệt, Coteccons cho biết Ricons, Unicons hay bất cứ đơn vị nào khác cũng chỉ là một trong số rất nhiều nhà thầu phụ của Coteccons và không có sự xung đột lợi ích với Conteccons như cáo buộc của Kusto.
Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào vào quý III/2020 với kết cục có phần cay đắng là ông Nguyễn Bá Dương chấp nhận rút khỏi HĐQT Coteccons và bán bớt cổ phần, không còn là cổ đông lớn tại doanh nghiệp.
Từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng, có những năm lãi đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên chịu tác động bởi tái cấu trúc, thay đổi cơ cấu nhân sự khiến lợi nhuận của Conteccons lao dốc không phanh.
Bên cạnh đó, những hệ luỵ do dịch bệnh kéo dài cũng ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2019, lợi nhuận Coteccons “bốc hơi” một nửa, thu về vỏn vẹn 710 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Các năm tiếp theo, báo cáo tài chính của công ty tiếp tục công bố thông tin với những bước trượt dài của doanh nghiệp, năm 2020 lãi 334 tỷ đồng, năm 2021 lãi 24 tỷ đồng và tới năm 2022 xuống mức “đáy” 20,7 tỷ đồng.
Đến quý I/2023, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng tích cực đạt 3.129 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do giá vốn hàng bán ở mức cao cùng nhiều loại chi phí nối đuôi tăng mạnh khiến lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng bị bào mòn, giảm 24% xuống còn 22 tỷ đồng.
Với mục tiêu giải quyết các nhu cầu cá nhân, ông Vũ dự định bán toàn bộ 1,436 triệu cổ phiếu PDR mà ông đang nắm giữ, tương đương 0,16% vốn điều lệ của Phát Đạt.
Công ty cổ phần Chương Dương vừa bị xử phạt hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng do các vi phạm: Công bố thông tin sai lệch, không công bố thông tin phải công bố và không bảo đảm thành viên Ủy ban kiểm toán đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện…
CTCP City Auto (HoSE: mã chứng khoán CTF) thông báo đã sở hữu 99% vốn điều lệ CTCP VW Tân Thuận kể từ ngày 31/12/2024, qua đó đưa VW Tân Thuận trở thành công ty con.
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024. Đồng thời lên kế hoạch HĐQT đề xuất phát hành gần 12 triệu trái phiếu chuyển đổi, ước tính giá trị gần 1.200 tỷ đồng.
FLC Faros vừa thông báo đơn từ nhiệm của ông Trịnh Quốc Thi thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc từ 2/1/2025. Bên cạnh đó, FLC Faros dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 2 ngày 16/1/2025 để bầu bổ sung 5 thành viên HĐQT và 2 thành viên Ban Kiểm soát.
HAGL Agrico đã thanh toán toàn bộ khoản nợ và không còn phát sinh công nợ với Hoàng Anh Gia Lai. Sau khi hết nợ, công ty sẽ nhận về hơn 32.500 ha đất cây trồng công nghiệp.
Công ty Đầu tư và Thương mại TNG đã có hành vi bổ nhiệm Tổng giám đốc Nguyễn Đức Mạnh có quan hệ gia đình với người quản lý doanh nghiệp là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời, chưa đảm bảo điều kiện theo quy định.
Trong thông báo mới nhất, CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (mã: PXI) đã công bố quyết định của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã chứng khoán VNM) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc ngừng liên doanh tại Philippines theo giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 3/2/2021.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT vừa có báo cáo về tình hình thanh toán gốc lãi lô trái phiếu do BIDV là trái chủ.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố nghị quyết HĐQT số 28/2024/NQ-HĐQT-VINGROUP phê duyệt việc sử dụng tài sản của tập đoàn để bảo lãnh các nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP Vinhomes (HoSE: VHM).
HĐQT Nam Long quyết định không tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 theo dự kiến. Bên cạnh đó, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: mã chứng khoán STK) vừa ra thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu nhằm trả cổ tức. STK sẽ phát hành gần 14,5 triệu cổ phiếu mới, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, đem lại tổng giá trị phát hành 144,9 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo về kết quả chào mua công khai cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco, Mã chứng khoán SBB, sàn UPCoM).
Vietnam Airlines ước đạt doanh thu hợp nhất 114.741 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, hãng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử và đánh dấu sự chấm dứt của 4 năm thua lỗ liên tiếp.
Nghị định số 167/2024/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về: Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước.
Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn với giá trị tối đa tính theo mệnh giá là 7.000 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?