Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng diện tích tầng 1 khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, vận hành từ năm 2007.
UBND TP Hà Nội ban hành kết luận thanh tra về về công tác quản lý, sử dụng diện tích tầng 1 khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội quản lý, vận hành đã có hành vi cho thuê sai mục đích làm thất thu ngân sách hàng tỷ đồng.
Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh (khu nhà công nhân) là nhà ở xã hội (NƠXH) được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố và là dự án thí điểm thuộc sở hữu Nhà nước phục vụ nhu cầu về nhà ở cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long và các khu công nghiệp lân cận.
Quỹ nhà công nhân có 28 đơn nguyên, gồm 24 đơn nguyên thấp tầng (5 tầng) và 4 đơn nguyên cao tầng (15 tầng). Tổng diện tích tầng 1 được giao quản lý và cho thuê là hơn 16 ngàn m2.
Từ năm 2010 đến 2019, Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội đã ký 64 hợp đồng cho thuê tầng 1, trong đó 8 điểm ký hợp đồng thuê theo quyết định của UBND thành phố và 56 điểm Công ty tự ký hợp đồng.
Đối với 56 điểm (hơn 10 ngàn m2) Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội đã tự ký hợp đồng cho thuê nhà, tự chuyển đổi công năng theo thiết kế là nhà để xe, phòng kỹ thuật điện, nước, sảnh chính để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng làm kinh doanh dịch vụ với thời hạn thuê là 3 năm, giá 33,000 đồng/m2/tháng (bao gồm VAT).
Sau khi được ký hợp đồng và nhận diện tích, các tổ chức, cá nhân bên thuê đã tự cải tạo, xây tường ngăn chia thành nhiều diện tích nhỏ để kinh doanh hoặc cho thuê lại; lấn chiếm đất công cộng (hạ tầng kỹ thuật ngoài diện tích nhà cho thuê) nằm trong khuôn viên khu nhà công nhân, Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội không đề nghị UBND xã Kim Chung, UBND huyện Đông Ạnh kịp thời xử lý theo quy định.
Khi hết hợp đồng, Công ty không báo cáo UBND thành phố cho tổ chức đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ mà tiếp tục ký cho thuê theo giá cũ đến năm 2019.
Bên cạnh đó, có 6 đơn vị sử dụng các phần diện tích theo thiết kế tại tầng 1 là sảnh chính, phòng để xe đạp, phòng bảo vệ, phòng chờ, hành lang, phòng bưu điện, thư báo, .... bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và xuất khẩu lao động Hoàng Long; Công ty TNHH Canon Việt Nam; Công ty cổ phần Nhân lực, Thương Mại và Dịch vụ TVC; Công ty cổ phần Đầu tư và Quan hệ quốc tế GLC Group; Trung tâm giáo dục và định hướng MBK; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thương mại hợp tác nhân lực quốc tế Việt Nam (Vinaincomex) sử dụng 12 điểm sai mục đích để làm phòng ăn, phòng họp, kho chứa đồ, tổ chức sự kiện, phòng làm việc…; Các điểm này cũng không có hợp đồng cho thuê là không đúng công năng, Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội không cung cấp được hợp đồng thuê.
Tính đến tháng 09/2022 có 25/56 điểm, bên thuê đã trả lại diện tích, còn 31 điểm đơn vị thuê chưa trả lại. UBND thành phố đã ban hành 31 quyết định thu hồi và đã có 3 điểm, bên thuê đã bàn giao lại cho Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội; còn 28 điểm, bên thuê không bàn giao theo thời gian quy định tại quyết định thu hồi.
Sở Xây dựng đã tham mưu UBND thành phố ban hành 28 quyết định cưỡng chế thu hồi 28 điểm, giao UBND huyện Đông Anh thực hiện cưỡng chế thu hồi. Sau khi có quyết định cưỡng chế thu hồi, có 8/28 điểm bên thuê đã bàn giao lại nhà. Đến nay còn 20/28 điểm, UBND huyện Đông Anh chưa tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi.
Theo kết luận thanh tra, từ năm 2017– 30/04/2024, Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội không có biện pháp thu hồi số tiền nợ trong thời hạn hợp đồng (2 điểm) là hơn 290 triệu đồng; không có biện pháp thu hồi lại diện tích đã cho thuê, vẫn để bên thuê sử dụng (không có hợp đồng thuê) dẫn đến việc nợ phát sinh ngoài hợp đồng thuê số tiền tạm tính gần 8.3 tỷ đồng (27 điểm). Tổng số tiền tạm tính không có khả năng thu hồi hơn 8.5 tỷ đồng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý tài sản công, không kiểm tra, không có biện pháp xử lý ngăn chặn để các tổ chức, cá nhân thuê diện tích tầng 1.
“Để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc về Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội; Giám đốc Xí nghiệp quản lý và Phát triển nhà ở xã hội và cán bộ được giao quản lý quỹ nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh (giai đoạn 2010 đến nay)” kết luận thanh tra nêu rõ.
Thanh tra đã chuyển hồ sơ về hành vi nêu trên đến Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố hồi tháng 08/2024.
Về xử lý hành chính, Thanh tra thành phố kiến nghị UBND thành phố giao Sở Xây dựng tham mưu gia hạn quyết định cưỡng chế thu hồi đối với 20/28 điểm chưa bàn giao lại diện tích tầng 1 khu nhà ở công nhân xã Kim Chung; kiểm tra việc Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội để 6 đơn vị sử dụng 12 điểm, không có hợp đồng thuê, báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, xử lý theo quy định.
Sau khi UBND thành phố có quyết định gia hạn thời hạn cưỡng chế, UBND huyện Đông Anh khẩn trương tổ chức cưỡng chế thu hồi diện tích tầng 1 theo quy định. Trường hợp không tổ chức cưỡng chế được, UBND huyện Đông Anh thiết lập hồ sơ đối với các đơn vị, cá nhân thuê về tội cố ý chiếm giữ tài sản trái phép. Đồng thời, kiểm tra, giải tỏa, xử lý các vi phạm theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.
Về xử lý cán bộ, Thanh tra thành phố đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Chủ tịch Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân cTrên cơ sở thông tin về các hành vi vi phạm của Công ty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nêu trên do Thanh tra Thành phố chuyển, Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố điều tra, xem xét, xử lý theo quy định.ó liên quan.
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk ( Eximbank Đắk Lắk) vi phạm quy định cấp tín dụng.
Ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT EIB nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc của Eximbank
Theo CTCP Quốc tế Hoàng Gia - Ông chủ casino Royal Hạ Long cho biết phải gánh hơn 14 tỷ đồng chi phí khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tiếp tục báo số âm 9 tỷ đồng trong quý I/2025, đánh dấu quý thua lỗ thứ 22 liên tiếp.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, cổ đông CTCP Đầu tư Vua Nệm - công ty mẹ của CTCP Vua Nệm đã thông qua kế hoạch thành công ty đại chúng. Sau khi đã có lãi trở lại và đạt lợi nhuận 10 tỷ đồng trong năm ngoái, doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi và đạt 20 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: mã chứng khoán HBC) công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Đáng chú ý, HBC mới chỉ thực hiện được 7% kế hoạch doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) chia cổ tức với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt hơn 423 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong kỳ cũng giảm tương ứng 26%, còn gần 435 tỷ đồng.
Theo thông tin vừa công bố của CTCP Chứng khoán OCBS, HĐQT vừa có quyết định bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Triều kể từ ngày 5/5. Bà Nguyễn Thị Triều là Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2024.
Theo Reuters, Ford dự kiến sẽ chịu tổng thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD trong lợi nhuận hoạt động năm 2025 do hàng loạt biện pháp thuế quan được Tổng thống Donald Trump áp dụng từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 vừa qua.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong tháng 4.2025, cả nước có hơn 15,2 nghìn DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 133,6 nghìn tỉ đồng và số người lao động đăng ký là 127,6 nghìn.
Chi cục Thuế khu vực XVI (tỉnh Bình Dương) công khai danh sách 95 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Những cái tên như: Bất động sản Hà An, Nam Kim, Thuận An, Eurowindow, Đậu phộng Tân Tân,... lần lượt nằm trong danh sách nợ thuế tại tỉnh Bình Dương.
Tập đoàn dự kiến phát hành thêm 1,28 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2024, trong đó nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long nhận về 35% số lượng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Taseco Land có tổng số cổ phiếu lưu hành là 311,85 triệu đơn vị. Ước tính theo giá thị trường ngày 5/5, khoảng 24.000 đồng mỗi cổ phiếu, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp vào khoảng 7.484 tỷ đồng
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC), đã mua thành công 23 triệu cp HQC, trong bối cảnh HQC kết thúc quý I/2025 với lãi sau thuế đạt 5,16 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua Novaland vẫn mạnh tay chi hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp khác, bất chấp tình trạng chậm trả nợ trái phiếu đang diễn ra.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2025, Vietjet ghi nhận doanh thu hàng không đạt 17.920 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao. Kết thúc quý I/2025, PVOIL chỉ ghi nhận lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, sụt giảm đến 88% so với quý I/2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?