Cổ phiếu CRE bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024 theo Quyết định số 146/QĐ-SGDHCM ngày 3/4/2024. Trước đó, Cen Land chậm thanh toán gần 26 tỷ đồng khoản lãi của lô trái phiếu CRE202001 sẽ đáo hạn ngày 31/1/2025. Đồng thời, Cen Land cũng góp mặt trong danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM HoSE quyết định đưa cổ phiếu SMC, APH, SVD, TDC, CRE, PSH vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
Theo đó, cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cenland) nằm trong danh sách này.
Thông tin trên HoSE cho biết, cổ phiếu CRE bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024 theo Quyết định số 146/QĐ-SGDHCM ngày 3/4/2024.
Nguyên nhân khiến cổ phiếu CRE nằm trong diện cảnh báo bởi do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.
Cụ thể, ý kiến kiểm toán ngoại trừ tại Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán nêu rõ tại Báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty trình bày việc chủ đầu tư của dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ chưa nộp đầy đủ tiền sử dụng đất tính cho giai đoạn 3 của dự án vì vậy tiến độ thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với dự án này có thể chậm hơn dự kiến. Kiểm toán cho biết, không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề này đến Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty.
Ngoài ra, kiểm toán nêu trong báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty trình bày vấn đề Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành chưa nộp đủ tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền chậm nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Kiểm toán cho biết, không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đến khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành và các khoản công nợ có liên quan. Do đó, kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các chỉ tiêu có liên quan trên Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty hay không.
Giải trình về vấn đề kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ, Cenland cho rằng, đối với giai đoạn 3 của dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, hiện chủ đầu tư đã nộp được 758,7 tỷ đồng tiền sử dụng đất, số còn nợ là 668,1 tỷ đồng. Do số tiền sử dụng đất quá lớn cộng thêm bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc bán hàng bị ảnh hưởng nên nguồn thu theo dự kiến để nộp tiền sử dụng đất chưa được như thế hoạch. Theo thông cáo báo chí ngày 27/3/2024 của chủ đầu tư, hiện chủ đầu tư đang tích cực xử lý, huy động các nguồn khác để đảm bảo dòng tiền nộp tiền sử dụng đất phần còn lại của giai đoạn 3. Chủ đầu tư sẽ nỗ lực chủ động các nguồn lực để đến ngày 31/5/2024 hoàn thành việc nộp số tiền sử dụng đất giai đoạn 3 của dự án.
Đối với việc nợ thuế của Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành gây ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán về việc xác định khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành và các khoản công nợ có liên quan, Cenland cho biết, đã làm việc với chủ đầu tư để đề xuất nộp thuế, phía chủ đầu tư có thông tin khoản thuế chậm nộp chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, tổng các khoản nợ thuế và chậm nộp ước khoảng 70 tỷ đồng, tuy nhiên tiền thuế giá trị gia tăng chủ đầu tư đang còn được khấu trừ tới hiện tại khoảng hơn 40 tỷ đồng. Đây chỉ là khó khăn tài chính tạm thời của Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, và chủ đầu tư cũng cam kết sẽ nỗ lực hết sức để nộp dần khoản nợ thuế nêu trên.
Cũng theo báo cáo tài chính kiểm toán, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty mẹ của CRE năm 2023 đạt 8,1 tỷ đồng, giảm 95,68% so với thực hiện của năm 2022.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại Báo cáo tài chính hợp nhất ghi nhận hơn 2 tỷ đồng, giảm 98,9% so với thực hiện năm 2022. Con số này chênh lệch 0,47 tỷ đông so với báo cáo tự lập.
Cenland lý giải, năm 2023 thị trường bất động sản đối mặt với rất nhiều khó khăn và các yếu tố không thuận lợi như việc các ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay đối với các giao dịch bất động sản, các kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư… dẫn đến doanh thu thuần và lợi nhuận đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính sau kiểm toán của CRE giảm so với báo cáo công ty tự lập nguyên nhân do công ty con hạch toán bổ sung chi phí quản lý vận hành dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo hợp nhất giảm đi 0,47 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh, năm 2023, Cenland đạt lợi nhuận sau thuế 2,06 tỷ đồng, giảm 192 tỷ đồng so với năm trước (-98,94%) và giảm 18,5% so với số liệu trước kiểm toán.
Về cơ cấu doanh thu, mảng môi giới bất động sản đạt 327,9 tỷ đồng và mảng chuyển nhượng bất động sản đạt 582,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 76,6% svck và 72,6% svck.
Tại thời điểm ngày 31/12/2023, quy mô tài sản của Cen Land là 7.101,3 tỷ đồng, giảm hơn 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn là 5.861 tỷ đồng, chiếm 82,5% tổng tài sản, phần lớn là các khoản ký quỹ, ký cược, hợp tác kinh doanh. Hiện tại, công ty đã phải trích lập 96,2 tỷ đồng nợ khó đòi đối với khoản phải thu tại Công ty Lê Phong – Dự án Thuận Giao (47 tỷ đồng), Địa Ốc Gia Phú (5,4 tỷ đồng),…
Hàng tồn kho ở thời điểm cuối năm 2023 là 556,1 tỷ đồng (chiếm 7,8% tổng tài sản), Cen Land đang đồng loại triển khai nhiều như án, lớn nhất là khoản đầu tư 236,1 tỷ đồng vào dự án Đại Lải Paradise, tiếp đến là HUB Mê Linh 90,1 tỷ đồng, các dự án còn lại mới đầu tư số tiền khá nhỏ.
Số tài sản trên được cấu thành từ 5.620,5 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 1.123 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó, nợ vay là 787,2 tỷ đồng.
Được biết, tháng 1/2024, Cen Land chậm thanh toán gần 26 tỷ đồng khoản lãi của lô trái phiếu CRE202001 sẽ đáo hạn ngày 31/1/2025, mệnh giá 450 tỷ đồng, còn lại đang lưu hành khoảng 353,5 tỷ đồng.
Đến tháng 2/2024 Cen Land cũng góp mặt trong danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên do BHXH TP Hà Nội công bố, tính đến hết 29/2/2024. Cụ thể, công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng, tương ứng hơn 1,04 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
Quý 1/2025, GELEX Electric ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 215% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp chủ lực của CADIVI và chiến lược phát triển bền vững.
CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: mã chứng khoán SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM :HoSE) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới ngày 15/5.
Theo hợp đồng công bố ngày 21/03, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HoSE: MBB) là tổ chức tín dụng đầu mối thu xếp vốn cho giai đoạn 1 và 2 của dự án điện phân nhôm Đắk Nông, với tổng vốn thu xếp 12.500 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Vingroup từng bị nhà đầu tư không mấy mặn mà, nhưng sau loạt thông tin tích cực từ các dự án, kế hoạch kinh doanh liên quan đến tập đoàn xuất hiện dồn dập đã kéo sự chú ý trở lại. Ngày 24/3, vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm.
VNDirect quyết định thoái toàn bộ vốn đang sở hữu tại Goldsun Food - chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa liên tiếng về vụ việc hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 1,5 tỷ đồng/người vì hành vi thao túng giá cổ phiếu PDR...
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, với mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng.
Ngày 23/03/2025, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) công bố ngày 02/04/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023-2024. Cổ đông sở hữu cổ phiếu HSG sẽ nhận được 500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 5%.
Mới đây, HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) thông qua quyết định vay vốn tại Agribank và BIDV, tổng hạn mức vay tối đa 13.000 tỷ đồng, chủ yếu nhằm bổ sung vốn lưu động, đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?