Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, thuế quan dự kiến sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong năm 2025. Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí từ thuế nhập khẩu thường được doanh nghiệp Mỹ chuyển sang người tiêu dùng dưới nhiều hình thức, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Tuy nhiên, họ cũng nhận định mức tăng lạm phát này có thể chỉ mang tính tạm thời nếu thuế quan chỉ gây ra một đợt điều chỉnh giá duy nhất.
Nhận định của chủ tịch Fed
Trong buổi họp báo hôm thứ Tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhiều lần nhấn mạnh một thông điệp quen thuộc: thuế quan sẽ làm tăng giá tiêu dùng.
Chủ tịch Fed nhận định phần lớn nguyên nhân là do thuế quan. (Ảnh: CNBC)
Ngân hàng trung ương Mỹ cùng nhiều nhà kinh tế đã nâng dự báo lạm phát năm 2025 do tác động dự kiến từ cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump khởi xướng.
“Phần lớn nguyên nhân là do thuế quan,” ông Powell nói về mức dự báo lạm phát tăng của Fed. Ông cũng lưu ý: “Tôi cho rằng với làn sóng lạm phát từ thuế quan, tiến trình kiểm soát giá cả có thể bị chậm lại.”
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh lạm phát sau đại dịch đang dần hạ nhiệt nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu 2% mỗi năm mà Fed đề ra.
Thuế quan đơn giản là yếu tố gây ra lạm phát, bất kể Tổng thống Donald Trump nói gì với người dân.
Vì sao thuế quan làm tăng giá tiêu dùng
Thuế quan là một loại thuế đánh lên hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu có trụ sở tại Mỹ – chẳng hạn như các chuỗi bán lẻ quần áo hay siêu thị – phải trả khoản thuế này để hàng hóa được thông quan và đưa vào thị trường nội địa.
Thuế quan khiến giá cả tăng đối với người tiêu dùng theo nhiều cách. (Ảnh: Tim Cook/ New York Times)
Theo các chuyên gia kinh tế, thuế quan khiến giá cả tăng đối với người tiêu dùng theo một số cách.
Trước hết, thuế quan làm tăng chi phí cho doanh nghiệp Mỹ, và họ thường sẽ tăng giá bán tại cửa hàng để bù đắp chi phí, thay vì chấp nhận giảm lợi nhuận, theo ông Saunders.
Về bản chất, thuế quan là một chính sách kinh tế bảo hộ, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội địa khỏi cạnh tranh quốc tế bằng cách làm cho hàng hóa nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn.
Trong lý thuyết, người tiêu dùng có thể chuyển sang mua hàng hóa sản xuất tại Mỹ thay vì trả giá cao hơn cho hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, theo ông Saunders, điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả, bởi lẽ hàng hóa Mỹ vốn đã đắt hơn hàng nhập khẩu — nếu không thì ngay từ đầu người tiêu dùng đã chọn mua hàng nội địa rồi.
Vì vậy, bất kể lựa chọn mua sản phẩm nào, người tiêu dùng vẫn có thể phải trả giá cao hơn do tác động của thuế quan.
Ví dụ, theo phân tích tháng 2 của các chuyên gia kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, thuế quan áp lên Canada, Trung Quốc và Mexico có thể khiến mỗi hộ gia đình Mỹ phải trả thêm khoảng 1.200 USD mỗi năm. Phân tích này giả định mức thuế 25% với Canada và Mexico, cùng mức thuế bổ sung 10% với Trung Quốc.
Đáp lại câu hỏi từ CNBC về tác động lạm phát của thuế quan, người phát ngôn Nhà Trắng Kush Desai cho biết chính sách kinh tế của tổng thống, bao gồm cả thuế quan, sẽ giúp tạo ra việc làm mới.
Tác động gián tiếp của thuế quan
Tổng thống Trump đã áp đặt hàng loạt thuế quan kể từ khi nhậm chức vào tháng Một. Chính quyền Trump đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và nhiều sản phẩm từ Canada và Mexico — ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Lạm phát tiêu dùng toàn cầu có thể gia tăng trong thời gian tới do chính sách thuế quan thắt chặt. (Ảnh: Getty)
Đồng thời, chính phủ cũng áp mức thuế 25% lên thép và nhôm, và dự kiến sẽ áp thuế đối ứng lên tất cả các đối tác thương mại của Mỹ vào tháng Tư. Nhà Trắng cũng cho biết thuế lên đồng và gỗ sẽ sớm được ban hành.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã áp thuế lên khoảng 380 tỷ USD hàng nhập khẩu trong các năm 2018 và 2019, theo tổ chức Tax Foundation. Chính quyền Tổng thống Biden sau đó vẫn giữ nguyên hầu hết các mức thuế này.
Tuy nhiên, lần này quy mô còn rộng lớn hơn nhiều.
Theo Tax Foundation, các mức thuế mới đang ảnh hưởng đến hơn 1 nghìn tỷ USD hàng hóa, và con số đó có thể tăng lên 1,4 nghìn tỷ USD nếu các miễn trừ tạm thời đối với một số sản phẩm từ Canada và Mexico hết hiệu lực vào đầu tháng Tư.
Trong nhiệm kỳ đầu, đó phần lớn là một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Còn bây giờ là một cuộc chiến thương mại của Mỹ với tất cả mọi người.
Tác động gián tiếp đến người tiêu dùng
Các nhà kinh tế cho biết, thuế quan không chỉ tác động trực tiếp đến giá cả, mà còn gây ảnh hưởng gián tiếp đến người tiêu dùng Mỹ.
Thuế quan không chỉ tác động trực tiếp đến giá cả, mà còn gây ảnh hưởng gián tiếp đến người tiêu dùng. (Ảnh: Beijing Review)
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp Mỹ sử dụng nguyên vật liệu nằm trong diện bị đánh thuế để sản xuất hàng hóa. Ví dụ điển hình là thép: đây là nguyên liệu thiết yếu cho các hãng ô tô, công ty xây dựng, nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp và nhiều ngành công nghiệp khác.
Theo ước tính của công ty tư vấn Anderson Economic Group, thuế quan có thể khiến giá ô tô tăng thêm từ 4.000 USD đến 12.500 USD, tùy thuộc vào loại xe và các yếu tố khác.
Hiệp hội Xây dựng Nhà Quốc gia Mỹ (NAHB) ước tính thuế quan gần đây sẽ khiến giá xây dựng một ngôi nhà thông thường tăng thêm khoảng 9.200 USD.
Các nghiên cứu kinh tế cho thấy rằng, dù thuế quan có thể tạo thêm việc làm trong một số ngành được bảo hộ, nhưng rốt cuộc lại khiến tổng số việc làm tại Mỹ bị giảm, khi tính đến các yếu tố như biện pháp trả đũa từ các nước khác và chi phí sản xuất tăng trong các ngành khác.
Khi cố gắng bảo vệ một số ngành nhất định, thuế quan có thể vô tình khiến những ngành khác trở nên dễ tổn thương hơn.
“Nỗi đau” ngắn hạn với thị trường tiêu dùng?
Tổng thống Trump từng thừa nhận rằng chính sách thuế quan của chính quyền ông có thể gây ra “nỗi đau” trong ngắn hạn đối với người dân Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng mức độ bất định còn rất lớn, và lạm phát tăng do thuế quan có thể chỉ là tạm thời, chứ không nhất thiết khiến giá cả tăng liên tục về lâu dài.
Chính sách thuế quan của chính quyền Trump có thể gây ra “nỗi đau” trong ngắn hạn đối với người dân Mỹ. (Ảnh: Britanica)
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, cũng ám chỉ điều này trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNBC.
“Thuế quan chỉ là một hình thức điều chỉnh giá một lần,” ông Bessent nói. Ông cũng cho rằng chính quyền Trump “không được ghi nhận đúng mức” cho việc giá dầu và lãi suất thế chấp đã giảm.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng dự báo lạm phát năm 2025 thêm 0,3 điểm phần trăm, lên mức 2,8%, so với ước tính 2,5% vào tháng 12 năm ngoái. (Dự báo này dựa trên chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi – core PCE, là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, loại trừ các yếu tố biến động như thực phẩm và năng lượng.)
Tương tự, Goldman Sachs Research cũng dự báo core PCE sẽ “tăng tốc trở lại” lên mức 3% vào năm 2025, cao hơn khoảng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
“Rất khó để biết chuyện này sẽ diễn biến như thế nào,” Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận.
Chứng khoán châu Á giảm vào thứ Sáu, kết thúc tuần một cách ảm đạm trong bối cảnh lo ngại địa chính trị gia tăng và những bất an về các mức thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, khiến nhà đầu tư giảm khẩu vị rủi ro và đổ xô tìm đến vàng – tài sản trú ẩn an toàn – đẩy giá vàng duy trì gần mức cao kỷ lục.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.000 (từ mức trước đó là 25.450) vào giữa năm và 25.700 (từ 25.000) cuối năm 2025.
Ngân hàng BIDV đang rao bán khoản nợ gần 3.100 tỷ đồng của Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải – chủ đầu tư dự án sân golf Mê Linh. Tài sản đảm bảo gồm hàng trăm nghìn mét vuông đất, tàu biển và máy móc.
Mở cửa sáng nay ngày 26/3, giá vàng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện niêm yết lần lượt ở mức 96,5 – 98,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3 (theo giờ thế giới), chỉ số S&P 500 tăng 0,16%, đạt 5.776,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,46% đạt 18.271,86 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 4,18 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 42.587,5 điểm.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt 24.000 tỷ đồng, mức thanh khoản tích cực cho thấy dòng tiền đang vận động tốt trên thị trường. VN-Index tăng 1,6 điểm lên 1.331,92 điểm.
Theo thông tin từ Nikkei, Aeon Entertainment, một chi nhánh điều hành rạp chiếu phim tại Nhật Bản của tập đoàn Aeon sắp mở rộng sang thị trường Việt Nam.
Trong phiên đấu giá sắp tới, dự kiến diễn ra vào lúc 9h30 ngày 11/4/2025, Sacombank tiếp tục giảm giá thêm hơn 10 tỷ đồng khoản nợ liên quan 5.833 lượng vàng SJC, đưa giá khởi điểm xuống còn 317 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) do các vi phạm liên quan đến quy định về lưu trữ hồ sơ và báo cáo thông tin.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Đồng USD và giá vàng thường có một mối quan hệ nghịch đảo. Khi đồng USD suy yếu, giá vàng thường tăng lên và ngược lại. Điều này là do giá vàng được định giá bằng đồng USD, nên một đồng USD yếu hơn sẽ làm tăng giá trị vàng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngụ quận 5) và ông Phan Thành Tâm (ngụ quận 1, TP HCM), bị xử phạt 1,5 tỷ đồng/người về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Với diễn biến "quay xe" vào cuối tuần, những người mua vàng ở vùng 100 triệu đồng/lượng, nếu bán ra thời điểm này sẽ lỗ nặng 5-6 triệu đồng, bởi lẽ giá mua vào lúc này của các doanh nghiệp chỉ còn 94-95 triệu đồng/lượng.
Theo GFCI - ấn bản lần 37 (GFCI 37) vừa được tổ chức Z/Yen Partners (Anh) và Viện Phát triển Trung Quốc phát hành, TP HCM đứng thứ 98 trong 119 thành phố xếp hạng, tăng 7 bậc so với năm ngoái.
Giá vàng giao ngay đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại 3.051,99 USD/ounce vào hôm thứ Tư (giờ Mỹ), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu rằng lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên như dự kiến, nhưng Fed phát tín hiệu sẽ cắt giảm vào cuối năm nay. Cùng chiều giảm giá vàng thế giới, thị trường trong nước giá vàng ngày 21/3 đã bốc hơi gần 3 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư gánh lỗ từ 5-6 triệu đồng/lượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?