Chứng khoán Châu Á đồng loạt lao dốc, ngắt cơ chế giao dịch
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 7/4, nhiều chỉ số tại các thị trường lớn đã chạm mức thấp nhất nhiều năm.
Ngày 8/4, VN-Index vừa mở cửa đã 'bốc hơi' hơn 60 điểm, xuống còn 1.148 điểm, với hơn 400 mã giảm giá, trong đó có hơn 110 mã nằm sàn (chiếm hơn 25%) và chỉ có 25 mã tăng giá.
Tương tự, HNX-Index cũng giảm hơn 10 điểm ngay khi mở cửa phiên, còn 205 điểm với 124 mã giảm giá, bao gồm 23 mã giảm hết biên độ và chỉ có 21 mã tăng giá.
Đáng chú ý, rổ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN-30 giảm đến gần 70 điểm, còn 1.214 điểm, trong đó 29 mã giảm giá và chỉ có một mã duy nhất tăng giá (mã SAB của Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn) nhưng chỉ tăng nhẹ.
Tính đến 10h30, chỉ số VN-Index đã lao dốc hơn 75 điểm, về vùng 1.135 điểm, tương đương mức giảm ròng hơn 6,2% so với phiên liền trước. Tính chung 3 phiên đã qua, chỉ số chứng khoán lớn nhất của thị trường Việt Nam đã giảm gần 200 điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đang giảm gần 15 điểm (-6,8%) xuống vùng 202 điểm; chỉ số UPCoM-Index giảm gần 5 điểm (-5,5%), về vùng 86 điểm.
Hiện tại, cả 3 chỉ số chứng khoán của thị trường Việt Nam đều đã rơi xuống vùng thấp nhất kể từ đầu năm 2024.
Hiện VN-Index đang biến động trước mốc 1.150 điểm, giảm gần 60 điểm (-4,7%) so với tham chiếu. Theo các chuyên gia và công ty môi giới chứng khoán, vùng 1.160 điểm được xem là hỗ trợ dài hạn. Nếu thủng mốc này, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục trôi ra xa.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCoM-Index cũng không khá hơn là bao khi giảm lần lượt hơn 11 điểm (-5,1%) xuống 205 điểm và 3,2 điểm (-3,5%) xuống dưới 88 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn đã vượt 6.299 tỷ đồng tính đến 9h30, có phần hụt hơi so với phiên gần nhất nhưng vẫn là mức lớn trong giai đoạn gần đây. Diễn biến này cho thấy áp lực bán vẫn cao nhưng đã có tín hiệu hạ nhiệt nhẹ.
Sắc đỏ vẫn lấn át bảng điện tử. Toàn thị trường ghi nhận hơn 500 mã giảm, gồm 104 mã tăng. Phần còn lại là hơn 1.000 mã giữ tham chiếu và hơn 100 mã tăng, gồm vỏn vẹn 11 mã tăng trần.
Trong đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 29 mã tăng (gồm HPG, MWG, GVR và BCM giảm sàn) trong khi duy nhất SAB giữ được sắc xanh.
Tình trạng chứng khoán Việt Nam bị bán tháo xuất hiện sau lời tuyên bố đánh thuế đối ứng mạnh tay lên tới 46% đối với hàng Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hôm qua, thị trường tài chính toàn cầu đã lao dốc dữ dội. Một số thị trường như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản thậm chí phải kích hoạt cơ chế ngắt mạnh do thị trường giảm quá sâu.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ cũng không có chuyển biến tích cực, chỉ số S&P 500 và Dow Jones kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (7/4) trong sắc đỏ sau một phiên đầy biến động. Nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ giảm tốc và áp lực lạm phát gia tăng, giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục cứng rắn trong vấn đề thuế quan, đồng thời cảnh báo có thể áp thêm thuế đối với Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ đã liên tục chịu áp lực kể từ khi ông Trump công bố loạt thuế mới vào cuối ngày 2/4 vừa qua, áp dụng với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và tăng mạnh với một số đối tác thương mại lớn.
Khối lượng giao dịch cổ phiếu trên Phố Wall tiếp tục lập kỷ lục trong ngày 7/4, đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp đạt mức cao chưa từng có. Trong phiên, cả ba chỉ số chính của Mỹ đều có lúc chạm mức thấp nhất trong hơn một năm. Buổi sáng, thị trường từng có lúc bật tăng mạnh nhờ một thông tin liên quan đến thuế, nhưng sau đó lại quay đầu giảm khi tin tức này bị bác bỏ.
Chỉ số đo lường mức độ biến động của thị trường - CBOE Volatility Index (VIX), còn gọi là "thước đo nỗi sợ hãi" của Phố Wall - đã vượt mốc 60 điểm trong phiên, mức cao nhất kể từ tháng 8/2014. Dù hạ nhiệt về cuối phiên, VIX vẫn đóng cửa ở 46,98 điểm - mức cao nhất trong vòng 5 năm. Chỉ có hai giai đoạn trong hai thập kỷ qua mà chỉ số VIX kết thúc ngày ở mức trên 50: cuối năm 2008 và đầu năm 2009, trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; và đầu năm 2020, trong đợt bán tháo thị trường do đại dịch COVID-19.
Ông Rick Meckler, đối tác tại công ty đầu tư Cherry Lane Investments ở New Jersey, nhận định: “Vấn đề cốt lõi của thị trường là cách tiếp cận của chính quyền hiện nay trong xử lý mất cân bằng thương mại. Nhà đầu tư rõ ràng muốn chính phủ tạm dừng hoặc có cách tiếp cận khác”. Ông nói thêm: “Điều đáng nói là trong số rất nhiều người ủng hộ ông Trump trong giới đầu tư và doanh nghiệp, hầu như không ai đứng ra công khai ủng hộ chính sách thuế quan hiện tại”.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần này, chỉ số Dow Jones giảm 349,26 điểm (tương đương 0,91%) còn 37.965,60 điểm. S&P 500 giảm 11,83 điểm (0,23%) còn 5.062,25 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng nhẹ 15,48 điểm (0,10%) lên 15.603,26 điểm.
Trong hai phiên giao dịch đầu tiên sau khi ông Trump công bố thuế mới vào tuần trước, chỉ số S&P 500 đã giảm 10,5%, tương đương khoảng 5 nghìn tỷ USD vốn hóa bị “thổi bay” – đợt giảm mạnh nhất trong hai ngày kể từ tháng 3/2020.
Phiên cuối tuần trước, chỉ số Dow Jones đã chính thức rơi vào vùng điều chỉnh khi giảm hơn 10% so với mức đỉnh hồi tháng 12/2024. Cùng lúc, Nasdaq cũng bước vào thị trường giá xuống (bear market) tức giảm ít nhất 20% so với đỉnh.
Trong phiên giao dịch sáng 7/4, S&P 500 có thời điểm giảm tới 20% so với mức đỉnh lịch sử, rồi bất ngờ tăng hơn 3% sau khi xuất hiện thông tin rằng ông Trump đang cân nhắc tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày. Tuy nhiên, thông tin này nhanh chóng bị Nhà Trắng phủ nhận, khiến thị trường lại quay đầu giảm.
Ông Meckler cho rằng những biến động mạnh trong phiên đã khiến nhà đầu tư lo lắng. Ông nói: “Nhiều người sợ rằng nếu tình hình thay đổi, thị trường có thể bật tăng trở lại rất nhanh. Điều đó tạo ra trạng thái dao động liên tục - thị trường tăng thì bị bán tháo, còn khi giảm lại có người mua vào hoặc đóng trạng thái bán khống”.
Về diễn biến theo ngành, phiên 7/4, bất động sản là nhóm giảm mạnh nhất trong 11 nhóm ngành chính thuộc S&P , mất 2,4%. Dịch vụ truyền thông là nhóm tăng mạnh nhất, tăng 1%. Công nghệ cũng tăng 0,3%, là nhóm ngành duy nhất còn lại có sắc xanh.
Giá cổ phiếu Apple giảm 3,7% và Tesla giảm 2,6%, là những mã kéo S&P 500 giảm điểm nhiều nhất. Ngược lại, giá cổ phiếu Nvidia tăng hơn 3% và Amazon tăng 2,5%, là những mã góp phần nâng đỡ thị trường.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 7/4, nhiều chỉ số tại các thị trường lớn đã chạm mức thấp nhất nhiều năm.
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Giá vàng hôm nay trong nước ở vàng SJC bất ngờ giảm về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng theo đà giảm 300.000 đồng mỗi lượng.
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tiêu cực vào cuối tuần trước khi xung đột Israel - Iran leo thang.
Sở hữu 396 triệu cổ phiếu, cổ đông lớn nhất của VNDirect là Tập đoàn Đầu tư IPA sẽ thu về gần 200 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức năm 2024.
Tăng trưởng tín dụng toàn ngành 5 tháng cao gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng 10 ngày cuối tháng 5 đã tăng tới 0,93%.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 bổ sung quy định: Việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.
VN-Index tăng gần 8 điểm, lên 1.322,99 điểm. Khối ngoại quay lại mua ròng trên sàn HoSE với giá trị hơn 400 tỉ đồng.
Nam Long phát hành thành công lô trái phiếu 660 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm nhằm cơ cấu lại khoản nợ đáo hạn trong tháng 6/2025.
Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cảnh báo về những rủi ro mà các mức thuế nhập khẩu từ Mỹ có thể gây ra cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh trong báo cáo kinh tế tháng 6 công bố hôm thứ Tư rằng cần theo dõi sát tác động tiềm tàng của thuế quan đối với lợi nhuận doanh nghiệp.
Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: mã chứng khoán HAG) - ông Đoàn Nguyên Đức đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HAG, mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 24 theo hướng thị trường hóa có kiểm soát, từng bước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Cơ chế mới cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, đồng thời tăng cường kiểm soát để đảm bảo minh bạch, ổn định.
Sáng 11/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.316,23 điểm, tương ứng tăng 5,66 điểm (0,43%) so với hôm trước. HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,04%) xuống 226,4 điểm. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ mức 98,19 điểm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?