Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Sechenov (Moscow), Viện Nghiên cứu Chống Dịch hạch Stavropol, Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Pasteur và Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương Nga. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một chủng mới của căn bệnh phổ biến này gây ra bởi virus (Nairovirus) thuộc họ Bunyaviridae.

Sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) là một loại virus chủ yếu lây truyền sang người từ bọ ve và động vật. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù có thể không phải là một căn bệnh thường được thảo luận, nhưng các đợt bùng phát CCHF - gây ra các đợt bùng phát sốt xuất huyết do virus nghiêm trọng - có tỷ lệ tử vong lên tới 40%

Đáng lo ngại là virus chủ yếu lây truyền sang người từ bọ ve và động vật gia súc - nhưng sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra sau khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, nội tạng hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh. Hiện vẫn chưa có vaccine cho cả người và động vật. Nhiều loài chim có khả năng kháng bệnh, nhưng đà điểu rất nhạy cảm và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao các vùng dịch lưu hành, và có thể lây sang người.

Vectơ truyền virus CCHF chính là các loại ve, bọ thuộc chi hyalomma. Virus CCHF lây truyền cho người qua vết cắn hoặc qua tiếp xúc với máu, mô động vật khi giết mổ. Sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra do tiếp xúc gần gũi với máu, chất tiết, các cơ quan hoặc các chất dịch cơ thể người bị bệnh. Nhiễm trùng bệnh viện cũng có thể xảy ra do khử trùng thiết bị y tế không đúng cách, tái sử dụng kim và vật tư y tế nhiễm bẩn.

Dịch bệnh này lây lan ở một số quốc gia ở châu Phi, Balkan, Trung Đông và một số quốc gia châu Á, đôi khi gây ra các đợt dịch ở Nga, khiến các nhà chức trách lo lắng.

Sốt xuất huyết Crimean-Congo.
Sốt xuất huyết Crimean-Congo.

Các nhà khoa học cho biết, triệu chứng chính và nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết Crimean Congo là chảy máu bên trong. Sau đó, bệnh tiến triển nhanh chóng; trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân bị suy gan hoặc phổi đột ngột có thể xảy ra sau 5 ngày mắc bệnh.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào cách thức nhiễm virus: vết cắn côn trùng 1-3 ngày, tối đa là 9 ngày; tiếp xúc với máu hoặc mô bị nhiễm 5-6 ngày, tối đa là 13 ngày.

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, sốt, đau cơ, chóng mặt, đau cổ, cứng khớp, đau lưng, nhức đầu, đau mắt và sợ ánh sáng. Có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và đau họng..Tiếp theo là sự thay đổi tâm thần kinh: sau 2-4 ngày đầu kích động, vật vã sẽ đến trạng thái buồn ngủ, trầm cảm…Bệnh có thể ói mửa, đau bụng hạ sườn phải với gan to.

Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm nhịp tim nhanh, sưng hạch bạch huyết, phát ban xuất huyết ở da, niêm mạc miệng, họng…Bệnh thường có dấu suy đa tạng: gan, thận, hô hấp…

Tỷ lệ tử vong của CCHF khoảng 30%, chết xảy ra trong tuần thứ hai của bệnh. Ở những bệnh nhân hồi phục, thường bắt đầu sau khoảng 10-15 ngày.