Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc chủ đầu tư dự án Palm City xin gia hạn tất toán 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng thêm 24 tháng.
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc vừa thông báo lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc điều chỉnh kỳ hạn và một số điều khoản đối với hai lô trái phiếu NRCCH2125001 và NRCCH2226001.
Cả 2 lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 48 tháng, lãi suất 11%/năm, tài sản bảo đảm của trái phiếu là khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại - dịch vụ tại hai lô gồm CC3, CC6 và CC4 thuộc dự án khu trung tâm Nam Rạch Chiếc (dự án Palm City). Hai lô trái phiếu đang lưu hành là NRCCH2125001, phát hành vào cuối năm 2021 với giá trị 1,300 tỷ đồng và NRCCH2226001 phát hành vào đầu năm 2022 với giá trị 700 tỷ đồng.
Cụ thể, Nam Rạch Chiếc xin gia hạn kỳ hạn hai lô trái phiếu thêm 24 tháng. Sau khi điều chỉnh, kỳ hạn của trái phiếu NRCCH2125001 sẽ kéo dài từ 48 tháng lên 72 tháng, với ngày đáo hạn mới là 10/12/2027. Tương tự, lô trái phiếu NRCCH2226001 cũng sẽ được gia hạn từ 48 tháng lên 72 tháng, với ngày đáo hạn mới là 26/01/2028.
Bên cạnh việc kéo dài kỳ hạn, Nam Rạch Chiếc cũng đề nghị thay đổi kỳ tính lãi và ngày thanh toán lãi, đồng thời sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng đại lý trái phiếu. Công ty hy vọng những điều chỉnh này sẽ giúp cải thiện khả năng thanh khoản và duy trì sự ổn định tài chính trong giai đoạn khó khăn.
Theo Nam Rạch Chiếc, thị trường tài chính và bất động sản đã gặp nhiều bất lợi trong thời gian qua, khiến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, công ty đã đề nghị các trái chủ đồng ý gia hạn nhằm giảm áp lực tài chính và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh tiếp tục.
Nam Rạch Chiếc là chủ đầu tư dự án Palm City, khu đô thị mới rộng 30,2 ha nằm dọc theo bờ sông Giồng Ông Tố và Mương Kinh tại TP. Thủ Đức (quận 2 cũ), TP HCM.
Palm City được phát triển thành nhiều giai đoạn bao gồm: Tổ hợp khu dân cư nhà thấp tầng, nhà phố thương mại - Palm Residence; căn hộ cao tầng và các toàn nhà văn phòng, trung tâm mua sắm cùng các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại - Palm Heights.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm, Nam Rạch Chiếc báo lỗ sau thuế hơn 15,6 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Trước đó, ở các năm tài chính 2022 và 2023, công ty địa ốc lần lượt báo lỗ 72,8 tỷ đồng và lãi sau thuế 29,8 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/06/2024, vốn chủ sở hữu của Nam Rạch Chiếc ở mức 613 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 3,79 lần, tương ứng dư nợ phải trả là gần 3.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 2.000 tỷ đồng.
Được biết, Nam Rạch Chiếc được thành lấp tháng 11/2008, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty địa ốc này có 3 cổ đông sáng lập gồm Keppel Land (công ty con của Tập đoàn Keppel), CTCP Bất động sản Tiến Phước và Công ty Trần Thái. Trong đó, Tập đoàn Keppel sở hữu 42% vốn thông qua tổ chức là Công ty Flemmington Investments Pte Ltd, còn Tiến Phước nắm 38% và Trần Thái nắm 20%.
Tuy nhiên, tháng 03/2022, Keppel Land tuyên bố thoái toàn bộ 100% vốn tại Flemmington Investments Pte Ltd, với trị giá 98.6 triệu USD, qua động thái này, ông lớn bất động sản Singapore này rút khỏi dự án Palm City.
Theo cơ cấu vốn mới cập nhật vào ngày 08/06/2023, Nam Rạch Chiếc có vốn điều lệ 627 tỷ đồng, Tiến Phước rút tên ra danh sách cổ đông. Thay vào đó các cổ đông gồm Công ty Flemmington Investments Pte Ltd nắm 42%, Công ty TNHH The Cielo Dragon nắm 38%, CTCP Bất động sản CHD nắm 18% và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái nắm 2%.
Ngày 12/10/2023, Công ty thay đổi chức Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật từ ông Lim Jean Loong (Phó Tổng Giám đốc Keppel Land) sang bà Lê Thị Minh Tâm.
Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương hiện vẫn giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Nam Rạch Chiếc. Doanh nhân Nguyễn Thị Mỹ Phương (SN 1979) là con gái của ông Nguyễn Thành Lập – người sáng lập “hệ sinh thái” Tiến Phước.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại một số đơn vị doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 - 2021.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Thép Nam Kim (Thép Nam Kim; mã chứng khoán NKG) với khối lượng dự kiến 131,6 triệu cổ phiếu và triển khai trong vòng 90 ngày kể từ 2/12/2024.
Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam Group lỗ gần 2.9 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 2,68 lần, tương ứng với khoản nợ khoảng 65.097 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm khoảng 18.218 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng thành lập tháng 3/1994. Đến 2002, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Theo thông tin từ TCBS, ứng cử viên thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1973). Trước đây, bà từng có thời gian nhiều năm đảm nhiệm Phó Tổng Giám đốc tại Vingroup hay Thành viên Hội đồng quản trị Vincom Retail.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank; HoSE: mã chứng khoán HDB) sẽ phát hành 582,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2024.
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - UPCoM: mã chứng khoán ABI) vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền và ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BAF) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự. Ông Nguyễn Văn Minh và ông Ngô Cao Cường vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BAF.
ABBank đã tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn toàn bộ mã ABBL2325005 trị giá 1.300 tỷ đồng vào ngày 27/11. Lô trái phiếu này phát hành ngày 27/11/2023, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 27/11/2025.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (HoSE: mã chứng khoán LTG) vừa thông báo bổ nhiệm 2 phó tổng giám đốc mới. Đáng chú ý, cả 2 tân Phó tổng giám đốc nêu trên đều là những lãnh đạo chủ chốt tại các công ty thành viên của Lộc Trời.
Ông Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: mã chứng khoán TDH) mới đây đã gửi đơn xin từ nhiệm đến HĐQT công ty. Hiện tại, người kế nhiệm ông Long chưa được doanh nghiệp công bố. Tuy nhiên, ngoài vị trí Tổng Giám đốc thì Ban điều hành công ty này không còn ai.
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố văn bản lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản dự kiến là 6/12/2024.
FLC GAB bị xử phạt hành chính do không công bố báo cáo tài chính trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, HNX và trang thông tin điện tử của công ty.
Tổng doanh thu của VinFast đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II/2024 và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm 45,6% so với quý liền kề trước đó.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?