Sau “ngấm bão” bởi các biện pháp giãn cách xã hội, nhiều nhóm cổ phiếu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh sau khi nền kinh tế dần dần về “bình thường mới”.
Sau “ngấm bão” bởi các biện pháp giãn cách xã hội, nhiều nhóm cổ phiếu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh sau khi nền kinh tế dần dần về “bình thường mới”. Ngoài ra, một số nhóm ngành có kết quả kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng sẽ rất tiềm năng.
Hai kịch bản
Thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. DoGDP quý III giảm sâu khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%,thấp hơn cùng kỳ năm 2020 và cũng là mức thấp nhất trong hơn thập kỷ gần đây.
Trong các khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%, còn khu vực dịch vụ giảm tới 9,28%. "Do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh" - bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lý giải.
Đây là thông tin không quá bất ngờ với nhà đầu tư. Trước đó, báo cáo được Fiin Group phát hành cũng dự báo, tăng trưởng GDP có thể âm trong quý III.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trong quý III/2021 có thể chậm lại so với nửa đầu năm, tiêu biểu ở nhóm ngân hàng. Nhưng về dài hạn bức tranh tăng trưởng vẫn tích cực. VN- Index khả năng sẽ thử thách lại đỉnh cũ 1.420 điểm trong tháng 8.
Trong khi đó, các vùng hỗ trợ gần dành cho chỉ số lần lượt 1.340 điểm và 1300 điểm, và xa hơn là 1.261 điểm trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu ngoài tầm kiểm soát. Với các thách thức liên quan đến tình hình dịch bệnh và khả năng tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong quý III/2021 có thể khiến quá trình phục hồi của thị trường gặp khó, nhà đầu tư chỉ nên tích lũy cổ phiếu có chọn lọc tại các nhịp điều chỉnh để chủ động phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn.
Về tăng trưởng lợi nhuận của các DN cả năm 2021, các chuyên gia Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, tăng trưởng lợi nhuận có thể điều chỉnh giảm do làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 nhưng vẫn giữ ở mức nền cao. Dựa trên những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh khu vực phía Nam và Hà Nội, BSC đã đánh giá và đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế dựa trên kịch bản cơ sở và kịch bản tiêu cực.
Trong kịch bản tiêu cực làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát trong quý IV/2021, hoạt động sản xuất sẽ khôi phục về mức bình thường trong cuối năm 2021, lợi nhuận sau thuế cả thị trường vẫn giữ được ở mức nền cao, tăng 30% so với cùng kỳ.
Theo BSC, điều này sẽ giúp hỗ trợ định giá thị trường trong năm 2021 và năm 2022. Ngoài ra, với kịch bản tăng trưởng chậm lại trong những tháng còn lại của 2021 có thể tạo ra mức nền thấp hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2022 với giả định tỷ lệ tiêm chủng đã đạt mức trên 70%.
Nhà đầu tư giao dịch trực tuyến tại một công ty chứng khoán Hà Nội. Ảnh Trần Quỳnh.
Nhóm ngành nào hưởng lợi?
Làn sóng Covid-19 bùng phát có thể khiến lợi nhuận những tháng cuối năm của các DN niêm yết sẽ tăng trưởng chậm lại, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) dự báo tăng trưởng EPS của các DN trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho cả năm 2021 là 28% vàVN-Index có thể đạt 1.361 điểm về cuối năm, tương đương P/E là 14,5 lần cho năm 2021.
Các rủi ro mà thị trường phải đối mặt trong các tháng cuối năm nay đã được nhìn nhận và dự báo, như dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Ngoài ra, lãi suất tiền gửi trong nước dự báo sẽ tăng nhẹ trong quý IV tới.
Quan trọng không kém là sự tham gia của nhà đầu tư F0, vốn thiếu tính chuyên nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, sẽ khiến thị trường xuất hiện những phản ứng thái quá.
TVSI nhận định, giai đoạn kiếm tiền dễ dàng đã qua, thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 và những DN sở hữu đặc điểm sau sẽ phù hợp để đầu tư trong giai đoạn khó khăn sắp tới: Tăng trưởng lợi nhuận bền vững và có thể mở rộng hoạt động kinh doanh; có vị thế tốt để tận dụng được sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu; hưởng lợi từ sự tăng giá mạnh mẽ của hàng hóa.
Do đó, một số nhóm ngành cổ phiếu được TVSI khuyến nghị nhà đầu tư trong những tháng cuối năm nay cần lưu tâm là công ty chứng khoán, ngân hàng, thép, cảng biển, đá ốp lát.
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, khi nhóm này đã có sự vượt trội hơn hẳn so với VN-Index trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, P/E của nhiều cổ phiếu đã cao hơn đáng kể so với mức bình quân 5 năm gần nhất, cũng như vượt xa so với lúc thị trường đạt đỉnh trong quý I/2018. Với định giá hiện tại không còn hấp dẫn, do đó hoạt động đầu tư vào ngành này chỉ được cân nhắc khi giá giảm về mức phù hợp.
Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta đánh giá, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều DN đã gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh sản xuất, khiến năng lực sản xuất trung bình giảm về mức 35 - 45% so với bình thường, thậm chí còn thấp hơn. Dự kiến con số tăng trưởng của các DN trong quý III sẽ ở mức thấp hoặc có thể báo lỗ do không thể bù đắp được chi phí.
Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng của các DN trong quý IV sẽ khả quan hơn so với quý III nếu hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường sau khi kết thúc thời gian giãn cách. Nhưng so với quý IV/2020, con số tăng trưởng sẽ không lớn do cùng kỳ Việt Nam không bị ảnh hưởng từ Covid-19. Bên cạnh đó, sau giãn cách, các DN cũng sẽ thận trọng hơn với hoạt động sản xuất của mình, dẫn đến năng suất chưa thể đạt 100%.
Còn CEO Công ty Take Profit Phan Linh thì khuyến nghị các nhóm ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất xuất khẩu như thủy sản và dệt may sẽ là những nhóm ngành hưởng lợi đầu tiên và hồi phục mạnh nhất do quý IV thường là khoảng thời gian cao điểm về nhu cầu tiêu dùng. Việc mở cửa trở lại cũng giúp tình hình xuất khẩu khả quan hơn. Nhóm phân phối, bán lẻ cùng nhóm vận tải, logistics cũng sẽ được hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu dùng hồi phục.
Trong thời gian qua, kết quả kinh doanh của nhóm chứng khoán không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch Covid-19, thậm chí còn hưởng lợi khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn. Nhóm ngân hàng cũng sẽ đạt được con số tăng trưởng ấn tượng trong quý IV/2021. Một số nhóm ngành liên quan đến hoạt động đầu tư công cũng khá khả quan.
Tháng 4/2025, trên thị trường sơ cấp, HNX tổ chức 20 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, TPCP do KBNN phát hành, huy động được 42.427 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, KBNN đã huy động được 152.867 tỷ đồng qua đấu thầu TPCP, đạt 30,6% kế hoạch năm 2025.
Ngày 6/5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa có Quyết định về việc chuyển cổ phiếu CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã: BCG) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5/2025.
Tỷ giá USD hôm nay, đóng cửa ngày thứ Ba (7/5) ghi nhận sự tăng lên của giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn. Giá bán USD tại nơi công bố cao nhất là 26.184 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) giảm xuống còn 99,75 điểm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng với mục tiêu ưu tiên lĩnh vực hạ tầng và công nghệ nhằm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện. Tuy nhiên, rất cần sự phối hợp đồng bộ để chủ trương đúng đắn của Chính phủ đi vào thực tế.
Sự hưng phấn của nhà đầu tư tiếp tục lan tỏa, song kết thúc VN-Index chỉ còn tăng 1,9 điểm lên 1.241,95 điểm. Hiện tại, lực cầu được kỳ vọng gia tăng trở lại khi VN-Index về vùng hỗ trợ 1.230-1.240 điểm.
Ngày 6/5, giá vàng miếng thêm 3,5 triệu đồng cả chiều mua lẫn chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Theo đó, giá mua vào lên mức 121,3 triệu đồng/lượng, giá bán ra lên mức 123,3 triệu đồng/lượng.
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào thứ Hai (5/5), chấm dứt mạch leo dốc 9 phiên liên tiếp, khi nhà đầu tư theo dõi những diễn biến mới nhất về thương mại toàn cầu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết liên quan đến chất vấn của đại biểu, trong đó nhấn mạnh hai nội dung đáng chú ý: nghiên cứu triển khai tiền kỹ thuật số (CBDC) và kiểm soát hoạt động sàn Forex trái phép.
Ngày 5/5 giá vàng trong nước niêm yết giá vàng miếng trong khoảng 118,5 – 121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đỉnh giá ngày 22/4 - vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.
Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn được duy trì dưới mốc 3%, dao động quanh mức 2,54% trong phiên đầu tuần. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng giảm nhẹ, dao động từ 4,16% đến 4,77%.
Tuần qua, thị trường trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày từ hôm thứ Tư cho tới cuối tuần. Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lên cao hơn so với tuần trước, hiện là 24.956 đồng/USD. Còn giá bán USD tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD.
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?