Trong suốt hơn 3 thập kỉ ở cương vị Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) bà Mai Kiều Liên được biết đến như một lãnh đạo nổi tiếng với tinh thần luôn đổi mới sáng tạo, không ngại thay đổi. Bà là nữ doanh nhân tiêu biểu tầm vóc quốc tế, người thuyền trưởng chèo lái Vinamilk trở thành một doanh nghiệp uy tín hàng đầu của Việt Nam.
Bà Mai Kiều Liên là ai?
Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại thủ đô Paris nước Pháp. Bố mẹ của bà vốn là bác sĩ quê gốc ở Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Gia đình của bà luôn dành tình cảm rất lớn cho đất nước đã sinh ra mình. Vì thế, họ quyết định vượt qua mọi thiếu thốn để quay trở về Việt Nam vào năm 1957.
Mai Kiều Liên kết hôn cùng với anh Nguyễn Hiệp vốn cùng tuổi và là bạn học chung cấp ba. Người bạn đời của bà vừa là chồng vừa là tri kỷ, anh hiện đang làm việc tại Viện khoa học Việt Nam. Bà có một cuộc sống gia đình viên mãn với người chồng luôn biết chia sẻ cùng vợ. Những lúc Mai Kiều Liên quá bận rộn với công việc, chồng của bà luôn sẵn sàng làm công việc nội trợ và dạy dỗ con cái. Cuộc sống gia đình của bà trôi qua với sựu bình dị, không thích phô trương sự giàu có và bà luôn tự hào về gia đình nhỏ của mình.
Bà Liên từng theo học tại trường Trưng Vương – Hà Nội vào những năm chiến tranh khốc liệt. Năm 1976, bà tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư chế biến thịt sữa tại đại học Moscow, Nga. Sau khi tốt nghiệp đại học bà về nước và làm việc cho Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam.
Đến tháng 9/1983, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, nước Nga theo học bổng của nhà nước khoa chế biến sữa và thịt. Bà từng mơ ước được trở thành bác sỹ nên khá thất vọng khi phải theo học ngành mà mình không ưa thích. Vào năm 1976, bà tốt nghiệp kỹ sư công nghệ về chế biến thịt và sữa nhưng bà vẫn luôn nhiều đêm trăn trở về tương lai của mình.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Với hơn 40 năm gắn bó với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, bà Liên cùng các cộng sự của mình đã từng bước đưa thương hiệu sữa Việt gặt hái được nhiều thành công. Để có được những sự thành công như ngày hôm nay, hành trình phát triển của Vinamilk cũng trải qua rất nhiều thăng trầm.
Với các đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp sữa trong nước và khu vực, bà Mai Kiều Liên đã được trao Danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2006, 2001), được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới (2017). Bà cũng nhiều lần được các tổ chức quốc tế uy tín như Nikkei, Forbes châu Á bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.
Vào ngày 12/10/2022, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, bà Mai Kiều Liên cũng vừa được vinh danh Doanh nhân xuất sắc 2022, với bản lĩnh vượt qua sóng gió, vững tay chèo, giữ cho con thuyền doanh nghiệp ổn định, phục hồi tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trước đó, bà Mai Kiều Liên là nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam có mặt liên tiếp từ năm 2012-2015 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn và được tặng giải thưởng Nikkei Asia Prize của Nikkei Inc. Bên cạnh đó, bà Mai Kiều Liên cũng là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn.
Hành trình tới với Vinamilk
Từ tháng 8/1976 đến tháng 8/1980 bà làm kỹ sư phụ trách khối sản xuất sữa đặc và sữa chua của Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam. Đây chính là tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam.
Từ tháng 8/1980 đến tháng 2/1982 bà làm kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. Sau đó bà giữ chức vụ trợ lý Giám đốc, kiêm Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất.
Năm 1984 sau khi hoàn thành chương trình học bà trở về và giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk). Năm 1992 bà Liên được bổ nhiệm trở thành Tổng giám đốc công ty Sữa Việt Nam cho đến nay.
Bà Mai Kiều Liên giới thiệu về Nhà máy sữa Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ trong chuyến thăm và làm việc tại Bình Dương. Ảnh: Vinamilk
Doanh nhân Mai Kiều Liên từng kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT Công ty CP Sữa Việt Nam trong giai đoạn từ 11/2003 đến tháng 7/2015.
Đầu thập niên 1990, ba nhà máy sữa của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam, việc vận chuyển sản phẩm sữa ra phía Bắc mất rất nhiều thời gian. Điều này đã khiến bà Liên đưa ra quyết định xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Kế hoạch của bà vấp phải rất nhiều sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao khi ấy vì họ cảm thấy không khả thi.
Phải mất đến 2 năm, bà Liên mới thuyết phục được cấp trên phê duyệt dự án xây nhà máy sữa tại Hà Nội. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó có một nửa là vốn tự có, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994.
Đến năm 2003, nhà nước đồng ý cho Vinamilk cổ phần hóa. Đợt đầu nhà nước bán 20% vốn điều lệ, trong đó một nửa dành cho các cán bộ nhân viên nội bộ. Đợt đấu giá lần 2 vào năm 2005, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống còn 60%. Sau khi cổ phần hóa Vinamilk đã có sự tăng trưởng ấn tượng với doanh số tăng 66 lần, lợi nhuận tăng 116 lần tính đến cuối năm 2013.
Vinamilk: Thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu
Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty cổ phẩn Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau:
Sữa nước với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.
Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy.
Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Với mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam của công ty là: VNM. Cũng trong năm 2003, Công ty khánh thành thêm nhà máy sữa tại ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2004, Công ty đã thâu tóm cổ phần của Công ty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên 1.590 tỷ đồng. Đến năm 2005, Công ty tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên doanh trong Công ty CP Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của công ty. Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu của công ty.
Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.
Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy Sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.
Năm 2016, khánh thành nhà máy sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkorimilk tại Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đang sở hữu hệ thống 13 nhà máy trên cả nước. Các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất, với công nghệ hiện đại sản xuất được hầu hết các dòng sản phẩm chính của ngành sữa. Điều này góp phần giúp Vinamilk giữ vững vị trí dẫn đầu các ngành hàng sữa chủ lực trong nhiều năm liền.
Các sản phẩm của Vinamilk được phát triển đa dạng để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Ảnh: Vinamilk
Hệ thống nhà máy này giúp Vinamilk có thể phát triển hơn 250 loại sản phẩm sữa thuộc 13 nhóm ngành hàng từ sữa đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua, kem, nước giải khát... Trong đó, có thể kể đến hai cái tên sáng giá là Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Nam, đều thuộc hàng “siêu nhà máy”.
Điểm nổi bật của các nhà máy Vinamilk không chỉ về mặt công suất, sản lượng, mà còn ở cách doanh nghiệp này ứng dụng công nghệ 4.0, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn như ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025. Ngoài ra các nhà máy còn có những chứng nhận đặc biệt như Halal, Organic châu Âu, FDA (Mỹ), tiêu chuẩn của Trung Quốc… phục vụ thị trường nội địa và sẵn sàng cho việc mở rộng kinh doanh quốc tế.
Vào năm 2016, Vinamilk company được Forbes xếp hạng doanh nghiệp tỷ đô của Việt Nam với giá trị thương hiệu đạt hơn 1,5 tỷ USD, Năm 2020, dù phải đối mặt với đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm 2019, đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD.
Tính đến nay, công ty Sữa Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm đi 54 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD. Cổ phiếu của Vinamilk được xếp là cổ phiếu blue-chip tại Việt Nam, dành cho những doanh nghiệp có mức tăng trưởng và doanh thu ổn định.
Giai đoạn khó khăn nhất của Vinamilk chính là thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành. Một trong những tác động mạnh nhất của dịch bệnh là buộc phải "chuyển từ offline sang online”. Đây cũng chính là lúc công nghệ phát huy được tính ưu việt trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt.
Tại Vinamilk, việc ứng dụng công nghệ, đầu tư vào chuyển đổi số đã được chú trọng thực hiện từ nhiều năm trước. Đơn cử như hệ thống ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) được công ty đầu tư từ khoảng 15 năm trước đã giúp các hoạt động giữa khâu bán hàng và phân phối diễn ra một cách nhịp nhàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoặc nhờ có hệ thống thanh toán không tiền mặt, Vinamilk không gặp bất cứ khó khăn gì trong việc thanh toán, giúp công việc kinh doanh vận hành suôn sẻ.
Các nhà máy và trang trại Vinamilk áp dụng triệt để tự động hóa và công nghệ 4.0, đảm bảo quản lý từ xa và có tính hệ thống. Chuỗi cung ứng của Vinamilk hoạt động hoàn toàn dựa vào hệ thống công nghệ thông tin, kết nối từ đầu vào - việc thu mua nguyên vật liệu, cho đến đầu ra cuối cùng - sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ sự việc chuyển đổi số được thực hiện rất sớm, gần như đi trước rất xa so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Việt Nam nên Vinamilk đã thoát hiểm ngoạn mục.
Giá trị thương hiệu của Vinamilk liên tục tăng trong 3 năm được đánh giá bởi Brand Finance. Ảnh: Vinamilk
Theo báo cáo về ngành thực phẩm và đồ uống 2022 của Brand Finance, Vinamilk lại tiếp tục lập kỷ lục mới khi gia tăng giá trị thương hiệu của mình 18%, đạt 2,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thương hiệu tiềm năng nhất trong ngành sữa toàn cầu. Cũng trong năm nay, Vinamilk vẫn tích cực cùng các công ty con, công ty thành viên triển khai nhiều dự án lớn như: Nhà máy sữa Hưng Yên, Thiên đường sữa Mộc Châu, Dự án bò thịt tại Vĩnh Phúc; ra mắt liên doanh tại Philippines. Ngay cả trong thời điểm dịch Covid-19, Vinamilk vẫn đẩy mạnh mảng kinh doanh quốc tế với tốc độ tăng trưởng rất đáng ghi nhận khi đạt mức tăng 7,4% và 10,2% lần lượt qua các năm 2020 và 2021.
Về mục tiêu, chiến lược lớn của Vinamilk trong thời gian tới, bà Mai Kiều Liên nhấn mạnh: “Vinamilk sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo và phát triển theo xu hướng xanh, sạch, bền vững của thế giới. Vinamilk cố gắng đến năm 2050 sẽ đạt được tiêu chí zero carbon trong toàn hệ thống”.
Khối tài sản “khủng” của doanh nhân Mai Kiều Liên
Giữ chức vụ Tổng giám đốc của Vinamilk, hiện doanh nhân Mai Kiều Liên đang sở hữu 5,333,704 cổ phiếu (tính đến ngày 22/04/2020), tương đương 634,7 tỷ đồng. Hiện nay, Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất trên thị trường. Không những vậy, cổ phiếu của Vinamilk tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2005.
Vinamilk đã đạt 23% tăng trưởng doanh thu năm 2012 với 1,3 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau thuế tăng gần 40% đạt 280 triệu USD. Cổ phiếu của Vinamilk được xếp là cổ phiếu blue-chip tại Việt Nam, dành cho những doanh nghiệp có mức tăng trưởng và doanh thu ổn định. Có thể thấy được với mức tăng trưởng không ngừng đó, giúp khối tài sản của nữ CEO vinamilk ngày một tăng mạnh.
Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Mai Kiều Liên
Ngồi ở vai trò lãnh đạo trong hơn 43 năm qua, Bà Mai Kiều Liên đã giúp Vinamilk là một trong những doanh nghiệp nhà nước thành công thời kì đổi mới. Để đạt được những thành tựu đó, chắc chắn không thể thiếu khả năng lãnh đạo tài ba của nữ doanh nhân này.
Nói về phong cách lãnh đạo của mình, bà Liên đã từng chia sẻ: “Quyết đoán – Dân chủ – Tuân thủ”. Việc áp dụng quan niệm lãnh đạo đó đã giúp bà tạo nên một đế chế sữa mang thương hiệu Việt có thể sánh vai với bạn bè quốc tế. Vinamilk được xếp hạng là doanh nghiệp sữa số 1 Việt Nam, nằm trong Top 30 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
Khi được hỏi về Vinamilk, bà Mai Kiều Liên nhiều lần tự hào chia sẻ "Không chỉ cá nhân tôi mà cả tập thể nhân viên Vinamilk đều luôn tự hào nhất một điều chúng ta đã có thương hiệu sữa Việt Nam và không thua kém gì các bạn trong khu vực. Thứ hai, Vinamilk cũng đã xây dựng được hệ thống chăn nuôi bò sữa mà ước mớ rất lâu cả mấy chục năm đã thành hiện thực. Bởi, nếu tự chủ được nguyên liệu, sẽ tự chủ được sản xuất, từ đó tự chủ trong giá thành và tất cả mọi cái.
Một điều tự hào thứ ba đó là sản phẩm sữa Vinamilk đã có măt tại hơn 56 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là ước mơ mà chúng ta đã làm được. Thứ tư, tự hào vì trước đây Việt Nam làm sữa hoàn toàn thủ công còn bây giờ đã rất nhiều nhà máy tự động hoá, tự hào vì chúng ta có thể chăm sóc cho trẻ em Việt bằng chính các sản phẩm Việt…”.
Bà Mai Kiều Liên là người duy nhất được trao giải thưởng "Thành tựu trọn đời” từ Forbes Việt Nam. Ảnh: Vinamilk
Bên cạnh những dấu ấn trong sự phát triển của Vinamilk trên thương trường, bà Mai Kiều Liên còn được biết đến là người “truyền lửa” từ chính những giá trị sống, trách nhiệm của mình vào những hoạt động hướng tới cộng đồng của Vinamilk.
Gắn bó với ngành sữa từ một mục đích tốt đẹp và tầm nhìn xa, các quyết định của bà cũng như mọi hoạt động của Vinamilk luôn xoay quanh việc làm sao để đưa đến cộng đồng những sản phẩm dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe, làm sao để trẻ em Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Hàng loạt chương trình hướng về cộng đồng đặc biệt là đối tượng trẻ em đã được Vinamilk thực hiện nhiều năm nay như Chương trình Quỹ sữa vươn cao Việt Nam với hành trình 14 năm, Chương trình Sữa học đường đã thực hiện được 15 năm đem lại lợi ích cho hàng triệu trẻ em Việt Nam.
Từ khi dịch bệnh Covid - 19 bùng phát tại Việt Nam, khi được hỏi về sự thách thức của đại dịch với cương vị là người lãnh đạo Vinamilk, bà cho biết “Mỗi thời kỳ có những thách thức khác nhau nên tôi cũng không dám khẳng định đây là thách thức lớn nhất trong mấy chục năm làm kinh doanh của mình. Khi đối diện với nó, tôi lo nhiều thứ, mà hơn hết là sức khoẻ của người dân và nhân viên Vinamilk”.
Bà cũng từng chia sẻ rằng thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở các con số kinh doanh, mà còn ở các giá trị mang đến cho cộng đồng, đất nước cũng như đối tác, khách hàng và cả người lao động của mình. Trong giai đoạn khó khăn chung vì Covid-19, bên cạnh nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, Vinamilk còn đặt ra mục tiêu thứ 3 đó là chia sẻ các khó khăn với cộng đồng hết sức có thể, cùng đất nước vượt qua đại dịch.
Người ủng hộ lớn nhất cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 không ai khác chính là tỷ phú Elon Musk. Với ván bài này, tỷ phú Elon Musk đã bỏ túi 21 tỷ đô sau khi ông Donald Trump tái đắc cử, cổ phiếu Tesla đã ghi nhận mức tăng mạnh, với tỷ lệ tăng khoảng 15% chỉ trong một ngày.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã bổ nhiệm ông Vũ Hữu Điền giữ chức Tổng giám đốc Công ty. Trước đó, ông Điền là Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBankS từ ngày 01/07/2024.
Cổ phiếu của Tesla lao dốc sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý II, khiến tài sản của Musk bốc hơi 21,7 tỷ USD, về còn 241 tỷ USD chỉ trong một ngày.
Theo danh sách các tỷ phú thế giới của Bloomberg công bố mới đây, cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp tài sản ròng của CEO Nvidia Jensen Huang tăng hơn 62 tỷ USD từ đầu năm 2024, đạt mức 106,1 tỷ USD.
Mục tiêu đề ra, đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
CEO Apple Tim Cook di chuyển bằng máy bay riêng và lưu trú ở một khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Ngay khi đặt chân đến nước ta, vị tổng giám đốc tài ba đã dành lời khen ngợi cho Việt Nam “sôi động và xinh đẹp”.
Tạp chí Forbes, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về xếp hạng tài sản, người giàu có, vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2024. Trong danh sách này, Việt Nam có 6 đại diện, đều là những gương mặt quen thuộc.
Theo Knight Frank, tới năm 2028, Việt Nam sẽ có 978 người siêu giàu.Tốc độ tăng trưởng người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận khá cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với thế giới và tầng lớp trung lưu tăng mạnh.
Tờ Le Monde dẫn thông tin từ đơn vị tình báo tài chính Tracfin của Pháp rằng ông Sarkisov đã mua bất động sản tại một khu nghỉ dưỡng ở dãy Alpine bằng một khoản vay từ tỷ phú Arnault.
Elon Musk cho biết ông có thể phải phẫu thuật và đang lên kế hoạch chụp MRI ở cổ và lưng trên. Tình trạng của Musk có thể trì hoãn trận đấu được đề xuất với Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg.
Cùng với đà tăng mạnh của VIC, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, vị tý phú đã trở lại vị trí Top 1 trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam chỉ sau hơn 1 tháng.
Ông Lê Thái Sâm - Chủ tịch của Bamboo Airways được giới thiệu là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn.
Không thuận lợi như dự án Misfit Wearables, bán đi thu về 260 triệu USD trước đó, lần này liên tiếp các dự án của vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang gặp bê bối.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 chỉnh sửa và bổ sung lần 3 được công bố vào ngày 21/6, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (Hose: LDG), ông Louis Nguyễn vừa có đơn xin từ nhiệm khỏi vị trí thành viên HĐQT.
Mới đây, Forbes đã công bố Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ. Đáng chú ý, hầu hết 10 nữ tỷ phú này đều trên 70 tuổi và thành công khi cùng chồng khởi nghiệp.
Năm ngoái, Elon Musk - nhà đồng sáng lập hãng xe điện Tesla - đã mất vị trí dẫn đầu của mình trong một thời gian ngắn vào tay tỉ phú Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH. Năm nay, tỷ phú Elon Musk giành lại vị trí người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng ước tính 192 tỷ USD.
Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023 của Tập đoàn Vingroup – CTCP (HoSE: VIC), với vai trò chủ trì Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã giải đáp nhiều thắc mắc của cổ đông tới hoạt động của công ty. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng có những giải đáp, chia sẻ ấn tượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?