|
Ảnh minh họa |
Theo đó, chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc vẫn thua lỗ trong quý 4 của năm 2021 giữa bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài. Cụ thể, CJ CGV – một chi nhánh của CJ Group báo cáo thua lỗ ở mức 43,5 tỷ won (36,4 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 10 – 12 năm 2021, giảm mạnh so với mức lỗ 89,7 tỷ USD cùng kỳ 1 năm trước.
Quý IV/2021, nhờ sức hút từ bộ phim Spider-Man: No Way Home, doanh thu của CGV tăng 67,6%, từ 111,5 triệu USD lên 186,8 triệu USD. Chuỗi này vẫn lỗ 36,4 triệu USD trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, mức thiệt hại đã được thu hẹp khoảng một nửa so với cùng kỳ năm 2020.
Bước sang quý I, tình hình kinh doanh của CJ CGV tiếp tục diễn biến tiêu cực. Dù doanh thu tăng 29,4% lên 181,5 triệu USD, công ty vẫn lỗ khoảng 42,7 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
CJ CGV là một chuỗi rạp chiếu phim multiplex lớn nhất tại Hàn Quốc, đồng thời là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam. CGV được viết tắt từ 3 chữ cái bắt đầu của các từ: Cultural, Great và Vital. CJ CGV đã tạo nên khái niệm độc đáo về việc chuyển đổi rạp chiếu phim truyền thống thành tổ hợp văn hóa “Cultureplex”, nơi khán giả không chỉ đến thưởng thức điện ảnh đa dạng thông qua các công nghệ tiên tiến như SCREENX, IMAX, STARIUM, 4DX, Dolby Atmos, cũng như thưởng thức ẩm thực hoàn toàn mới và khác biệt trong khi trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất tại CGV. |
Trong cả năm 2021, CGV ghi nhận doanh thu đạt 736 tỷ won, tăng 26,2% so với 1 năm trước từ mức 538,4 tỷ won. Mức lỗ đã thu hẹp lại còn 241,1 tỷ won (187 triệu USD) từ mức 388,7 tỷ won trong 1 năm trước.
Lotte Cultureworks – đơn vị điều hành Lotte Cinema cũng ghi nhận mức lỗ quý 4 giảm 21,9% xuống còn 25 tỷ won từ mức 32 tỷ won 1 năm trước.
Công ty này ghi nhận doanh thu 72 tỷ won trong quý cùng kỳ, không thay đổi so với 1 năm trước.
Doanh thu cả năm 2021 đã giảm xuống 234 tỷ won từ mức 422 tỷ won của 1 năm trước đó trong khi thua lỗ đã thu hẹp lại còn 133 tỷ won từ mức 161 tỷ won.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng các chuỗi rạp phim tại Hàn Quốc có hy vọng cải thiện bảng cân đối kế toán trong những tháng tới khi có nhiều bộ film bom tấn hơn thu hút người tới rạp phim trở lại.
"Tình hình tài chính của chúng tôi sẽ được cải thiện nhờ những bộ phim sắp tới", CJ CGV nói trong tuyên bố vào tháng 1/2022.
Theo dữ liệu từ Statista, suốt giai đoạn 2013-2020, CGV chiếm trung bình 50% thị phần tại Hàn Quốc. Chuỗi này cũng có thị phần tương tự tại Việt Nam và đang dẫn đầu thị phần cả nước.
Trong năm 2020, doanh thu của Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam đạt gần 1.400 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với năm 2019. Chi phí gia tăng khiến khoản lỗ của CGV Việt Nam phát sinh tới 850 tỷ đồng.
Hai năm 2020 và 2021 được coi là năm đen tối của nhiều rạp phim, bao gồm CGV, khi phải hứng chịu sự ảnh hưởng của Covid-19.
Trước dịch Covid-19, doanh thu của CGV Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2016, doanh thu thuần của chuỗi đạt 2.140 tỷ đồng, lãi gộp 369 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt khoảng 17%. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 93 tỷ đồng.
Giai đoạn 2017-2018, doanh thu thuần của công ty cải thiện dần, lần lượt đạt 2.623 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng 466 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lãi 106 tỷ đồng trong năm 2017 nhưng lỗ 38 tỷ đồng vào năm 2018.
Trong năm 2019, doanh thu của CGV tăng trưởng 29%, đạt 3.708 tỷ đồng, báo lãi 122 tỷ đồng, mức cao nhất từ khi thành lập.
CGV chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ năm 2011 sau thương vụ chi 70 triệu USD thâu tóm Công ty Envoy Media Partners (chủ sở hữu cụm rạp MegaStar). Hai năm sau, CJ CGV Hàn Quốc chuyển đổi thương hiệu MegaStar thành CGV.
Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của CGV Việt Nam đạt 3.696 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 627 tỷ, chiếm 17%.
https://sohuutritue.net.vn/cgv-lo-khoang-1876-trieu-usd-trong-nam-2021-d145006.html