Nhằm tránh thiệt hại về tài chính và pháp lý, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư và phát triển hệ thống của snowai; inb.network (ai.marketing) với mô hình thuê “Robot AI” với khả năng “tự kiếm tiền”.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết, thời gian gần đây Cục đã ghi nhận các thông tin trên mạng Internet về một số tổ chức, cá nhân mời gọi người dân đầu tư vào “Robot trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence)” thông qua các website, ứng dụng như: snowai (snowaiapp.com; snowai.cc; snowai.net…); inb.network (ai.marketing; aimarketing.link)…
Qua thông tin thu thập được của Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, các đối tượng đã mời gọi người dân đầu tư tiền vào hệ thống để thuê “Robot AI” được giới thiệu là có “khả năng tự kiếm tiền”.
Theo đó, ngày 3/7, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo về mô hình kêu gọi đầu tư vào hệ thống để thuê “Robot AI” với khả năng “tự kiếm tiền”. Hoạt động này có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép.
Sau forex, lại xuất hiện mô hình kinh doanh đa cấp trái phép mới “robot tự kiếm tiền”
Cụ thể, các loại “Robot AI” sẽ tự thực hiện các tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) trên môi trường Internet để quảng bá sản phẩm cho những nhãn hàng hay giao dịch trên một số sàn tiền ảo/tiền điện tử. Tùy theo gói đầu tư để thuê loại “Robot AI”, nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều loại hoa hồng từ việc phát sinh các đơn hàng hay giao dịch tiền ảo, bao gồm cả phần hoa hồng từ khoản đầu tư của những người vào sau theo phương thức đa cấp.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận định, mô hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân mời gọi người đầu tư để thuê “Robot AI” sở hữu “khả năng tự kiếm tiền” có dấu hiệu của hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận. Đáng chú ý, nếu tham gia mô hình hoạt động này, nhà đầu tư còn có nguy cơ thiệt hại về tài chính khi thành quả đầu tư không được đảm bảo vì phải nộp tiền thật khi tham gia, trong khi kết quả đầu tư ghi nhận trên hệ thống (hay chỉ thường ở những dạng điểm số, coin, tiền ảo, ví điện tử…) mà không được đăng ký hay công nhận bởi cơ quan nhà nước hoặc những hệ thống này sẵn sàng biến mất bất kỳ lúc nào.
Nhằm tránh thiệt hại về tài chính và pháp lý, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư và phát triển hệ thống của snowai; inb.network (ai.marketing) nêu trên.
Trước đó, câu chuyện của các sàn giao dịch ngoại hối (forex) vốn biến động nhanh và có tỷ lệ đòn bẩy rất cao, thậm chí người chơi chỉ có 100 USD nhưng có thể giao dịch lên tới 10.000 USD, tương ứng tỷ lệ 1:100, cũng có những sàn cho phép tỷ lệ lên tới 1:500. Tất nhiên mặt trái của đòn bẩy lớn là khả năng “cháy” tài khoản rất nhanh và rất lớn.
Thực tế là nhiều người bị “hút” vào forex từ những lời quảng cáo khó tin như bỏ vốn ít, thu lời nhanh, cộng thêm các công nghệ thời thượng như trí tuệ nhân tạo, giao dịch tự động, quyền chọn nhị phân… khiến người tham gia càng vội vàng nhắm mắt đưa chân chứ ít khi chịu tìm hiểu kỹ.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, những tổ chức cá nhân có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam, theo Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.
Thời gian qua, những mô hình huy động vốn, hay biến tướng của kinh doanh đa cấp thời 4.0 ngày càng xuất hiện nhiều hơn, nhờ gắn “mác” công nghệ cao. Cụ thể, từ giai đoạn 2016 đến nay, đi cùng với sự biến động tăng vọt của các loại đồng tiền mã hóa như Bitcoin, các dự án tiền mã hóa, tiền ảo cũng “trăm hoa đua nở” ở thị trường Việt Nam.
Khi thị trường tài sản cơ sở biến động mạnh hơn, thì dự án lại chuyển hướng sang các loại cổ phiếu quốc tế hay thị trường ngoại hối (forex), được giới thiệu kèm những ứng dụng “cao siêu” có khả năng đánh bại thị trường và đặc biệt là dễ chơi, như robot giao dịch, trí tuệ nhân tạo, thuật toán ma trận…
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, lũy kế 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Các nhà cung cấp nước ngoài, gồm: Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple…, nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ thực hiện, bằng 164% so với dự toán giao năm 2024.
Hai nền tảng thương mại điện tử tai tiếng Shein và Temu đang chuẩn bị đối mặt trong phiên tòa dự kiến diễn ra vào năm 2026 tại Tòa án cấp cao London (Anh), khi cả hai kiện nhau với các cáo buộc về vi phạm bản quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi diện mạo ngành bán lẻ toàn cầu, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ có thể khai thác hết tiềm năng của AI. Với doanh nghiệp Việt, việc ứng dụng AI nhanh chóng vẫn còn gặp nhiều trở ngại, bỏ ngỏ câu hỏi về thời điểm sẵn sàng và khả năng triển khai.
Theo thông báo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát đi chiều ngày 1/11, hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan Nhà nước quản lý có thể dẫn đến nhiều rủi ro về mặt thông tin, lợi ích...
Shopee và TikTok Shop chiếm đến 93,4% thị phần tổng giao dịch quý II/2024, tăng so với mức 91,25% hồi quý I/2024. Thị trường bán lẻ trực tuyến hiện chỉ còn là "cuộc chơi" giữa Shopee và TikTok Shop.
Mới đây, báo cáo về thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á của nền tảng OpenGov Asia cho biết, Việt Nam và Thái Lan đã nổi lên là 2 thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đáng chú ý, Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực.
Lũy kế đến nay đã có 102 NCCNN đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng TTĐT đến từ nhiều quốc gia như Hoa kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore... Trong đó, Google, Facebook, Apple, Netflix,... và loạt doanh nghiệp nước ngoài đã nộp bao nhiêu tiền thuế trong 6 tháng năm 2024?
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên 5 sàn ước đạt 156.000 tỷ đồng (tương đương 6 tỷ USD). Đáng chú ý, trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng, và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online.
Đề xuất trên được ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội - nêu khi trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chiều 17/6.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ livestream, dịch vụ ăn uống...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?