Đến nay, đã có đến 95% doanh nghiệp của Cần Thơ buộc phải tạm ngưng hoạt động. Thông tin này được ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phản ánh tại buổi tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản: Trước mắt và lâu dài” diễn ra ngày 5/9.
Buổi Tọa đàm có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT, Hiệp hội mắc ca Việt Nam, Hội lương thực thực phẩm TP HCM, lãnh đạo tỉnh Long An, Cần Thơ và một số doanh nghiệp kinh doanh, phân phối nông sản.
Ông Trần Việt Trường cho biết, thành phố Cần Thơ là đầu mối tập trung sản xuất thuỷ sản (chủ yếu là cá tra) và chế biến lúa gạo xuất khẩu của các tỉnh Tây Nam bộ, thế nhưng, trong bối cảnh giãn cách theo Chỉ thị 16 tại hơn 20 tỉnh thành phía Nam, tình hình sản xuất, phân phối lưu thông nông sản của Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn.
Trong đó, đa số doanh nghiệp không thực hiện đạt theo yêu cầu quy định “3 tại chỗ” cả về nguyên liệu sản xuất lẫn sản xuất. Chi phí để doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” quá lớn, vượt ngoài khả năng của doanh nghiệp. Thế nên, đến nay, đã có đến 95% doanh nghiệp của Cần Thơ buộc phải tạm ngưng hoạt động.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Lâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cũng cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp địa phương là chuỗi tiêu thụ bị đứt gãy, có hiện tượng đứt gãy cục bộ đối với hàng hoá do người dân sản xuất được tiêu thụ qua thương lái và chợ đầu mối. Nay không có thương lái, chợ đầu mối thì đóng cửa nên giao dịch gần như đóng băng. Trong khi đó, chi phí sản xuất tăng gấp 3-4 lần. Đặc biệt, trái thanh long, sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh này đang gặp khó khăn về đầu ra do ảnh hưởng dịch.
Đa số DN tại Cần Thơ đã buộc phải ngừng hoạt động
Góp ý tại tọa đàm, một số doanh nghiệp đều cho hay, việc giải quyết đầu ra cho nông sản, đặc biệt trái cây theo mùa vụ như thanh long, xoài, chuối… với sản lượng lên đến 30.000 tấn, thì không nên quá chú trọng thị trường xuất khẩu mà phải dựa vào thị trường nội địa.
Bổ sung, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, thành viên Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT cho biết, từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp cần tiêu thụ 8 triệu tấn lúa, 1 triệu tấn rau, 1,7 triệu tấn cây ăn trái cây. Riêng trong tháng 9 này, các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long phải tiêu thụ 2 triệu tấn lúa, sản lượng trái cây hằng tháng có khoảng 350.000 tấn các loại và 250.000 tấn rau.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cũng thừa nhận có sự đứt gãy trong cung ứng nông sản, từ ngành lúa gạo, thủy sản, rau củ quả… "Mỗi khi nền nông nghiệp không thoát khỏi tình trạng nông dân mang tư duy mùa vụ, doanh nghiệp mang tư duy thương vụ, chính quyền mang tư duy nhiệm kỳ thì rất khó phát triển"- ông Hoan nhấn mạnh và đặt giả thiết, doanh nghiệp và chính quyền địa phương thử “đổi vai” cho nhau, đặt mình vào vị trí đối phương để có cái nhìn thấu đáo, từ đó có giải pháp để phát triển.
Vị Bộ trưởng còn yêu cầu các chuyên gia có ý tưởng gì hay cứ gửi email, thậm chí qua zalo cho ông để hiến kế. “Tôi tin rằng một ý tưởng nhỏ có thể giúp tạo ra bước ngoặt lớn cho nền nông nghiệp nước ta", ông Lê Minh Hoan nói.
Trước đó, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 100% doanh nghiệp thủy sản cho rằng "3 tại chỗ" chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất. Nếu không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi là khó tránh khỏi.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 (mũi 1) của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình là 40 - 50%. Trong khi đó, đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông TP HCM đóng cửa.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Theo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo, hôm nay (26/6) giá xăng có thể tăng 330 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 520 đồng/lít, dầu hỏa tăng 460 đồng/lít.
Theo ghi nhận từ MXV, phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà lao dốc mạnh trên thị trường năng lượng, khi cả 5 mặt hàng chủ chốt trong nhóm đều giảm sâu trước bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông gần như đã được xóa bỏ.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 96.000 đồng/kg.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư mới của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực, quy định mức giảm giá tối đa trong các chương trình khuyến mại là 50% so với giá bán trước thời điểm áp dụng.
Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng chứng kiến lực mua mạnh mẽ trên cả 5 mặt hàng trong nhóm trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Israel và Iran bao trùm thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?