Về xử phạt vi phạm hành chính, theo Chương II Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Cụ thể chương này có 32 điều (từ điều 7 đến điều 38) quy định về các hành vi vi phạm của chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quyết định đầu tư công trình…

Tương ứng với đó là 32 hành vi vi phạm bị xử phạt, có thể kể ra như vi phạm quy định về khảo sát xây dựng, vi phạm về trật tự xây dựng, vi phạm quy định về thiết kế, dự toán công trình xây dựng.

Các trường hợp vi phạm xây dựng và mức xử phạt

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm quy định về xây dựng là 1.000.000.000 đối với tổ chức và 500.000.000 đồng đối với cá nhân. Có thể kể đến một số hành vi vi phạm bị xử phạt thường gặp quy định trong Nghị định này như:

Điều 33. Vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện công việc giám sát thi công theo quy định;

b) Ký hồ sơ nghiệm thu khi không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hoặc không phù hợp với lĩnh vực hành nghề, loại công trình, hạng hoặc thời hạn hành nghề theo chứng chỉ được cấp;

c) Không lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm sai lệch kết quả giám sát;

b) Để nhà thầu thi công thi công sai thiết kế đã được phê duyệt hoặc thi công không đúng chủng loại, quy cách vật liệu xây dựng hoặc thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;

c) Để nhà thầu thi công không sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình theo quy định bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung.

Điều 31. Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có sổ nhật ký an toàn lao động hoặc sổ nhật ký không ghi chép đầy đủ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng người lao động không có thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động trên công trường theo quy định;

b) Không lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công hoặc công trình trước khi thi công xây dựng;

c) Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định, không kiểm định hoặc đã hết thời gian kiểm định;

d) Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường;

đ) Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng;

b) Không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự là các tội danh “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 224 và “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Với tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghêm trọng”

Hành vi của cấu thành tội này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn uyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật Xây dựng; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật Xây dựng; Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng; Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình. Hậu quả là gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội này có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”

Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Hình phạt tối đa đối với người phạm tội này là phạt tù 15 năm.