Bộ Công thương "thanh tra" 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo do nhập khẩu gạo tăng đột biến
Được biết, Bộ Công Thương, Bộ này vừa lập đoàn công tác, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xuất nhập khẩu gạo tại 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo trong nước. Theo đó, đoàn công tác sẽ làm việc với 5 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuận Minh; Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến và Công ty TNHH Khánh Tâm.
Động thái này xuất phát từ việc chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đã đạt gần 247 nghìn tấn, tăng đột biến 324.788% so với cùng kỳ 2020. Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng gần đây đã nhập khẩu một khối lượng lớn gạo từ Ấn Độ. Đáng chú ý, đây cũng con số xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam, qua đó đưa Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn 8 của Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm nay.
Bộ Công thương "thanh tra" 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo |
Nếu tính trong giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn từ 500 tấn cho đến vài nghìn tấn. Năm 2020 Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46,7 nghìn tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng 9.502% so với năm 2019 và xu hướng tăng vẫn tiếp tục diễn trong những tháng đầu năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các thương nhân xuất nhập khẩu gạo phối hợp, sắp xếp đại diện lãnh đạo thương nhân làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ. Địa điểm làm việc sẽ diễn ra tại Trụ sở Bộ Công Thương tại TP.HCM. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp nêu trên chuẩn bị báo cáo về các nội dung liên quan đến tình hình nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ gạo Ấn Độ tại văn bản số 435 ngày 22/6 của Cục Xuất nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ để làm việc với đoàn kiểm tra.
Cụ thể, tại công văn 435, đơn vị này yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo số liệu nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ gạo Ấn Độ của công ty từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/52021. Về tình hình nhập khẩu (số tờ khai nhập khẩu, ngày nhập, số lượng, giá trị); tình hình kinh doanh, tiêu thụ (tiêu thụ tại công ty, mục đích, xuất bán, số ngày hóa đơn xuất bán); tồn kho… Báo cáo này yêu cầu gửi về Cục trước ngày 29/6/2021.
Bộ Công thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin, tài liệu đã cung cấp cho đoàn kiểm tra.
Trước đó, ngày 24/6, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã có công văn hỏa tốc gửi các thương nhân xuất nhập khẩu gạo, trong đó nhấn mạnh: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát tình hình xuất nhập khẩu gạo trong các tháng đầu năm nay, Bộ Công thương đã thành lập đoàn công tác kiểm tra thi hành pháp luật đối với các thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.