Nhiều nguồn tin cho rằng, việc sụt giảm sâu của Bitcoin vào đêm qua một phần là do Terraform Labs đang bán ra hơn 1 tỷ USD dự trữ Bitcoin của mình.
Giá Bitcoin đêm qua bất ngờ sụt giảm 11% xuống sát mốc 30.000 USD, bằng ½ so với mức đỉnh của tháng 11 năm 2021, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang không hiểu chuyện gì vừa xảy ra.
Một trong các nguyên nhân được nhiều người nhắc đến nhất của lần sụt giảm này là việc FED tăng lãi suất cơ bản đi cùng với các điều kiện kinh tế yếu trên thế giới đã khiến dòng tiền rút ra khỏi các tài sản như tiền mã hóa và cổ phiếu.
Nhưng một số nguồn tin cho biết, cú sụt giảm mạnh đêm qua còn có nguyên nhân từ đợt "xả hàng" của một trong số các cá mập lớn nhất đang nắm giữ Bitcoin – Terraform Labs (TFL) tổ chức đứng sau đồng stablecoin dựa trên thuật toán UST (TerraUSD), đồng thời cả đồng coin LUNA và Luna Foundation Guard (LFG).
Vào đêm qua, Terraform Labs đã bán sạch toàn bộ Bitcoin mình đang nắm giữ - khoảng 42.530 Bitcoin – tương đương 1,3 tỷ USD. Từng được kỳ vọng có thể hồi sinh Bitcoin với kế hoạch mua vào khoảng 10 tỷ USD để giữ ổn định cho đồng stablecoin UST, giờ đây chính Terraform Labs lại trở thành "tội nhân" khi bán ra một khối lượng lớn Bitcoin, đẩy giá của đồng tiền mã hóa này giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng gần đây.
Trên thực tế, đồng UST cũng đã mất khả năng neo giá theo tỷ lệ 1:1 với USD lần thứ hai trong vòng 3 ngày qua khi giá giảm 5,3% xuống mức 95 cent vào đêm qua. Để duy trì được mức giá 1 USD, đảm bảo tỷ lệ 1:1 khi neo giá với USD, LFG có thể buộc phải bán toàn bộ kho dự trữ LUNA và Bitcoin của mình.
Mới đây một dòng tweet của Do Kwon, nhà sáng lập Terraform Labs, cho biết, họ đang "triển khai thêm vốn" để hỗ trợ cho stablecoin của mình, nhưng không cho biết chi tiết. Ngoài ra Kwon cũng tweet thêm rằng: "LFG không cố gắng thoát hết vị thế Bitcoin của mình" và cho biết "mục tiêu là để số vốn này nằm trong tay một nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp" vì vậy họ cần tăng cường thanh khoản cho UST.
Tuy nhiên nhiệm vụ này đang ngày càng khó khăn hơn cho Terraform Labs khi giá trị của UST vẫn đang trên đà sụt giảm. Từ mức giá 95 cent, vài tiếng trước UST bất ngờ sụt giảm xuống chỉ còn 0,8 USD (thậm chí có lúc còn rơi xuống mức 0,6 USD). Mặc dù vậy, so với tỷ lệ 1:1 khi neo giá với đồng USD, mức giá này đang quá thấp so với một đồng stablecoin.
Sự sụt giảm giá của UST còn có tác động nguy hiểm hơn nhiều người tưởng. Với vai trò là đồng tiền trung tâm cho hệ sinh thái được Terraform Labs gây dựng nên nhiều năm nay, sự đi xuống của UST có thể gây ra tác động tiêu cực vượt ra ngoài phạm vi của mình.
Simon Furlong, đồng sáng lập và COO của Geode Finance, trả lời TechCrunch cho biết: "Có hơn 18 tỷ USD (giá trị vốn hóa của UST) thanh khoản liên quan đến UST trong hệ sinh thái DeFi rộng lớn – nơi UST đang được sử dụng làm tài sản thế chấp và trong các kho dự trữ khác nhau – điều có thể bị xóa sổ và gây ra làn sóng sụp đổ trên khắp thị trường DeFi."
Sau hai năm tăng trưởng đầy hưng phấn, mùa đông trên thị trường tiền mã hóa đang đến và những tác động tiêu cực của nó có thể chỉ mới bắt đầu.
Nhấn mạnh xử lý gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử còn khó khăn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động rà soát và xử lý việc lợi dụng livestream và các website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ứng dụng Perplexity AI bắt tay ứng dụng thanh toán trực tuyến PayPal để triển khai mua sắm trực tuyến trong các cuộc trò chuyện. Sự hợp tác này khiến cuộc đua AI ngày càng 'nóng' hơn.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?