Tại cuộc họp với Chính phủ sáng ngày 25/4, 4 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Nhà nước (Big 4) vừa đồng thuận cao với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước về các giải pháp giảm lãi suất cho vay , tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác trong rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án bất động sản.
Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh trong lúc người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải đồng hành và sử dụng hết các công cụ của Nhà nước để chia sẻ, hỗ trợ, trên tinh thần "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro". Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cần sử dụng hết các công cụ để tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý.
Đối với thị trường tài chính, Thủ tướng yêu cầu hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ, khả thi; nhất là việc giảm lãi suất huy động và cho vay, bảo đảm cân đối, hài hoà giữa tỉ giá và lãi suất, giữa lãi suất và lạm phát, tăng khả năng tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp.
Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp , Thủ tướng yêu cầu đưa ra các công cụ, cách thức, phương pháp để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có điều kiện, khả năng thanh toán cho các trái chủ theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường niềm tin của thị trường. Bộ Tài chính cần phát huy vai trò chủ động hơn nữa, thảo luận với với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái chủ để tìm ra tiếng nói chung, giải pháp chung trên nguyên tắc lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ.
Đối với thị trường bất động sản , ngoài tháo gỡ về pháp lý, cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để hoàn thành các công trình, dự án đưa các sản phẩm vào thị trường. Triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh trục lợi, tiêu cực.
Thủ tướng cho rằng các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng tín dụng của nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng này cần tham gia dẫn dắt, điều tiết thị trường; giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay; có chính sách hỗ trợ lãi suất đối với từng đối tượng cụ thể, hướng tín dụng vào đúng vào các địa chỉ, lĩnh vực cần thiết.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng cho biết, tại cuộc hợp, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đã đồng thuận cao về chủ trương của NHNN về việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống để góp phần giúp các ngân hàng hạ mặt bằng lãi suất.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, thông tin thêm, trong thời gian qua, NHNN đã điều hành liên tục tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường mở, giảm lãi suất trên thị trường này từ 6% xuống còn 5%. Thanh khoản hệ thống dồi dào với số dư tiền gửi dự trữ của các ngân hàng tại NHNN thường xuyên dư thừa, lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh tạo điều kiện giảm lãi suất trên thị trường 1.
Cùng với đó, tỷ giá VND ổn định so với các đồng tiền khác giúp NHNN mua một lượng lớn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại tệ, tương ứng đưa lượng tiền đồng lớn ra thị trường.
Thực tế, thời gian gần đây, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.
Chỉ trong vòng 2 tuần, NHNN đã tiến hành liên tiếp 2 đợt giảm lãi suất điều hành vào các ngày 15/3 và 3/4. Lãi suất huy động đã giảm mạnh sau 2 lần giảm lãi suất điều hành. So với mức đỉnh điểm ghi nhận hồi giữa tháng 1, lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5-1,5% ở tất cả kỳ hạn.
Mặt bằng lãi suất huy động nhiều ngân hàng đã về dưới 8%/năm. Hiện chỉ còn 2 ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi trên 9%/năm là ABBank và OCB.
NHNN vừa công bố diễn biến lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng tháng 3/2023. Theo đó, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,2-0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5,5- 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 7,0-8,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 6,7-7,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 7,1- 8,1%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức tín dụng ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Từ đầu tháng 4 đến nay, các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, mức giảm khoảng 1-1,5%/năm.
Về lãi suất cho vay, theo NHNN, trong tháng 3, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 9,6-11,3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,5%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN. Lãi suất cho vay USD bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 4,4 - 5,7%/năm đối với ngắn hạn; 6,1-6,4%/năm đối với trung và dài hạn.
Hiện, mức lãi suất cho vay mới đã giảm 0,6% so với với cuối năm 2022 và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.316,23 điểm, tương ứng tăng 5,66 điểm (0,43%) so với hôm trước. HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,04%) xuống 226,4 điểm. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ mức 98,19 điểm.
Việc cho vay đặc biệt của NHNN chỉ áp dụng với 2 trường hợp, bao gồm tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt nhằm chi trả cho người gửi tiền và để thực hiện phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc của các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định phạt hành chính hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán Thiên Việt do vi phạm quy định trong quá trình thực hiện lệnh giao dịch trái phiếu cho khách hàng.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai (9/6), chỉ số S&P 500 nhích nhẹ nhờ sự thúc đẩy của Amazon và Alphabet. Trong khi đó, thị trường vẫn thận trọng quan sát cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng đã làm rung chuyển thị trường tài chính suốt nhiều tháng qua.
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ đồng USD yếu, trong khi giới đầu tư tập trung theo dõi sát diễn biến đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Châu Mỹ Latinh đang nổi lên như một điểm đến thu hút đầu tư hàng đầu khi bất ổn địa chính trị, căng thẳng thương mại leo thang. Giới đầu tư tìm kiếm những lựa chọn ở khu vực được đánh giá ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan và các xung đột lớn.
Ông Nguyễn Tấn Danh, con trai ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch HĐQT Phát Đạt (PDR), đăng ký bán toàn bộ 3,4 triệu cổ phiếu để giải quyết tài chính cá nhân.
Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6% trong năm 2025 và 6,3% năm 2026. Riêng quý II và quý III/2025, tăng trưởng GDP dự kiến đạt lần lượt 6,1% và 5,8%.
Áp lực điều chỉnh từ các cổ phiếu trụ như VIC, VHM khiến thị trường gặp khó. Hai cổ phiếu đều giảm kịch sàn, lấy đi tổng cộng 11 điểm của VN-Index. VRE cũng giảm 3,6%. Thanh khoản giảm so với phiên trước, giá trị giao dịch trên HoSE xấp xỉ 18.000 tỷ đồng.
Dù bức tranh vĩ mô nhiều bất ổn, các nhà phân tích hàng đầu vẫn đặt niềm tin vào Nvidia, Zscaler và Salesforce nhờ khả năng dẫn đầu công nghệ, tầm nhìn sản phẩm rõ ràng và nhu cầu khách hàng bền vững. Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc những cái tên này như các lựa chọn tiềm năng để vượt qua biến động ngắn hạn và hưởng lợi trong tương lai.
Theo Chi cục Thống kê thành phố, trong tháng 5/2025, Hà Nội đã thu hút được gần 1,4 tỷ USD vốn FDI. Tính cả 5 tháng đầu năm, vốn FDI vào Hà Nội là 2,873 tỷ USD, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Tính đến hết tháng 5, tổng số tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 10,07 triệu – vượt xa mục tiêu 9 triệu tài khoản được đặt ra cho năm 2025.
Áp lực bán tiếp tục gia tăng khiến VN-Index mất mốc 1.330 điểm. Điểm tích cực là giao dịch vẫn diễn ra sôi động, thanh khoản thị trường lên tới hơn 27.000 tỷ đồng
Tính đến hết tháng 5/2025, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,4 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ.
Tesla là cổ phiếu gây áp lực giảm lớn nhất lên các chỉ số chứng khoán Mỹ trong phiên ngày 5/6, chốt phiên với mức giảm hơn 14% và không giữ được mức vốn hóa thị trường trên 1 nghìn tỷ USD.
Tháng 5/2025, HNX tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành, huy động được 18.049,5 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, KBNN đã huy động được 170.917 tỷ đồng qua đấu thầu TPCP, đạt 34,2% kế hoạch năm 2025.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 279/TB-VPCP ngày 4/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển.
Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm ngày 4/6 nhờ lực đẩy từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng đô la Mỹ biến động nhẹ khi mức thuế nhập khẩu mới cao hơn đối với thép và nhôm chính thức có hiệu lực. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại kéo dài, vốn đã làm rung chuyển các thị trường suốt nhiều tháng qua.
Sau khi bán ra 500.000 cổ phiếu HBC trong thời gian từ 27-29/5, Tổng Giám đốc Xây dựng Hòa Bình Lê Văn Nam tiếp tục đăng ký bán toàn bộ 123.700 cổ phiếu còn lại để giảm sở hữu về 0.
VN-Index chính thức đóng cửa vượt mức đỉnh 1.343 điểm của tháng 3/2025 và thiết lập mức đỉnh mới. Dòng tiền tăng điểm lan tỏa ra nhiều nhóm ngành với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu nhạy nhất thị trường là dòng chứng khoán.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?