Nguồn tiền đầu tư vào bất động sản tăng trong khi nguồn cung hạn chế đang đẩy giá bất động sản tăng, có xu hướng hình thành mặt bằng giá mới.
Nhà ở bình dân mất hẳn trên thị trường TP Hồ Chí Minh
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VaRS) quý 2 năm 2021, TP Hồ Chí Minh có 3 dự án với 2002 sản phẩm được Sở Xây dựng cấp phép đủ điều kiện tham gia thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, giá bán căn hộ tại TP Hồ Chí Minh biến động rất mạnh, khoảng giãn lớn nên rất khó xác định mức giá bình quân. Nhà ở bình dân cũng đã mất hẳn trên thị trường thành phố.
“Giá bán biến động mạnh nhất ở khu vực thành phố Thủ Đức, Quận 7 và một số quận trung tâm. Giá bán căn hộ tại một số vùng thuộc thành phố Thủ Đức đã bị đẩy lên khoảng 2 lần (đạt trung bình khoảng 60 triệu đồng/m²) so với trước đây” - ông Nguyễn Văn Đính nói.
Hai năm gần đây, thị trường bất động sản phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng. Nguyên nhân chính là do quỹ đất phát triển nhà ở tại các đô thị lớn hạn chế, chi phí tài chính về đất tăng cao, thời gian cấp phép dự án kéo dài. Đặc biệt, các cuộc thanh, kiểm tra pháp lý các dự án đã được cấp phép kéo dài khiến cho nguồn cung mới bị siết chặt. Đây cũng chính là yếu tố đẩy giá nhà đất tại nhiều tỉnh thành tăng cục bộ.
Bất động sản thiếu nguồn cung, hình thành mặt bằng giá mới
Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, số lượng dự án bất động sản được cấp mới đã giảm mạnh. Năm 2019, thành phố Hà Nội có 61 dự án, TP Hồ Chí Minh có 47 dự án đủ điều kiện bán nhà, giảm khoảng 80 % so với các năm trước đó. Năm 2020, thành phố Hà Nội có 19 dự án, TP Hồ Chí Minh có 22 dự án được cấp mới.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, việc tiếp cận đất đai hiện nay rất khó khăn khiến số lượng dự án bất động sản được cấp mới giảm 80%. Vì vậy, giá đất nền tại một số địa phương đã tăng cao, thậm chí xuất hiện một số dự án không đủ cơ sở pháp lý nhưng vẫn giao dịch, mua bán.
Tại TP Hồ Chí Minh, với nguồn cung mới ngày càng ít, mặt bằng giá sơ cấp các phân khúc có sự điều chỉnh tăng. Thị trường căn hộ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh trong quý 2 năm 2021 ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ giảm nhẹ so với quý 1/2021, trong đó nguồn cung giảm 28% và lượng tiêu thụ giảm 26%. Mức giá sơ cấp tại TP Hồ Chí Minh trong nửa đầu quý 2 tăng khoảng 3-5%
Vấn đề pháp lý về đất khiến các dự án khó triển khai
Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2020, kinh tế suy giảm, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, hoạt động đầu tư thua lỗ nên nhiều nhà đầu tư đã rút vốn khỏi ngành kinh doanh truyền thống, để chuyển dòng vốn hướng vào bất động sản. Điều này đã làm tăng hơn khoảng 30% lực cầu đầu tư trong thị trường bất động sản.
Năm 2021 dòng tiền đầu tư vào bất động sản vẫn duy trì và gia tăng so với năm 2020 trong đợt sốt đầu năm. Mặt khác, việc khan hiếm nguồn cung trong khi cầu tăng là nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng mạnh.
Ngoài nguồn cung căn hộ thiếu, đặc biệt là căn hộ giá rẻ, ở phân khúc đất nền, đây vẫn là sản phẩm được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất tại các địa phương ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sản phần này sẽ khan hiếm dần vì các địa phương cũng hạn chế cho phát triển dự án đất nền, chỉ còn chủ yếu ở những dự án đấu giá.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, nguồn cung bất động sản, lượng dự án đưa ra thị trường cuối 2018 đầu 2019 là gần như bằng 0, mà nguyên nhân trực tiếp do vấn đề pháp lý của đất. “Hiện nay, có rất nhiều mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai vì vậy TP Hồ Chí Minh rà đi rà lại không dám ký văn bản này. Đây là khoảng lặng thị trường do khủng hoảng pháp lý, trong khi tỷ lệ giao dịch thành công các dự án cao” - GS. Đặng Hùng Võ nói.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, hiện mỗi loại đất khi chuyển đổi sang đất ở được xử lý một cách: Đất công xử lý kiểu đất công, đất nông nghiệp xử lý kiểu đất nông nghiệp cũng đang là bất cập. “Chúng ta không gỡ các vấn đề về pháp lý cho các dự án bất động sản sẽ tác động đến thị trường trong trung hạn. Một dự án bất động sản quá trình chuẩn bị khoảng vài năm, nhưng khi các dự án đang triển khai bị dừng lại rà soát, dự án mới không triển khai được. Tôi lo những năm tới thị trường bất động sản sẽ thiếu cung. Khi thiếu cung giá sẽ tăng, chúng ta phải tính đến các hệ lụy của nó” - GS. Đặng Hùng Võ cho biết thêm.
Bảng giá đất điều chỉnh được áp dụng đến hết năm 2025, gấp 2-6 lần so với bảng giá đất cũ. Trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2 trên các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào.., quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Mới đây, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 1 cho liên danh CTCP Regal Group và CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) để đầu tư dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, thị xã Hương Trà.
UBND TP Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình 01 dự án: Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại phường Giảng Võ với diện tích 6,838 ha.
Sở TN&MT TP HCM cho biết chưa nhận được hồ sơ của Thảo Cầm Viên về việc rà soát và kê khai từng phần diện tích sử dụng tại khu đất gần 160.000 m2 ở quận 1.
Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, hiện trên địa bàn thành phố có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai. Từ năm 2021 đến nay đã có khoảng 0,64 triệu m2 sàn nhà ở xã hội đi với hơn 10.270 căn hộ đi vào sử dụng. Dự kiến trong giai đoạn 2024 - 2025, có khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án sẽ hoàn thành.
Theo đó, Dự án Khu dân cư mới phía Tây Bắc Đường tỉnh 517, xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn có mức đầu tư 484 tỷ đồng, Dự án Khu dân cư mới thị trấn Thọ Xuân (đối diện công sở thị trấn Thọ Xuân), huyện Thọ Xuân có mức đầu tư 765 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch UBND TP HCM khẩn trương triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây ban hành Thông tư số 20 bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành. Thông tư 20 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Dự án này có tên gọi thương mại là X2 Hội An Resort - Residence tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, do Công ty CP Mỹ Việt làm chủ đầu tư.
UBND tỉnh Ninh Thuận mới đây đã có quyết định thu hồi đất dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa của CTCP Thành Trung Ninh Thuận và dự án Khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành.
UBND TP Hà Nội cho biết, vào tháng 9 vừa qua, UBND TP đã có quyết định chấm dứt thực hiện nội dung các văn bản giao chủ đầu tư của UBND tỉnh Hà Tây trước đây và các văn bản khác liên quan đến dự án...
Theo Bộ Xây dựng, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội. Tính chung toàn thị trường cung cấp 57.652 căn trên tổng số mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội như đã đề ra.
UBND TP Hà Nội vừa duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000, quy mô hơn 1,400ha thuộc địa giới hành chính 7 xã: Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hoà, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
"Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất Việt Nam 10 năm qua", đây là nhận định của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn. Và tỷ lệ thuận với giá nhà đất leo thang thì người trẻ tại Việt Nam cũng gặp khó trong việc mua nhà.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?