Cục Hàng không Dân dụng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng Sân bay Phan Thiết

Ngày 10/10, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh vừa có buổi làm việc trực tuyến Cục Hàng không Việt Nam về công tác rà soát, tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong việc chuẩn bị đầu tư dự án Cảng hàng không Phan Thiết - hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT và một số nội dung khác có liên quan.

Dự án đầu tư xây dựng hạng mục hàng không dân dụng sân bay Phan Thiết được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao từ năm 2014.

Tuy nhiên, hiện nay Hội đồng thẩm định liên ngành dự án sân bay Phan Thiết lại cho rằng việc điều chỉnh dự án sân bay Phan Thiết từ cấp 4C lên cấp 4E còn một số nội dung chưa thống nhất giữa Bộ Quốc phòng và Bộ GTVT.

Cụ thể là việc không trùng lắp về khối lượng giữa mục hàng không dân dụng và hạng mục quân sự; dự báo lưu lượng khách, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, mức thu phí dịch vụ, phương thức khai thác, vận hành dự án.

Ngoài ra, còn một số vướng mắc về cơ cấu nguồn vốn, nhiều hạng mục chưa có trong phương án đầu tư dự án, chỉ tiêu tài chính về chi phí duy tu sửa chữa định kỳ, năng lực và kinh nghiệm của nhà dầu tư, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng dự án xây dựng Cảng Hàng không Phan Thiết là sân bay lưỡng dụng quân sự và dân dụng nên thủ tục về mặt pháp lý rất phức tạp, tỉnh Bình Thuận phải chủ động làm việc với các bộ, ngành để được hướng dẫn lập các thủ tục pháp lý có liên quan.

Đây là dự án của tỉnh Bình Thuận, nhưng cũng là dự án của Cục Hàng không Việt Nam. Do đó trong thời gian tới, Cục Hàng không Việt Nam sẽ trực tiếp làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan để thống nhất một số nội dung nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Cảng Hàng không Phan Thiết.

Trước đó Đoàn công tác Quân chủng Phòng không - Không quân cũng đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về các nội dung liên quan việc phối hợp triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng sân bay quân sự tại TP Phan Thiết.

Phối cảnh Sân bay Phan Thiết.
Phối cảnh Sân bay Phan Thiết.

Theo Sở GTVT, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án, tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành 545,56 ha gồm mặt bằng sân bay 542 ha. Đoàn công tác Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, hiện nay các gói thầu thi công và khu bay đã được các đơn vị thi công hoàn thành khoảng 70% khối lượng.

Từ nay đến tháng 9/2023, tập trung thi công phần kết cấu công trình nên cần nhiều vật liệu đặc thù cung cấp cho dự án. Theo đó, Sở GTVT kiến nghị tỉnh sớm hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công. Đồng thời, hỗ tháo gỡ khó khăn các vấn đề liên quan đến cung cấp vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu của dự án.

Giải quyết khó khăn liên quan đến nguồn cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ dự án, UBND tỉnh giao Sở TN&MT phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân trên cơ sở khối lượng nhu cầu vật liệu còn lại, trực tiếp khảo sát các mỏ đã cấp phép khai thác hoặc có trong quy hoạch được duyệt phạm vi gần khu vực dự án để tiến thành các thủ tục tiếp theo.

Ngày 31/8, trong chuyến thăm và làm việc tại Bình Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ KH-ĐT, UBND tỉnh Bình Thuận và các bộ, ngành, đơn vị đầu tư, nhà thầu phối hợp thúc đẩy các bước xây dựng dự án, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công; triển khai theo quy hoạch; đầu tư cảng hàng không Phan Thiết theo hướng hiện đại, phát triển lâu dài theo tiêu chuẩn quốc tế.

Sân bay Phan Thiết được điều chỉnh từ cấp 4C lên cấp 4E với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỉ đồng. Đây là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với sân bay quân sự cấp I.

Mục tiêu nâng cấp sân bay nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các chặng bay Nội Bài - Phan Thiết, Vân Đồn - Phan Thiết, Cát Bi - Phan Thiết với các máy bay code E trong giai đoạn đến năm 2030 cũng như khai thác được các loại máy bay quân sự hiện đại nhất hiện nay.

Khi điều chỉnh quy hoạch sân bay Phan Thiết, các cơ quan liên quan đã kéo dài đường cất hạ cánh sân bay từ 2.400 m lên 3.050 m, mặt đường lăn rộng 23 m, dải lăn rộng 43,5 m, đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO.

Sân đỗ máy bay cũng được mở rộng gồm hai máy bay code E, và bốn máy bay code C. Nhà ga hành khách sân bay Phan Thiết được mở rộng từ 5.000 m2 lên 19.200 m2, để đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.

Với quy hoạch điều chỉnh, sân bay Phan Thiết sẽ được chia làm ba khu: Khu bay dùng chung cho cả mục đích dân dụng và quân sự; khu phục vụ hàng không dân dụng gồm sân đỗ máy bay hàng không dân dụng và công trình hàng không dân dụng nằm độc lập; khu quân sự dành riêng đỗ máy bay quân sự, hạ tầng kỹ thuật quân sự.

Xóa 'thành phố bỏ hoang', Nhơn Trạch kiến nghị thu hồi 27 dự án chậm triển khai

Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Nhơn Trạch được định hướng trở thành đô thị.

Số liệu thống kê của UBND huyện Nhơn Trạch cho thấy hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng cộng 129 dự án đầu tư (chưa tính các dự án hoạt động ổn định trước năm 2014).

Trong đó có nhiều dự án chậm triển khai làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các quy hoạch và quá trình phát triển. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Nhơn Trạch đã thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng các dự án đầu tư trên địa bàn và kiến nghị UBND tỉnh thực hiện thu hồi các dự án chậm triển khai.

Cụ thể trong năm 2021, huyện Nhơn Trạch đã kiến nghị UBND thu hồi và xử lý 13 dự án chậm triển khai. Tiếp đó, trong 9 tháng của năm 2022, địa phương tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh thu hồi và xử lý đối với 14 dự án chậm triển khai khác. Hầu hết các dự án chậm triển khai được kiến nghị thu hồi, xử lý là các dự án đầu tư xây dựng các khu dân cư, thương mại dịch vụ.

Việc có nhiều dự án khu dân cư, thương mại dịch vụ chậm triển khai trên địa bàn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút dân cư đến sinh sống tại đô thị mới Nhơn Trạch. Theo định hướng, đến năm 2025, dân số của huyện Nhơn Trạch phải đạt khoảng 460.000 người. Tuy nhiên, đến thời điểm này, quy mô dân số của địa phương mới chỉ đạt khoảng 270.000 người.

Từ thực tế trên, thời gian tới, huyện Nhơn Trạch sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá để có cơ sở đề xuất các ngành chức năng và UBND tỉnh tiếp tục thu hồi, xử lý các dự án chậm tiến độ. Ngoài ra, UBND huyện cũng sẽ làm việc với các chủ đầu tư các dự án đã triển khai thực hiện nhưng chậm đưa vào khai thác, vận hành.

Trên địa bàn có 3 dự án được triển khai thực hiện từ các năm 2006, 2007, đủ điều kiện phân lô, bán nền nhưng sau một thời gian dài, cho đến nay, các dự án này vẫn chưa đưa vào sử dụng. Những dự án chậm đưa vào sử dụng, hay bị bỏ hoang trong một thời gian dài đã từng khiến Nhơn Trạch được mệnh danh là "thành phố bỏ hoang".

Xử lý gần 6.000 trường hợp vi phạm trật tự đô thị tại Cầu Giấy, TP Hà Nội

Theo lãnh đạo quận Cầu Giấy, trong 9 tháng năm 2022, quận đã và đang triển khai thực hiện 40 dự án đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: 4 dự án TP Hà Nội giao; 36 dự án quận, trong đó, 3 dự án sử dụng vốn mục tiêu TP và 33 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách quận (24 dự án chuyển tiếp và thực hiện đầu tư, 9 dự án chuẩn bị đầu tư).

Chủ động triển khai thực hiện các dự án đảm bảo triển khai theo đúng tiến độ đề ra, đẩy nhanh tiến độ thi công một số công trình trọng điểm như: Xây dựng trụ sở làm việc Quận ủy, HĐND và UBND quận Cầu Giấy tại ô đất ký hiệu D22 - khu đô thị mới Cầu Giấy; Cải tạo trường tiểu học Nghĩa Đô; Cải tạo trường mầm non Dịch Vọng Hậu...

Đối với công tác GPMB, hiện trên địa bàn có 41 dự án đang triển khai GPMB với tổng diện tích đất thu hồi 41,2ha; liên quan đến 1.385 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Dự kiến phải bố trí tái định cư cho 810 hộ gia đình, cá nhân.

UBND quận Cầu Giấy đã phê duyệt được 43 phương án/12,02 tỷ đồng, chi trả 9,94 tỷ đồng. Tập trung GPMB các dự án trọng điểm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách TP và 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách quận.

Trong lĩnh vực TN&MT, trong 9 tháng năm nay 2022, quận Cầu Giấy tiếp tục thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 1/6/2017 của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý, sử dụng đất; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn TP.

Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý sử dụng đất trên địa bàn, đảm bảo phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật đất đai và xử lý theo quy định. Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2021 trên địa bàn quận.

Trong 9 tháng năm 2022, quận Cầu Giấy đã xử lý gần 6.000 trường hợp vi phạm trật tự đô thị.
Trong 9 tháng năm 2022, quận Cầu Giấy đã xử lý gần 6.000 trường hợp vi phạm trật tự đô thị. Ảnh minh họa

Lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết thêm, trong 9 tháng năm 2022, quận Cầu Giấy đã cấp 55 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận các cơ sở Tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quận.

Tiếp tục thực hiện rà soát, tháo gỡ các trường hợp khó khăn, vướng mắc liên quan tới việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Rà soát biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn quận; phê duyệt phương án đánh số, gắn biển số nhà và cấp GCN số nhà cho 72 trường hợp.

Đối với công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng, trong thời gian trên, quận đã kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, quản lý chặt chẽ các điểm trông giữ phương tiện góp phần đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự trên địa bàn.

Cụ thể, quận Cầu Giấy đã xử lý 5.826 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, trật tự ATGT và VSMT với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng. Cấp phép xây dựng đạt yêu cầu về chất lượng và thời hạn thụ lý hồ sơ theo quy định. UBND quận Cầu Giấy đã cấp 489 giấy phép xây dựng với tổng diện tích sàn xây dựng 132.727m2. Đã kiểm tra, lập hồ sơ xử lý 36 công trình xây dựng vi phạm với tổng số tiền 1,14 tỷ đồng.

Đồng thời, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo UBND các phường đôn đốc chủ đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, nhà chung cư trên địa bàn tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa chữa những bộ phận công trình hư hỏng, đảm bảo chất lượng quản lý vận hành nhà chung cư, bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, cấp thoát, nước... đáp ứng nhu cầu thiết yếu của Nhân dân.

Hướng dẫn UBND phường, chủ đầu tư và các hộ dân sinh sống tại nhà chung cư làm thủ tục để thành lập Ban quản trị, hoạt động theo đúng quy định. Tăng cường giải quyết các kiến nghị của cư dân, vấn đề dân sinh bức xúc về công tác quản lý vận hành nhà chung cư.

Biệt thự Sun Grand City Feria Hạ Long

Sun Grand City Feria là tổ dự án biệt thự đơn lập, song lập và tứ lập nằm trên tuyến đường Kỳ Quan, thuộc phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Sun Grand City Feria được quy hoạch trên tổng diện tích 20,11 ha, bao gồm 419 căn biệt thự, xây dựng 3 tầng và 1 tum. Dự án có 3 hình mẫu thiết kế chính bao gồm: biệt thự đơn lập, biệt thự song lập và biệt thự tứ lập.

Biệt thự đơn lập Sun Grand City Feria với tổng số 109 căn, có diện tích dao động từ 250 m2 – 600 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 410 m2 – 652 m2.

Phối cảnh biệt thự đơn lập Sun Grand City Feria
Phối cảnh biệt thự đơn lập Sun Grand City Feria.

Biệt thự song lập Sun Grand City Feria với tổng số 206 căn, có diện tích dao động từ 180 m2 – 280 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 300 m2 – 382 m2.

Biệt thự tứ lập Sun Grand City Feria với tổng số 104 căn, có diện tích dao động từ 130 m2 – 180 m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 272 m2.

Trong dự án biệt thự nghỉ dưỡng này có hơn 38.000 m2 tiện ích, bao gồm: công viên Signature 1.717 m2; sân bóng rổ 750 m2; sân chơi trẻ em 714 m2; đài phun nước 3.450 m2; sân cầu lông 3.328 m2; hai khu vực hồ cảnh quan với diện tích tương ứng là 11.800 m2 và 4.678 m2; khu vực clubhouse 11.700 m2.

Dự án biệt thự Sun Grand City Feria Hạ Long do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Sun Group là tập đoàn chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản, thương mại, du lịch và dịch vụ.

Giá bán biệt thự được tham khảo trên thị trường của dự án Sun Grand City Feria từ 13 tỷ/căn.