Từ tháng 1/2022, gây ồn ào sau 22h tại chung cư sẽ bị phạt tiền

Ngày 31/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP với nội dụng Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Bản tin bất động sản ngày 11/1: Nhiều vi phạm tại chung cư sẽ bị phạt tiền từ 2022
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với hành vi phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư...

Theo Nghị định, hàng loạt các hành vi vi phạm hành chính tại chung cư sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với hành vi phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

TP HCM: Xin đất đầu tư bệnh viện rồi mang đi thế chấp ngân hàng

Năm 2005, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đặng Trần (Công ty Đặng Trần) nộp hồ sơ xin tham gia xã hội hoá đầu tư xây dựng bệnh viện trong khu dân cư 174ha tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 (nay là TP.Thủ Đức). Đến năm 2006, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương và giao 3,2ha đất cho Công ty Đặng Trần xây dựng bệnh viện. Chủ đầu tư sau đó đã nộp 24,7 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào ngân sách. Do trừ lộ giới đường, diện tích thực tế của dự án thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là 2,9ha nên Sở Tài chính sau đó đã hoàn trả 2,5 tỷ đồng cho Công ty Đặng Trần.

Tháng 7/2008, Công ty Đặng Trần đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Thương mại Việt Tín (Công ty Việt Tín). Tại thời điểm này, đề án thành lập Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm quy mô 500 giường tại khu đất 2,9ha phường Thạnh Mỹ Lợi đã được Bộ Y tế chấp thuận.

Đến tháng 2/2009, UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Việt Tín để đầu tư xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án có điều kiện ràng buộc cụ thể như sau: nếu sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà dự án không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án thì có thể bị chấm dứt hoạt động dự án.

Sau khi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, chủ đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm chỉ thi công phần ép cọc rồi tạm dừng, không thực hiện thêm bất kỳ hạng mục nào khác.

Thời gian này, Công ty Việt Tín dùng quyền sử dụng 2,9ha đất dự án bệnh viện góp vốn với Công ty Cổ phần Bệnh viện Ngọc Tâm (Công ty BV Ngọc Tâm). Giá trị góp vốn là 105 tỷ đồng. Năm 2012, Công ty Việt Tín chuyển nhượng toàn bộ dự án cho đối tác.

Dự án được UBND TP.HCM chấp thuận gia hạn lần 1 vào tháng 12/2012. Quy định về tiến độ dự án, đến hết tháng 6/2014, Công ty BV Ngọc Tâm phải hoàn tất giai đoạn 1 của dự án gồm xây xong 30.000m2 sàn và đưa vào sử dụng một số hạng mục.

Tuy nhiên, sau khi có được dự án, Công ty BV Ngọc Tâm đã 3 lần thế chấp cho ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh với tổng số tiền 273 tỷ đồng.

Cụ thể, tháng 4/2014, công ty đã thế chấp quyền sử dụng đất dự án với số tiền 150 tỷ đồng. Tháng 11/2014, Công ty BV Ngọc Tâm tiếp tục thế chấp với số tiền 55 tỷ đồng. Tháng 5/2016, công ty này tiếp tục thế chấp quyền sử dụng đất dự án với số tiền 68 tỷ đồng.

Kiểm tra hiện trạng dự án, tổ công tác của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cùng UBND quận nhận thấy, dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Tâm hiện là bãi đất trống, chỉ có một số cọc bê tông đã ép, ngoài ta chưa triển khai bất kỳ hạng mục công trình nào khác.

Công ty BV Ngọc Tâm sau đó kiến nghị xin rút ngắn thời gian thực hiện dự án từ 4,5 năm xuống còn 18 tháng. Tuy vậy, Sở KH&ĐT cho rằng, chủ đầu tư xin rút ngắn tiến độ dự án nhưng không làm rõ tính khả thi và không cung cấp các tài liệu chứng minh. Do đó, không có cơ sở để xem xét.

Sở KH&ĐT nhận thấy có đủ điều kiện để chấm dứt hoạt động dự án, do đó kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đã cấp và chỉ đạo chấm dứt hoạt động dự án.

Qua thanh tra dự án, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cho rằng, Công ty Đặng Trần được giao đất để đầu tư xây dựng bệnh viện nhưng không thực hiện mà góp vốn bằng quyền sử dụng đất và sau đó chuyển nhượng dự án. Điều này thể hiện Công ty Đặng Trần không có năng lực thực hiện dự án.

Dự án chậm tiến độ 5 năm, sau khi được gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng vẫn chậm tiến độ so với thời gian gia hạn. Đồng thời, Công ty BV Ngọc Tâm đã 3 lần thế chấp quyền sử dụng đất dự án cho ngân hàng nhưng vẫn không triển khai, thể hiện không thực sự có ý định thực hiện dự án.

Theo Thanh tra Sở TN&MT, khu đất 2,9ha được giao cho Công ty Đặng Trần và đã sang tên cho Công ty BV Ngọc Tâm thuộc trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất do vi phạm quy định về tiến độ thực hiện dự án.

Ngoài kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi dự án, Thanh tra Sở TN&MT còn yêu cầu Công ty BV Ngọc Tâm không thực hiện các giao dịch liên quan đến khu đất 2,9ha của dự án.

Sẽ giữ lại các khu dân cư hiện có ở bãi sông trong Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời kiến nghị về đề nghị nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ thành phố Hà Nội sớm phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô Hà Nội phát triển đô thị.

Bản tin bất động sản ngày 11/1: Nhiều vi phạm tại chung cư sẽ bị phạt tiền từ 2022
Theo Bộ Xây dựng, Hà Nội cần khẩn trương thực hiện nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đơn vị và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung liên quan (bổ sung các khu dân cư hiện có ở bãi sông vào danh mục giữ lại, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và việc xây dựng, phát triển đô thị tại một số bãi sông) và hoàn thiện đồ án quy hoạch trước khi phê duyệt theo thẩm quyền.

Theo Bộ Xây dựng, Hà Nội cần khẩn trương thực hiện nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đơn vị và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung liên quan (bổ sung các khu dân cư hiện có ở bãi sông vào danh mục giữ lại, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và việc xây dựng, phát triển đô thị tại một số bãi sông) và hoàn thiện đồ án quy hoạch trước khi phê duyệt theo thẩm quyền.

Ngày 21/12/2021, Bộ Xây dựng đã có văn bản góp ý kiến đối với 2 đồ án quy hoạch phân khu nêu trên. Trên cơ sở các ý kiến góp ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng, UBND Hà Nội cần khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, tiếp thu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung liên quan (bổ sung các khu dân cư hiện có ở bãi sông vào danh mục giữ lại, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và việc xây dựng, phát triển đô thị tại một số bãi sông) và hoàn thiện đồ án quy hoạch trước khi phê duyệt theo thẩm quyền quy định pháp luật.

“Việc lập, thẩm định, lấy ý kiến, phê duyệt quy hoạch phân khu thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, nội dung quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật hiện hành có liên quan. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND Hà Nội trong quá trình tổ chức lập các quy hoạch phân khu đảm bảo tiến độ, chất lượng, tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô Hà Nội phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt”, Bộ Xây dựng cho hay.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cũng lý giải nguyên nhân chậm lập, phê duyệt hai đồ án quy hoạch phân khu đô thị thuộc đô thị trung tâm còn lại là Quy hoạch phân khu sông Hồng (R1-5) và Quy hoạch phân khu sông Đuống (R6) do đây là khu vực đặc thù, phải tuân thủ các yêu cầu của Luật Đê điều.

TP HCM: Giá nhà đất tăng nhưng giao dịch giảm

Trao đổi với báo chí, giám đốc một công ty bất động sản tại TP HCM chia sẻ, có những căn hộ bán giá cũ mà rao bán mãi vẫn không ai mua. Bởi thực tế, kinh tế khó khăn nên nguồn tài chính của người dân cũng cạn kiệt mà giá đất cao thì lại càng không mua được.

Vị giám đốc này cũng khẳng định giá đất thị trường có sự biến động tăng cao nhưng ít giao dịch thực tế đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.

Đặc biệt, doanh nghiệp lo sẽ ảnh hưởng đến việc thẩm định giá đất để nộp tiền sử dụng đất. Ví dụ có nhiều dự án do Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tổng hợp báo cáo và đang chờ TP thẩm định giá đất xác định để nộp tiền sử dụng đất, trong đó có 2 dự án của công ty hơn 10 năm chưa xác định được giá đất do vướng mắc nhiều thủ tục.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng lo lắng giá đất tăng cao bất thường ảnh hưởng đến giá bồi thường của các địa phương đối với công trình phúc lợi công cộng và đền bù thu hồi đất của các dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, nhất là các dự án mà người dân còn đang khiếu nại.

Mặt khác, mặt bằng giá đất nếu cao cũng khiến nguồn cung bất động sản trong những năm tới hạn chế, gây trở ngại rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu kéo giảm giá nhà mà trước hết là mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, "nhà ở thương mại giá phù hợp" tại TP HCM.