Bản tin bất động sản 19/9: TP HCM dành 20 khu đất rộng 38 ha để xây nhà ở xã hội

Bản tin bất động sản 19/9 đáng chú ý với việc TP HCM sẽ dành 20 khu đất với diện tích 38ha để xây nhà ở xã hội và Dự án khu nhà phố vườn Lộc An Airhomes tại Bà Rịa Vũng Tàu có giá từ 2,8 tỷ đồng/căn...

TP HCM dành 20 khu đất rộng 38 ha để xây nhà ở xã hội

Sở Xây dựng TP HCM xác định quận 12 là địa phương có nhiều đất nhà ở xã hội nhất và khu nhà ở xã hội phường Hiệp Thành đã có đất sạch, có cơ sở hạ tầng đầy đủ; quận Bình Tân có 3 khu và Gò Vấp có 2 khu.

Ngoài ra, TP HCM còn có quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, người thu nhập thấp ở 25 khu đất để xây dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích 57 ha, gồm: 20 dự án ở TP Thủ Đức, 3 dự án ở quận Bình Tân, một ở Bình Chánh và một ở quận 7. Trong số này, 14 dự án đã có đất sạch, đang làm thủ tục đầu tư xây nhà ở xã hội.

Theo Sở Xây dựng, ở giai đoạn 2021-2025, toàn TP HCM có khoảng 519.000 người dân cần nhà ở xã hội, 5 năm tiếp theo có hơn 524.000 người có nhu cầu, kể cả công nhân.

Trong năm nay, toàn thành phố có một dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng với quy mô 260 căn hộ, diện tích sàn hơn 32.600 m2 tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức.

TP HCM cũng khởi công 9 dự án nhà ở xã hội với quy mô 8.666 căn hộ, tổng diện tích sàn gần 627.000 m2; 2 nhà lưu trú công nhân có quy mô 1.400 phòng, diện tích sàn hơn 120.800 m2.

Bên cạnh đó, thành phố còn 70 dự án chưa triển khai xây dựng với quy mô hơn 12.400 phòng, diện tích sàn gần 597.000 m2.

TP.HCM dành 20 khu đất rộng 38 ha để xây nhà ở xã hội. Ảnh minh họa
TP HCM dành 20 khu đất rộng 38 ha để xây nhà ở xã hội. Ảnh minh họa

Sở Xây dựng đề xuất Bộ hướng dẫn cách xác định chi phí đầu tư hạ tầng và bồi thường giải phóng mặt bằng khi chủ đầu tư bàn giao lại quỹ đất thực hiện nhà ở xã hội bằng 20% diện tích dự án nhà ở thương mại.

Đồng thời, đơn vị này cũng đề nghị hướng dẫn cách xác định chi phí, cơ quan chủ trì thẩm định, phê duyệt chi phí và cách thanh toán cho chủ đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Hồi đầu tháng 9, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt đề án xây dựng hơn 1,8 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong giai đoạn 2021-2030.

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu từ năm 2021 đến 2025 sẽ hoàn thành 700.000 căn nhà ở xã hội, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu; giai đoạn 2025-2030 sẽ hoàn thành 1,1 triệu căn nhà ở xã hội, đáp ứng khoảng 85% nhu cầu nhà ở của công nhân, người thu nhập thấp sống ở các đô thị.

Cũng theo Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội những năm tới sẽ tập trung tại các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp trên cả nước.

Cụ thể, đề án đặt mục tiêu từ nay tới năm 2030 Hà Nội sẽ xây thêm 136.000 căn hộ, TP HCM xây 130.000 căn hộ, Hải Phòng xây 45.355 căn hộ, Đà Nẵng xây 19.60 căn hộ, Cần Thơ xây 12.715 căn hộ.

Đề nghị Công ty Sài Gòn - Đại Ninh xử lý đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm

UBND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai chi nhánh Lâm Đồng rà soát, xây dựng kế hoạch, thực hiện giải tỏa cây trồng, công trình xây dựng trái phép và trồng lại rừng trên diện tích giải tỏa, diện tích đất trống theo kết quả rà soát và đề nghị của Hạt Kiểm lâm vào ngày 28/7/2022. Kết quả thực hiện, các doanh nghiệp trên báo cáo về UBND huyện Đức Trọng (qua Hạt Kiểm lâm) để tổng hợp.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng vào ngày 27/8/2022, tổng diện tích đất rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật từ năm 2019 đến tháng 6/2022 hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây nông nghiệp, xây dựng trái pháp luật trên địa bàn huyện nhưng chưa được giải tỏa và diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chưa thực hiện trồng rừng là 51,35 ha/4 đơn vị chủ rừng, gồm BQL rừng phòng hộ Đại Ninh 33 ha; BQL rừng phòng hộ Tà Năng 7,99 ha; BQL rừng NLG Đức Trọng 4,08 ha; Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh 6,28 ha.

Tổng diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật từ năm 2019 đến tháng 6/2022 hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây nông nghiệp, xây dựng trái pháp luật nhưng chưa thực hiện giải tỏa là 19,91 ha.

Trong đó, diện tích hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây nông nghiệp… là 19,30 ha/3 đơn vị chủ rừng, gồm BQL rừng phòng hộ Đại Ninh 15,67 ha; BQL rừng phòng hộ Tà Năng 2,10 ha; Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh 1,53 ha.

Tổng diện tích đất trống quy hoạch lâm nghiệp, bị lấn, chiếm đã thực hiện giải tỏa nhưng chưa thực hiện trồng rừng là 31,44 ha/4 đơn vị chủ rừng. Cụ thể, BQL rừng phòng hộ Đại Ninh 16,73 ha; BQL rừng phòng hộ Tà Năng 5,88 ha; BQL rừng NLG Đức Trọng 6,28 ha; Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh 2,55 ha.

Từ kết quả kiểm tra trên, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đề xuất UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo BQL rừng phòng hộ Đại Ninh, BQL rừng phòng hộ Tà Năng, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Sòn – Đại Ninh khẩn trương xây dựng kế hoạch và thực hiện giải tỏa cây trồng, công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm; triển khai thực hiện trồng rừng ngay trong mùa mưa năm 2022 trên diện tích đã giải tỏa theo quy định.

Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cũng đề xuất UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo BQL rừng phòng hộ Đại Ninh, BQL rừng phòng hộ Tà Năng, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Sòn - Đại Ninh, BQL rừng NLG Đức Trọng, Tập đoàn Tân Mai lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và xây dựng kế hoạch trồng rừng ngay trong mùa mưa trên những diện tích đất trống nêu trên theo đúng quy định; chỉ đạo các chủ rừng là doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng trên địa bàn huyện khẩn trương báo cáo kết quả rà soát diện tích đất trống, diện tích bị lấn, chiếm trên phạm vi, ranh giới được giao quản lý về Hạt Kiểm lâm để tổng hợp, báo cáo UBND huyện chỉ đạo xử lý.

Hà Nội triển khai các bước xây dựng dự án đường Vành đai 4

UBND thành phố Hà Nội giao kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trong tháng 6/2023 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 12/2023.

Đường Vành đai 4 là tuyên đường Vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô. Đây là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hà Nội trong 5 năm tới.

Tuyến đường này đã được thông qua bằng nhiều văn bản từ Bộ Chính trị, Trung ương, Thành ủy Hà Nội… Và UBND thành phố Hà Nội cũng vừa có kế hoạch cụ thể để biến các chủ trương thành hành động cụ thể, với quyết tâm hoàn thành tuyến đường đúng tiến độ.

UBND thành phố Hà Nội đặt ra tiêu chí cho việc đầu tư phát triển tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đáp ứng yêu câu xây dựng Thủ đô là một trong các cực tăng trưởng của cả nước; phát triển trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kêt vùng đô thị; là cơ sở để thực hiện công tác Quy hoạch đô thị và phát triên kết cấu hạ tầng đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị.

Tuyến đường sẽ tạo ra trục giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; tổ chức lại cơ cấu dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị

Chủ trương đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 và Chính phủ chỉ đạo triển khai tại Nghị quyết số 106/NQ-CP với tiên độ tổng thể chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

UBND thành phố Hà Nội xác định, dự án có khối lượng công việc rất lớn và các đặc điểm đặc thù của dự án như: Việc giải phóng mặt bằng được tách thành dự án thành phần, vốn đầu tư dự án gồm nhiều nguồn khác nhau, nhiều thủ tục trình tự chưa có quy định trong hệ thống quy phạm pháp luật, triền khai với nhiều cơ chế chính sách đặc thù được Quốc hội thông qua..

Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành, địa phương, trên tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, sử dụng tối đa sức mạnh, trí tuệ tập thể để triển khai đồng thời các công việc của dự án.

UBND thành phố phân công rõ nhiệm vụ đối với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín; Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố và các đơn vị có liên quan để chủ động triển khai tổ chức thực hiện.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao kế hoạch trong tháng 1/2023 phải phê duyệt các dự án thành phần; Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội và Dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.

Thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trong tháng 6/2023 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 12/2023.

Đồng thời, triển khai thực hiện dự án, phấn đấu khởi công dự án trong tháng 6 năm 2023; tập trung thi công cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Hà Nội ủy quyền cho địa phương tổ chức tái định cư phục vụ Dự án đường Vành đai 4. Ảnh: Tiền Phong
Hà Nội ủy quyền cho địa phương tổ chức tái định cư phục vụ Dự án đường Vành đai 4. Ảnh: Tiền Phong

Về công tác bố trí tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, UBND thành phố giao UBND các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh. Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín rà soát nhu cầu tái định cư, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng và Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư theo quy hoạch, quy mô, các hạng mục đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư... báo cáo UBND Thành phố xem xét chấp thuận, triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư bằng nguồn vốn dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, hoàn thành trong tháng 4/2023.

Đối với UBND quận Hà Đông cần rà soát nhu cầu tái định cư, phối họp với Sở Xây dựng tiến hành rà soát quỹ nhà tái định cư trên địa bàn để thành phố xem xét chấp thuận bố trí quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân đủ điều kiện được bố trí nhà tái định cư, hoàn thành xong trong tháng 9/2022.

Dự kiến, trong quý 3 năm nay, thành phố Hà Nội phối hợp với các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các tỉnh; Hưng Yên, Bắc Ninh để thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo triển khai các công việc liên quan của các dự án thành phần đảm bảo tính đồng bộ về tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, hiệu quả.

Trên cơ sở chỉ giới đường đỏ được phê duyệt, Ban Quan lý dự án Đâu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố phối hợp với với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cắm mốc chỉ giới đường đỏ, mốc giải phóng mặt bằng và tiến hành bàn giao mốc ngoài thực địa cho UBND các quận, huyện để triển khai các công tác tiếp theo phục vụ công tác GPMB.

Cụ thể, cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đòng đối với các đoạn đã phê duyệt, xong trong tháng 9/2022.

Cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín và Hoài Đức (đoạn đi ngoài đê Sông Đáy qua xà Song Phương) xong trước ngày 30/10/2022.

Thành phố sẽ lựa chọn nhà đầu tư Dư án thành phần 3 theo phương thức đối tác công tư ppp, loại hợp đồng BOT, hoàn thành trong tháng 6/2023.

Thành phố cũng lực chọn nhà thầu thi công. Đối với hạng mục xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội sẽ đấu thầu lựa chọn và thương thảo, ký hợp đồng nhà thầu xây lắp; tư vấn giám sát; bảo hiểm công trình hoàn thành trong tháng 8/2023.

Đối với dự án thành phần 3, đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, Nhà đầu tư lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, hoàn thành trong tháng 6/2023. Ưu tiên, tập trung triển khai đối với tiểu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong dự án thành phân 3.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể đối với các sở, ngành, quận huyện liên quan vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, quá trình triển khai thi công tập trung chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thi công.

Dự án khu nhà phố vườn Lộc An Airhomes tại Bà Rịa Vũng Tàu có giá từ 2,8 tỷ đồng/căn

Lộc An Airhomes có vị trí tọa lạc tại đường Long Mỹ - Láng Dài, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dự án cách biển chỉ 5 phút lái xe và cách sân bay Lộc An chưa đến 2 km.

Lộc An Airhomes có diện tích đất chỉ 1 ha, được quy hoạch với loại hình nhà phố vườn. Dự án cung cấp ra thị trường 29 căn nhà vườn có diện tích từ 160 – 1220 m2.

dự án Lộc An Airhomes Bà Rịa Vũng Tàu
Dự án Lộc An Airhomes Bà Rịa Vũng Tàu.

Dự án Lộc An Airhomes sở hữu mặt tiền đường nhựa 10 m, được quy hoạch lộ giới 36 m. Bên cạnh đó dự án sở hữu những tiện ích ngoại khu như: cách sân bay Lộc An 4 km, bãi biển Lộc An 5,2 km, bãi biển Hồ Tràm 10 km, dự án Novaland Hồ Tràm 11,3 km, cách thành phố Bà Rịa 17,9 km và thành phố Vũng Tàu 29,2 km…

Đơn vị đầu tư và phát triển của dự án Lộc An Airhomes Bà Rịa Vũng Tàu là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Bất động sản An Tường (An Tường Real). Được thành lập ngày 11/04/2018, đặt trụ sở tại số 4A đường số 6, phường An Lạc A, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Các sản phẩm tại dự án Lộc An Airhomes được mở bán với mức giá từ 2,8 tỷ đồng/căn.

https://sohuutritue.net.vn/ban-tin-bat-dong-san-19-9-tp-hcm-danh-20-khu-dat-rong-38-ha-de-xay-nha-o-xa-hoi-d149318.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kiểm toán Nhà nước phối hợp Hà Nội kiểm toán 12 dự án đất đai trọng điểm năm 2025

Kiểm toán Nhà nước phối hợp Hà Nội kiểm toán 12 dự án đất đai trọng điểm năm 2025

Bất động sản

Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề tại 12 dự án bất động sản trọng điểm thuộc 5 quận, huyện của thành phố Hà Nội, gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm.

Huế khởi công dự án nhà ở xã hội 842 tỷ đồng

Huế khởi công dự án nhà ở xã hội 842 tỷ đồng

Bất động sản

Chiều 25/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ Thượng tổ chức lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NOXH) tại khu đất XH1 khu C, đô thị mới An Vân Dương, TP Huế.

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt và đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt và đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Bất động sản

Hà Nội yêu cầu các quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến tiến độ Dự án đường Vành đai 4, để đảm bảo khởi công dự án vào dịp 19/5/2025.

Làm rõ phương án đầu tư 2 đoạn tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Yên Bái - Lào Cai

Làm rõ phương án đầu tư 2 đoạn tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Yên Bái - Lào Cai

Bất động sản

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu Giẽ - Ninh Bình và Yên Bái - Lào Cai.

Hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở

Hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở

Bất động sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành 2 Nghị quyết của Quốc hội về đất đai và nhà ở.

Vingroup đề xuất làm 7 dự án điện tái tạo và 1 nhà máy điện khí LNG với quy mô hàng chục tỷ USD

Vingroup đề xuất làm 7 dự án điện tái tạo và 1 nhà máy điện khí LNG với quy mô hàng chục tỷ USD

Bất động sản

Vingroup đề xuất làm 7 dự án điện tái tạo với tổng vốn 20-25 tỉ USD, đồng thời xây nhà máy điện khí hóa lỏng LNG tại Hải Phòng khoảng 5,5 tỷ USD.

Thanh tra dự án khu đô thị du lịch Summerland và Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm

Thanh tra dự án khu đô thị du lịch Summerland và Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm

Bất động sản

Thanh tra tỉnh Bình Thuận sẽ tiến hành việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, thực hiện Dự án khu đô thị dịch vụ du lịch Summerland (Dự án Summerland) và dự án Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm.

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới Cam Lâm gần 260.270 tỷ đồng

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới Cam Lâm gần 260.270 tỷ đồng

Bất động sản

Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới Cam Lâm tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Hà Nội phê duyệt phương án vị trí công trình cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án vị trí công trình cầu Tứ Liên

Bất động sản

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án tuyến, vị trí công trình cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.

Quảng Nam: Thanh tra dự án Hồ chứa nước Lộc Đại g hơn 300 tỷ, 7 năm chưa làm xong

Quảng Nam: Thanh tra dự án Hồ chứa nước Lộc Đại g hơn 300 tỷ, 7 năm chưa làm xong

Bất động sản

Ngày 24/3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng, liên quan đến các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn.

Bộ Xây dựng rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội

Bất động sản

Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư để hoàn thiện thủ tục, khởi công xây dựng trong năm 2025.

Đồng Nai có 75 dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất làm NOXH

Đồng Nai có 75 dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất làm NOXH

Bất động sản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà đã chủ trì buổi làm việc với Sở Xây dựng để nghe báo cáo về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại các khu dân cư thương mại trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm triển khai chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong giai đoạn 2025-2030.

Bộ Xây dựng công bố mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 tại Bắc Ninh

Bộ Xây dựng công bố mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 tại Bắc Ninh

Bất động sản

Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 276/QĐ-BXD về việc công bố mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 tại tỉnh Bắc Ninh, góp phần giảm tải cho các cảng biển và tối ưu hóa chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.

Ninh Bình điều tra việc giá nhà đất tăng bất thường

Ninh Bình điều tra việc giá nhà đất tăng bất thường

Bất động sản

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc giá bất động sản tăng đột biến, nhằm đảm bảo sự ổn định và minh bạch của thị trường.

Hà Nội: 11 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội: 11 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Bất động sản

Sở Xây dựng Hà Nội mới cập nhật danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán trên địa bàn, tính đến hết ngày 15/3.

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long muốn mở nhà máy làm ray đường sắt cao tốc 42ha tại Quảng Ngãi

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long muốn mở nhà máy làm ray đường sắt cao tốc 42ha tại Quảng Ngãi

Bất động sản

Mới đây, Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất đầu tư dự án cán thép chất lượng cao, tập trung sản xuất các dòng sản phẩm ray đường sắt đô thị, ray đường sắt cao tốc tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).

Nhìn lại lịch sử năm 2008, sáp nhập không đồng nghĩa giá đất 'cất cánh', người dân cẩn trọng 'tiền mất đất bỏ không'

Nhìn lại lịch sử năm 2008, sáp nhập không đồng nghĩa giá đất 'cất cánh', người dân cẩn trọng 'tiền mất đất bỏ không'

Bất động sản

Những ngày đầu tháng 3/2025 các tin đồn sáp nhập tỉnh, thành phố lan truyền kéo theo hiện tượng giá đất tại các địa phương tăng nóng. Thế nhưng, thay việc đầu tư bất động sản cần có cách tính toán dòng tiền, sự am hiểu về thị trường thì nhiều người dân ồ ạt đi "gom đất" theo tin đồn. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị, cảnh báo về hiện tượng này.

 Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2025 gọi tên Vinhomes, Nam Long, Ecopark đầu bảng

Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2025 gọi tên Vinhomes, Nam Long, Ecopark đầu bảng

Bất động sản

Ngày 21/3, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Bất động sản uy tín năm 2025, trong đó Vinhomes, Nam Long, Ecopark là những doanh nghiệp quen thuộc dẫn đầu bảng.

Cường Thuận IDICO tiếp tục bị xử phạt vì lấn chiếm đất công tại đảo Ó - Đồng Trường

Cường Thuận IDICO tiếp tục bị xử phạt vì lấn chiếm đất công tại đảo Ó - Đồng Trường

Bất động sản

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO tiếp tục bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 166 triệu đồng vì lấn chiếm gần 6.500m2 đất công tại đảo Ó - Đồng Trường.

Đất Xanh Miền Bắc phân phối chính thức toà căn hộ cao cấp QMS Top Tower

Đất Xanh Miền Bắc phân phối chính thức toà căn hộ cao cấp QMS Top Tower

Bất động sản

Ngày 17/03/2025 vừa qua, Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Dịch vụ Trường học Quang Minh (QMS) đã ký kết với Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc,chính thức là đơn vị phân phối tòa căn hộ cao cấp QMS Top Tower, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: