Hà Nội khởi công xây dựng cụm công nghiệp gần 1.000 tỷ đồng
Bất động sảnCụm công nghiệp CN2 được thành lập theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 26-6-2020 của UBND thành phố Hà Nội
Bản tin bất động sản 15/6 đáng chú ý với những thông tin sau: Bộ Xây dựng chỉ ra hàng loạt dự án sai phạm tại đường Lê Văn Lương, TP Hà Nội; Căn hộ Felicia Oceanview Apart – Hotel Đà Nẵng có giá từ 59 đồng/m2...
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn vừa ký ban hành Kết luận số 39 thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; hàng loạt các chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội).
Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, việc quy hoạch hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính đã được UBND Hà Nội đã tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000 và 1/500 từ năm 1999; các quy hoạch phân khu đô thị S4, H2-2, GS năm 2013-2015.
Các đồ án trên là cơ sở để lập thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, kết luận thanh tra cho thấy quy hoạch hai bên đường Lê Văn Lương được phê duyệt năm 2016 có một số chỉ tiêu quy hoạch không đúng quy chuẩn xây dựng mà không thuyết minh, tính toán.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, việc bố trí vườn hoa, sân chơi trong các nhóm nhà với bán kính phục vụ không lớn hơn 300 m; không bố trí trạm y tế, sân luyện tập, chợ, trường THPT, THCS, tiểu học. Ngoài ra, đất công trình giáo dục không đạt 2,7 m2/người, diện tích đất trường mầm non thiếu hơn 12.000 m2, diện tích cây xanh công cộng đơn vị ở thiếu gần 35.000 m2.
Trong số 13 dự án nhà chung cư được thanh tra ở khu vực Lê Văn Lương, có 12 dự án không bố trí cây xanh, một dự án cùng ô quy hoạch với trường học thiếu diện tích cây xanh, chỉ đạt 10%.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên đường Lê Văn Lương được phê duyệt năm 2016 cũng không tuân thủ quy định tại Điều 3 tại Quyết định 130 ngày 23/1/2015 của Thủ tướng. Theo đó, sau khi di dời các cơ quan tại đây, đơn vị quản lý đã không ưu tiên xây dựng các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị, mà đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp.
Trong khi đó, các dự án chung cư mọc lên dày đặc ở hai bên đường Tố Hữu nhưng không bố trí trạm y tế, THCS, sân luyện tập, chợ theo quy chuẩn xây dựng. Ngoài ra, đất công trình giáo dục không đạt 2,7 m2/người theo quy định, diện tích đất trường mầm non thiếu hơn 20.000 m2; đất trường tiểu học thiếu gần 16.000 m2; đất trường THPT thiếu khoảng 5.500 m2.
Các dự án ở dọc đường Tố Hữu cũng không bố trí hoặc bố trí diện tích cây xanh không đạt 20%. Trong 20 dự án được kiểm tra, chỉ có 2 dự án tỷ lệ cây xanh đạt 20%; 5 dự án không đạt 20% (chỉ từ 2,36% đến 7,4% diện tích). Bên cạnh đó, một dự án không quy định diện tích cây xanh và 12 dự án không bố trí diện tích cây xanh.
Đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính do Vinaconex làm chủ đầu tư, chỉ tiêu cây xanh 0,85 m2/người đã thiếu so với quy chuẩn xây dựng (3-4 m2/người). Đơn vị triển khai dự án này còn nhiều lần điều chỉnh giảm xuống còn 0,64 m2/người.
Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, qua thanh tra công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch tại 19 dự án, công trình và một khu nhà ở thấp tầng ở khu vực Lê Văn Lương. Qua đó phát hiện nhiều vi phạm, sai sót, tồn tại.
Tại dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Thành An Tower do Tổng công ty Thành An - Công ty TNHH Một thành viên là chủ đầu tư, cơ quan thanh tra cho biết sau 4 lần điều chỉnh sai quy định của UBND TP Hà Nội đã làm thay đổi từ đất cơ quan cải tạo chỉnh trang (năm 2002, 2006) thành cơ quan văn phòng cao 25 tầng (năm 2008) thành văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán (năm 2010) đã làm tăng diện tích đất xây dựng từ 6.107 m2 lên 6.146 m2, tăng mật độ xây dựng 40% lên 51%, tăng số tầng từ 5 tầng lên 30 tầng, tăng diện tích sàn xây dựng từ 12.214m2 lên 76.140m2 (gấp 6 lần); tăng quy mô dân số từ 500 lên 1.308 người (tạm tính).
![]() |
Đường Lê Văn Lương luôn trong tình trạng un tắc do mật độ dày đặc của các nhà chung cư ở hai bên. Ảnh: Báo Dân sinh |
Tại dự án khu hỗn hợp văn phòng cho thuê - nhà ở tại ô đất 3.10-NO do liên danh Hadico và Công ty TNHH MTV Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội là chủ đầu tư, cơ quan thanh tra Bộ Xây dựng cũng kết luận: UBND TP Hà Nội điều chỉnh quy hoạch 3 lần, Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh 1 lần sai quy định pháp luật. Theo đó, 4 lần điều chỉnh đã "biến" từ đất ở thành văn phòng, thương mại (2008), sau đó thành hỗn hợp văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (năm 2012), 1 khối văn phòng lại thành tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ (năm 2017).
Sau điều chỉnh, đã làm tăng tầng cao từ trung bình 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở, phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn xây dựng tăng thêm 10.794m2.
Tại dự án trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở để bán tại ô đất 3.7-CC (tên thương mại Hà Nội Center Point) do Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco 2) làm chủ đầu tư, UBND TP Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở QHKT 1 lần điều chỉnh sai quy định, đã điều chỉnh từ đất công cộng thành phố thành nhà ở cho thuê, thành nhà ở rồi thành hỗn hợp (văn phòng, dịch vụ và nhà cho thuê), mật độ xây dựng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người.
Ở dự án công trình trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê số 19 đường Lê Văn Lương do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai làm chủ đầu tư, cơ quan thanh tra cũng phát hiện Hà Nội 2 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật, điều chỉnh đất ở thành trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, tầng cao từ trung bình 7,5 tầng (7-9 tầng) thành 16 tầng…
Còn tại cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp với văn phòng và siêu thị tại ô đất có ký hiệu 2.5HH đường Lê Văn Thiêm, UBND TP Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 3 lần điều chỉnh sai quy định, đã điều chỉnh tầng cao từ trung bình 6,5 tầng thành 25 tầng, điều chỉnh tăng số căn hộ từ 352 thành 740 căn, dân số tăng từ 2.112 người lên 2.652.
Tương tự, tại dự án HAAC1 Time Tower do Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội là chủ đầu tư, cơ quan thanh tra cũng phát hiện UBND TP Hà Nội 2 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật đã điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% lên 59,53%, tăng thêm dân số (tạm tính) 680 người.
Tại dự án tòa nhà hỗ hợp văn phòng và căn hộ chung cư do Công ty CP Xây dựng Licogi 19 là chủ đầu tư, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng cho biết UBND TP Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật, đã điều chỉnh chức năng ô đất từ đất cơ quan sang hỗn hợp, tăng tầng cao từ 8 tầng thành 25 tầng, tăng thêm dân số 648 người.
Ở dự án chung cư Star City do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Vneco là chủ đầu tư, kết luận cũng chỉ ra: UBND TP Hà Nội 2 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định đã điều chỉnh chức năng ô đất từ công cộng thành phố thành hỗn hợp dịch vụ thương mại kết hợp với văn phòng và nhà ở chung cư, tăng tầng cao trung bình 18,5 thành 16, thành 25, rồi thành 27 tầng, mật độ tăng từ 53% lên thành 50,3%, rồi thành 60,2%, tăng thêm dân số 1.492 người.
Dự án Dịch vụ và thương mại, công cộng nhà ở và nhà trẻ do Công ty CP dịch vụ và kinh doanh bất động sản là chủ đầu tư, UBND TP Hà Nội cũng điều chỉnh 1 lần, Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh quy hoạch 4 lần sai quy định. Sau điều chỉnh, đã từ công cộng thành phố thành dịch vụ công cộng và văn phòng, nhà ở rồi thành dịch vụ thương mại, công cộng nhà ở và nhà trẻ. Việc điều chỉnh này đã tăng tầng cao trung bình từ 18,5 tầng thành 35 tầng, mật độ từ 53% lên 56%, tăng dân số lên 3.072 người.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận tổ của các đại biểu Quốc hội (QH) ngày 6/6 và tại hội trường ngày 10/6, Thường trực Ủy ban Kinh tế của QH vừa hoàn thiện dự thảo nghị quyết của QH về năm dự án giao thông dự kiến sẽ được QH bấm nút xem xét thông qua vào ngày 16/6. Các dự án này gồm đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, đường vành đai 3 TP HCM, đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Theo dự thảo nghị quyết của QH, tuyến đường vành đai 3 TP HCM dài 76,34 km, chia thành tám dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Tổng mức đầu tư dự án là 75.378 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 được phân bổ 61.056 tỉ đồng gồm vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Giai đoạn 2026-2030 là 14.322 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 7.361 tỉ đồng và ngân sách địa phương là 6.961 tỉ đồng.
Dự thảo nghị quyết giao UBND TP HCM chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian QH không họp, QH ủy quyền Ủy ban Thường vụ QH xem xét, quyết định.
Trong hai năm kể từ khi nghị quyết được QH thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Các gói thầu được chỉ định gồm gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC). Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Nghị quyết cũng nêu rõ trong hai năm kể từ khi QH thông qua, cho phép trong giai đoạn triển khai dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục liên quan đến việc cấp phép vật liệu xây dựng. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường, chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Dự thảo nghị quyết cho phép dự án khi hoàn thành được thu phí để thu hồi vốn đầu tư để hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỉ lệ vốn góp đầu tư dự án (không bao gồm ngân sách địa phương đầu tư đường đô thị).
![]() |
Đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương), một đoạn của đường vành đai 3 TP.HCM đã hoàn thành và đang khai thác. Ảnh: Plo.vn |
Về tiến độ thực hiện dự án, năm 2022 đầu tư, năm 2025 cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Đối với ba dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, dự thảo nghị quyết cho phép Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết 43/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có cơ chế về chỉ định thầu, giao cho các địa phương làm chủ đầu tư các dự án thành phần…
Thủ tướng là người chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án thành phần đó. Song song đó, xem xét, quyết định giao cho một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.
Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn, tiến độ bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án. Trường hợp chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn của địa phương tăng so với chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, TĐC trong sơ bộ tổng mức đầu tư thì địa phương đó có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương theo tỉ lệ vốn góp chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, TĐC của từng dự án thành phần.
Dự thảo nghị quyết QH cũng cho phép thu phí để thu hồi vốn đầu tư dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỉ lệ vốn góp đầu tư dự án. Bên cạnh đó, Chính phủ được giao chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Tài chính, các bộ, ngành trung ương và các tỉnh xây dựng phương án, tổ chức thu phí để thu hồi vốn đầu tư dự án.
Về tiến độ dự án, dự án Biên Hòa - Vũng Tàu năm 2023 khởi công, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026. Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuộc và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
“Cơ quan được giao làm cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án thành phần được giao…” - dự thảo nghị quyết QH nêu rõ.
Dự kiến ngày mai (16/6), năm dự án giao thông này sẽ được QH xem xét thông qua. Trong đó, ba dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng mức đầu tư 84.463 tỉ đồng (ba địa phương góp khoảng 8.400 tỉ đồng).
Theo Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, đơn vị này vừa kiểm tra trật tự xây dựng tại dự án Khu du lịch Cam Ranh Bayana Resort (Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh) do Công ty TNHH Cam Ranh Bayana làm chủ đầu tư và phát hiện một số hạng mục công trình sai nội dung giấy phép xây dựng số 132 năm 2013 do Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cấp.
Cụ thể, hạng mục công trình 5 có khu spa, hạng mục 8 có bungalow 2 tầng, hạng mục 9 có bungalow 1 tầng, hạng mục công trình 14 có khu nhà ăn nhân viên - bếp - giặt - tổng kho đều xây sai vị trí và diện tích.
Theo quy định tại Nghị định số 16/2022 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, mức phạt tiền của các hành vi nêu trên vượt thẩm quyền nên Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất UBND tỉnh này ra quyết định xử phạt.
![]() |
Khu du lịch Cam Ranh Bayana resort xây loạt công trình sai giấy phép xây dựng. Ảnh: Báo Tuổi trẻ |
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Cam Ranh Bayana vì tổ chức thi công xây dựng sai giấy phép được cấp đối với 4 hạng mục, tổng tiền phạt hơn 400 triệu đồng.
Sau khi có quyết định xử phạt, Công ty TNHH Cam Ranh Bayana phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16. Chủ đầu tư có 90 ngày để xin điều chỉnh giấy phép xây dựng những công trình vi phạm.
Được biết, dự án Khu du lịch Cam Ranh Bayana Resort có tổng diện tích 8,44ha, được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu năm 2010, thay đổi lần thứ nhất vào năm 2015.
Hiện nay, dự án đã hoàn thành san nền, hệ thống giao thông; đang thi công hệ thống cấp thoát nước, cấp điện và cây xanh cảnh quan. Dự án cũng đã thi công xong phần thô 45 căn biệt thự, khu nhà lễ tân, khu hành chính kỹ thuật; triển khai hoàn thiện các căn biệt thự và trồng cây xanh cảnh quan. Hiện nay, chủ đầu tư thi công sửa phần thô các căn biệt thự, nhà mẫu phòng khách sạn. Tổng trị giá đã thực hiện dự án khoảng 180 tỷ đồng.
Felicia Oceanview Apart – Hotel trước đây có tên là Silk Tower, tọa lạc tại đường Võ Nguyên Giáp, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Dự án có mặt tiền hướng ra biển và liền kề với các tuyến đường huyết mạch của vùng như QL 14B, Ngũ Hàng Sơn, Lê Văn Hiến.
Căn hộ Felicia Oceanview Apart – Hotel có tổng diện tích 1.220 m2 với tổng diện tích sàn 22.810 m2. Được thiết kế xây dựng với 1 block căn hộ cao 25 tầng và 2 tầng hầm, cung cấp ra thị trường 193 căn hộ du lịch.
Các căn hộ du lịch tại dự án Felicia Oceanview Apart – Hotel có thiết kế đa dạng, diện tích từ 31,52 - 41,68 m2 đối với căn 1 phòng ngủ và 51,28 – 63,23 m2 đối với căn hộ 2 phòng ngủ.
![]() |
Mặt bằng các tiện ích dự án căn hộ tầng 3 của dự án Felicia Oceanview Apart – Hotel Đà Nẵng. |
Dự án Felicia Oceanview Apart – Hotel sở hữu các tiện ích nội khu như: bể bơi, sân chơi trẻ em, thảm cỏ đa năng, sân tập dưỡng sinh, hồ cảnh quan, Artwork Mặt trời, Artwork chủ đề vườn nhiệt đới, sân tập gym, sân tennis, sân bóng rổ, sân bóng chuyền…
Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Đầu tư Tháp Lụa Đà Nẵng, đơn vị phát triển dự án là Central Capital, Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (Takco) làn đơn vị thi công dự án, New World Capital là đơn vị tư vấn và phát triển dự án. Cùng các đơn vị phân phối dự án như: Công ty TNHH Quản lý Đối tác Liên kết Cen, Liên minh Era và Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Đô Real Estate.
Công ty TNHH Đầu tư Tháp Lụa Đà Nẵng được thàng lập ngày 10/10/2017, đặt trụ sở tại khu phức hợp đô thị - thương mại dịch vụ Royal Era 1, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ 400 tỷ đồng theo thông báo của doanh nghiệp ngày 13/03/2019. Hoạt động trong các lĩnh vực như: dịch vụ lưu trú ngắn ngày, vận tải hàng hóa…
Ngày 15/02/2020, dự án Felicia OceanView Apart-Hotel được khởi công. Ngày 26/4/2022, lễ ký kết đối tác chiến lược dự án Felicia OceanView Apart-Hotel giữa chủ đầu và đơn vị phát triển Central Capital được tổ chức.
Các sản phẩm thuộc căn hộ Felicia OceanView Apart-Hotel được ra mắt thị trường trong tháng 5/2022 với mức giá dự kiến từ 59 triệu đồng/m2.
Cụm công nghiệp CN2 được thành lập theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 26-6-2020 của UBND thành phố Hà Nội
Ngày 23/6, UBND thành phố Thủ Đức công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, áp dụng tại 12 phường mới sau khi hợp nhất (34 phường của thành phố Thủ Đức hiện tại) và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1086/QĐ-TTg.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển, doanh nghiệp dự án đã đề xuất điều chỉnh, nâng cấp quy mô cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E.
Quy mô thị trường đầu tư ESG tăng trưởng vượt bậc những năm gần đây. Sự gia tăng này cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để tạo ra cả lợi nhuận tài chính và tác động xã hội, môi trường tích cực.
Trên thế giới, nhiều tổ chức tín dụng, nhà đầu tư lớn như GRESB, IFC, ADB hay quỹ đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đang sử dụng ESG như một tiêu chí “lọc” dự án bất động sản xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang hình thành rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tận dụng các trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập để xây dựng nhà đỗ xe thông minh kết hợp trạm sạc xe điện và thư viện mini.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
Từ 1/7, chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị du lịch Nhơn Phước, tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau sắp xếp tỉnh Quảng Ninh có 54 đơn vị hành chính mới, gồm 22 xã, 30 phường và 2 đặc khu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng.
Dự án Sân Golf Uông Bí được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sân Golf Hạ Long Bay, với quy mô xây dựng lên tới 140ha tại khu vực hồ Yên Trung, thuộc phường Phương Đông, tương lai sẽ là phường Yên Tử.
Ngày 14/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng (giai đoạn 1); vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã phê duyệt thiết kế đô thị, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Thông báo số 191/TB-UBND về việc thu hồi đất đối với Dự án Du lịch nghỉ dưỡng Phương Thảo do Công ty TNHH Lộc Phát Bình Thuận làm chủ đầu tư, tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình. Lý do thu hồi là chủ đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, TP Hà Nội chưa có bất kỳ chủ trương hay chỉ đạo gì liên quan đến bổ sung quy hoạch tuyến hầm hay đầu tư xây dựng tuyến hầm nối từ cầu Tứ Liên đến đường Văn Cao - Hồ Tây như dư luận phản ánh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?