Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là từ 19,38% đến 27,83%.
Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định 460/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng xuất xứ Trung Quốc.
Hàng hóa chịu thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), đáp ứng các đặc tính cơ bản và được phân loại theo các mã HS. Hàng hóa bao gồm một số sản phẩm sắt hoặc thép hợp kim hoặc không hợp kim, được cán phẳng và cán nóng.
Các đặc điểm cụ thể: Độ dày từ 1,2 mm đến 25,4 mm; Chiều rộng không quá 1.880 mm; Chưa được gia công vượt quá mức cán nóng; Có hoặc không tẩy gỉ; Không dát phủ, phủ, mạ hoặc tráng; Có hoặc không phủ dầu; Hàm lượng carbon nhỏ hơn hoặc bằng 0,30% tính theo khối lượng.
Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được ban hành và có thời hạn áp dụng 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực (trừ trường hợp được gia hạn, thay đổi hoặc hủy bỏ theo quy định pháp luật).
Có khoảng 16 công ty/nhóm công ty sản xuất xuất khẩu của Trung Quốc được nêu trong Quyết định chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức 27,83%, trong đó riêng Guangxi Liuzhou Iron và Steel Group Company Limited và các công ty thương mại liên quan chịu mức thuế thấp hơn là 19,38%.
Ảnh minh họa
Sau khi Bộ Công thương ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, Cơ quan điều tra sẽ thực hiện các bước tiếp theo là thẩm tra nội dung bản trả lời câu hỏi điều tra, tổ chức phiên tham vấn công khai, gửi dự thảo kết luận điều tra cuối cùng đến các bên liên quan để lấy ý kiến, và ban hành Kết luận điều tra cuối cùng.
Trước đó, ngày 26/7/2024, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể (dưới 3%), vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Theo số liệu hải quan, lượng nhập khẩu thép cán nóng trong năm 2024 đã đạt 12,6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023. Đặc biệt, sau khi Bộ Công thương ra quyết định khởi xướng điều tra vụ việc này từ tháng 7/2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng kể. Do vậy, Bộ Công thương đã xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép cán nóng gia tăng nhanh có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Quyết định điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do các công ty sản xuất trong nước nộp theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, cáo buộc các nhà sản xuất thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc đang bán phá giá sản phẩm này sang Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và đe dọa rất lớn đến việc ổn định sản xuất trong nước.
Cụ thể, năm 2022, các nhà máy sản xuất thép trong nước đã phải cắt giảm sản lượng sản xuất, cho người lao động làm việc luân phiên. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ sản lượng sản xuất HRC /công suất khả dụng toàn ngành của doanh nghiệp trong nước suy giảm trong 3 năm từ 89% năm 2021 xuống 79% năm 2023.
HRC nội địa đã có sự gia tăng và đầu tư về mặt công suất nhưng thị phần bán hàng nội địa sụt giảm đáng kể, đặc biệt là trong năm 2023 giảm xuống còn 30% so với 46% năm 2021. Thép HRC nhập khẩu chiếm 70% thị phần từ mức 54% năm 2021. Cụ thể, nhập khẩu năm 2023 là 9,64 triệu tấn HRC, trong đó nhập từ Trung Quốc là 6,28 triệu tấn. Lượng nhập khẩu HRC cao hơn gần 140% so với lượng sản xuất thực tế của các nhà sản xuất HRC tại Việt Nam.
Đơn giá nhập khẩu trung bình từ Trung Quốc và Ấn Độ bình quân là 595 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu từ các nước khác là 649 USD/tấn. Giá nhập khẩu từ 2 thị trường này giảm 20-26% so với năm 2022 và xu hướng nhập khẩu thép cán nóng ồ ạt với giá rẻ vẫn đang được tiếp diễn ở những tháng đầu năm 2024 với lượng nhập khẩu 3 triệu tấn, trong đó 2,3 triệu tấn nhập từ Trung Quốc, cao hơn sản lượng 2 triệu tấn của sản xuất trong nước.
Các quốc gia trên thế giới hiện đang duy trì áp dụng các chính sách tốt nhất để bảo vệ sản phẩm thép cán nóng nội địa. Thái Lan đang có thuế MFN đối với thép cán nóng là 5% và thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài lên đến 42%.
Ngoài ra, để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, các quốc gia Indonesia, Malaysia Ấn Độ, Mỹ... cũng ban hành các quy định hàng rào kỹ thuật yêu cầu thép cán nóng nhập khẩu vào các quốc gia này phải trải qua quy trình đánh giá khắt khe.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (DFT) hôm 17/2, khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ông Trump cho biết ông có thể sẽ áp thuế nhập khẩu với ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm khoảng 25%. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra sớm nhất vào ngày 2/4.
Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà sản xuất khác, nhưng hy vọng sẽ tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu dựa trên mức giá hấp dẫn, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
xAI của Elon Musk đã công bố mô hình trí tuệ nhân tạo mới nhất của mình, Grok 3, tuyên bố rằng nó có thể vượt trội hơn các sản phẩm của OpenAI và DeepSeek của Trung Quốc dựa trên các thử nghiệm ban đầu, bao gồm các bài kiểm tra chuẩn về toán, khoa học và mã hóa.
Kim loại đồng COMEX đóng cửa sớm giảm khoảng 1,6% về mức 10.119 USD/tấn. Trong khi đó, quặng sắt chốt phiên cũng giảm nhẹ 0,31% xuống còn 106,46 USD/tấn.
Bộ Công Thương đề xuất nâng quy mô nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào lần lượt thêm 3.000 MW và 2.500 MW đến năm 2030, cao hơn 1,5-5 lần so với quy hoạch hiện nay.
Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản thông báo sẽ gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sau khi giảm trong quý 2/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh trở lại trong quý 3 và 4.
Ô tô nhập khẩu trong tháng đầu năm 2025 là 7.226 chiếc, tương ứng đạt 163 triệu USD, thấp hơn nhiều so với thực hiện trong tháng 12/2024 với 12.881 chiếc, trị giá đạt 304 triệu USD.
SPS Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, đơn vị này nhận được 12 cảnh báo từ Hệ thống an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đối với các thực phẩm, nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam do vi phạm các quy định của EU dẫn đến bị cảnh báo, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm.
Nhóm kim loại quý, giá bạc giảm nhẹ 0,18% xuống 32,73 USD/ounce, dù vẫn duy trì ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2024. Giá bạch kim cũng suy yếu 0,51% về 1.043 USD/ounce, nhưng vẫn neo ở vùng giá cao nhất trong hơn ba tháng qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?