Cụ thể, nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống được các ngân hàng nhận diện là thách thức lớn nhất phải đối diện (tăng 9,1% so với một năm trước).

Báo cáo tài chính quý I/2023 của 28 ngân hàng đã công bố ghi nhận 7 ngân hàng để tỷ lệ nợ xấu nội bảng vượt ngưỡng 3%. Tổng nợ xấu của 28 ngân hàng này cũng tăng hơn 23% so với cuối năm 2022, lên mức hơn 172.000 tỷ đồng.

Quý I/2023 cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã tăng mạnh trở lại, đạt mức 1,93% - cao hơn so với giai đoạn trước dịch. Rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản - lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng.

Tỷ lệ khảo sát thách thức cho sự tăng trưởng ngành ngân hàng năm 2023Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát ngân hàng tháng 6/2023.Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thốngNợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thốngNguy cơ rủi ro lạm phátNguy cơ rủi ro lạm phátNguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầuNguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầuTác động của sự suy yếu thị trườngchứng khoán, BĐS, trái phiếuTác động của sự suy yếu thị trườngchứng khoán, BĐS, trái phiếuÁp lực tăng vốn tiếp tục gia tăngÁp lực tăng vốn tiếp tục gia tăngSự xuất hiện của các công ty FintechSự xuất hiện của các công ty FintechRủi ro công nghệ (an ninh mạng, rò rỉdữ liệu...) tội phạm tài chính gia tăngRủi ro công nghệ (an ninh mạng, rò rỉdữ liệu...) tội phạm tài chính gia tăng.

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát ngân hàng tháng 6/2023
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát ngân hàng tháng 6/2023

Cũng theo khảo sát của Vietnam Report, tới 71,4% số ngân hàng dự kiến tăng trích lập dự phòng trong năm 2023 (tăng 25,9% so với kết quả khảo sát năm 2022).

Tiếp đó, nguy cơ rủi ro lạm phát là thách thức lớn thứ hai với 96,4% ngân hàng bình chọn. Dựa trên các chỉ số như bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam 5 tháng đầu năm tăng 3,55% so với cùng kỳ; tăng giá điện 3% gần đây, kế hoạch tăng lương cơ sở 20,8% từ tháng 7 và đà tăng giá các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng... khiến các ngân hàng lo ngại rằng có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm.

Rào cản lớn thứ ba là tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp và có rủi ro suy thoái. Chính điều kiện kinh tế suy giảm sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, kéo theo tỷ lệ vỡ nợ, tăng rủi ro vỡ nợ cho vay với các ngân hàng.

Những yếu tố này có thể ảnh hưởng xấu đến giá trị tài sản thế chấp ngân hàng nắm giữ, dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản, xói mòn bộ đệm vốn và hạn chế khả năng cho vay.

Ngoài ra, sự suy thoái của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bancassurance được nhiều ngân hàng lo ngại.

Sự xuất hiện của các công ty fintech cạnh tranh gay gắt, thách thức sự thống trị thị trường của các ngân hàng cùng áp lực tăng vốn điều lệ gia tăng nhằm mục tiêu cải thiện các hệ số an toàn vốn và vị trí xếp hạng của ngân hàng cũng được điểm danh là các thách thức mà ngân hàng cần đương đầu thời gian tới.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo Tài chính doanh nghiệp
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo Tài chính doanh nghiệp

Trước những thách thức trên, bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng vẫn còn những điểm sáng. Vietnam Report chỉ ra 5 cơ hội cho sự tăng trưởng của ngành năm 2023.

Trong đó, cơ hội lớn nhất là đến việc tăng cường đầu tư công nghệ số. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số. Có tới 71,4% ngân hàng nhận định số hóa mang lại tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu suất của ngân hàng, 28,6% còn lại ghi nhận những tác động mạnh từ chuyển đổi số trong năm qua.

Cơ hội lớn thứ hai từ các chính sách mới của NHNN, có tỷ lệ nhận định là yếu tố quan trọng nâng đỡ ngành tăng mạnh nhất so với thời điểm khảo sát một năm trước (tăng 58,4%). Từ đầu năm đến nay, có thể thấy, NHNN đã ban hành một loạt chính sách mới nhằm tăng thanh khoản cho thị trường tài chính, hỗ trợ những thị trường khó khăn có rủi ro nợ xấu cao đối với ngân hàng.

Ngoài ra, còn một số "điểm sáng" khác cho ngành ngân hàng năm nay là kỳ vọng kích thích kinh tế, sự chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động của các ngân hàng; triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.