55 chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên biết

Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh thực hiện phân phối, bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, không được công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý Nhà nước. Theo công bố có 55 chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên biết.

Các chất cấm sử dụng trong TPCN

Thực phẩm chức năng (TPCN) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng", chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh.

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Về nguyên tắc, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trước khi lưu thông trên thị trường đều phải được thẩm định về độ an toàn, công dụng. Tuy nhiên, vì lợi ích, nhiều cơ sở kinh doanh thực hiện phân phối, bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, không được công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý.

Các chất nào bị cấm dùng trong thực phẩm chức năng?
Các chất nào bị cấm dùng trong thực phẩm chức năng?

Theo quy định Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2020 của Chính phủ; Nghị định số 75/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 10/2021/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/09/2021 về việc quy định "Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe".

Các loại chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm 55 chất có trong danh mục sau: Beclomethasone; Betamethasone; Budesonide; Clobetasol propionate; Cortisone; Deflazacort; Dexamethasone; Fludrocortisone; Fluocinolone; Flucinonide; Fluorometholone; Fluticasone; Hydrocortisone; Methylprednisolone; Mometasone; Prednisolone; Prednisone; Triamcinolone; Buformin; Metformin; Phenformin; Cetilistat; Fluoxetine; Lorcaserin; Orlistat; Chlorzoxazone; Diclofenac; Doxepin; Ibuprofen; Indomethacin; Ketoprofen; Methocarbamol; Naproxen; Nefopam; Piroxicam; Aidenafil; Benzamidenafil; Dapoxetine; Desmethyl carbodenafil; Dithiodesmethyl carbodenafil; Flibanserin; Hydroxyhomosildenafil; Sildenafin; Sulfoaildenafil; Sulfohydroxyhomosildenafil; Tadalafil; Vardenafil; Chlorpromazine; Chlorpheniramine; Cyproheptadine; Furosemide; Hypothiazid; Aromatase inhibitor; Salbutamol; Terazosin hydrochloride.

Một số chất cấm thường được sử dụng trong TPCN và tác hại của chúng

Sử dụng thực phẩm chức năng chứa chất cấm có thể đãn đến các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe
Sử dụng thực phẩm chức năng chứa chất cấm có thể dẫn đến các vấn đề nguy hại về sức khỏe

Sibutramine

Sibutramine là một loại tân dược, không được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng. Đây là loại chất cấm gây các tác động xấu tới tim mạch như làm gia tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ. Tuy nhiên, chất này lại hay bị lạm dụng trong các sản phẩm giảm cân do có tác dụng gây giảm cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác no.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine. Ngày 14/4/2011, Sibutramine cũng bị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấm sử dụng theo công văn số 5149/QLD-CL. Đồng thời đình chỉ lưu hành và rút đăng ký, thu hồi tất cả các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Tại Singapore, hoạt chất Sibutramine từng được kê đơn thuốc giúp giảm cân, nhưng sau đó cũng đã bị cấm tại từ năm 2010.

Phenolphtalein

Phenolphatalein được biết là chất làm tăng khả năng nhuận tràng, thúc đẩy quá trình đào thải diễn ra ồ ạt. Ngoài ra, Phenolphatalein còn làm tăng khả năng trầm cảm, gây nguy cơ ung thư và cũng có thể gây suy tim sung huyết hoặc đột quỵ với bệnh nhân có tiền sử bệnh động mạch vành.

Sildenafil

Sildenafil là hoạt chất có trong các thuốc điều trị rối loạn cương dương là viagra (sildenafil). Vì là thuốc điều trị, không phải là chất kích dục nên việc sử dụng như thế nào, thời gian bao lâu đều phải được bác sĩ chỉ định căn cứ vào tình trạng bệnh, lứa tuổi, không thể sử dụng tùy tiện.

Ngay cả với những trường hợp được chỉ định dùng các thuốc này cũng có thể dẫn đến các phản ứng. Mức độ nhẹ có thể chóng mặt, nhức đầu, tăng huyết áp, tăng nhịp tim còn nặng hơn có thể bị suy thận, suy gan, cương cứng dương vật kéo dài, thậm chí hoại tử, nhiễm trùng dương vật...

Sennoside

Sennoside là tân dược dùng trong các thuốc có tính nhuận tràng, chỉ định dùng theo đơn.

Quy định sử dụng chất cấm trong thực phẩm chức năng bị xử phạt như thế nào?

Việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm chức năng là hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), do chưa bị xử lý thích đáng, mà chỉ dừng ở xử lý vi phạm hành chính, không đủ tính răn đe, nên việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm chức năng vẫn diễn ra thường xuyên. Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện không ít trường hợp tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận, đã bất chấp các quy định của pháp luật, sử dụng các chất cấm vào trong thực phẩm chức năng.

Theo ông Phong, sau khi Bộ Y tế ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong kinh doanh thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng các chất cấm này trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, xử phạt nặng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tất cả những hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định cụ thể của pháp luật.

Ông Phong cho biết thêm, Cục An toàn thực phẩm cũng đã yêu cầu các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm thực phẩm chức năng; kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự, đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trước đó, ông Phạm Văn Hinh, Trưởng phòng Phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết, Điều 317, Bộ luật Hình sự quy định, người sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Một số sản phẩm TPCN chứa chất cấm đã bị cảnh báo
Một số sản phẩm Thực phẩm chức năng chứa chất cấm đã bị cảnh báo và thu hồi

Một số sản phẩm TPCN chứa chất cấm đã bị cảnh báo và thu hồi

Trong thời gian vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có cảnh báo hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng chứa chất cấm có thể gây hại cho người dùng. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng 07 thực phẩm chức năng sau đây và báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này.

Theo đó, có 7 loại TPCN mà Việt Nam nhận được cảnh báo từ Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) là:

1. Hamer Candies: Bào chế dạng kẹo; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do chứa chất N-desmethyl tadalafil (một tân dược được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới và là thuốc điều trị theo đơn).

2. Coco Curv: Bào chế dạng gói bột; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine 14,92 mg/gói.

3. Choco Fit: Bào chế dạng gói; nhà sản xuất Body Perfector Resources P.O Box 6243, Persiaran Dato Menteri, 40000 Shah Alam, Selangor; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine.

4. Nutriline Thinsline: Bào chế dạng gói bột 15g; nhà sản xuất Nutriline Concept Sdn. Bhd; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine 14 mg/gói, 11,12 mg/gói.

5. Nutriline Cleansline: Bào chế dạng gói 10 g; phân phối bởi Nutriline Wellness S Bhd. (nhà buôn), Nutriline Concept Sdn. Bhd. (nhà bán lẻ); lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sennosides 11,84 mg/gói, 8,29 mg/gói.

6. Wholly Fitz "PASSION LEMON TEA" withGuarana Powder and Hoodia Gordonii Extract: Bào chế dạng gói 15 g; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do sản phẩm có sibutramine 14,62 mg/gói và 13,14 mg/gói.

7. Kimiso Dark Chocolate: Bào chế dạng gói 15 g; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine 1,44 mg/gói và chất diphenhydra mine 8,44 mg/gói.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, để mua được các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn và mua sản phẩm đã được cơ quan chức năng xác nhận cho phép lưu hành (sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản phẩm đã được cấp công bố phù hợp quy định, an toàn thực phẩm); Kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng của sản phẩm.

Người tiêu dùng tránh mua sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, không qua kiểm soát (như hàng xách tay), quảng cáo và bán trên các trang web, mạng xã hội...

https://sohuutritue.net.vn/55-chat-cam-su-dung-trong-san-xuat-kinh-doanh-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-nguoi-tieu-dung-nen-biet-d224312.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ trong kỳ điều hành đầu năm 2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ trong kỳ điều hành đầu năm 2025

Thị trường

Trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng. Giá xăng E5RON92 tăng 240 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 199 đồng/lít.

Bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Thị trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 173/2024/NĐ-CP bãi bỏ một phần Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và bãi bỏ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 31

Ca cao bật tăng mạnh sau một tuần sụt giảm

Ca cao bật tăng mạnh sau một tuần sụt giảm

Thị trường

Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần, trong đó giá ca cao ghi nhận mức tăng ấn tượng sau một tuần giảm mạnh.

Thời tiết lạnh tại Mỹ đẩy giá dầu lên đỉnh hai tuần

Thời tiết lạnh tại Mỹ đẩy giá dầu lên đỉnh hai tuần

Thị trường

Giá dầu thô WTI tăng 0,55% lên gần 71 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tăng 0,3% lên 74,4 USD/thùng. Đáng chú ý, giá khí đốt tự nhiên đang dao động ở mức cao nhất trong vòng một năm qua.

Giá ca cao “rơi” khỏi mốc kỷ lục

Giá ca cao “rơi” khỏi mốc kỷ lục

Thị trường

Khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp, trong đó giá ca cao gây chú ý khi lao dốc tới 15,3%.

Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường

Giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7% trong phiên hôm qua. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ sau kỳ nghỉ Giáng sinh.

Thị trường đậu tương hồi phục sau nghỉ lễ

Thị trường đậu tương hồi phục sau nghỉ lễ

Thị trường

Giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về các cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 2/2025 ở mức 10.300 đồng/kg,

Xuất khẩu hạt điều đạt mốc kỷ lục mới

Xuất khẩu hạt điều đạt mốc kỷ lục mới

Thị trường

Lĩnh vực chế biến điều thô thành nhân điều xuất khẩu rất phát triển, có tốc độ hiện đại hóa nhanh, máy móc hiện đại đã thay thế cơ bản sức lao động thủ công trong dây chuyền chế biến. Tổng cục Hải quan cho biết giữa tháng 12/2024, xuất khẩu hạt điều đã đạt 4,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành điều, xuất khẩu hạt điều vượt mốc 4 tỷ USD.

Xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD

Thị trường

5,2 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/12 (theo thông tin từ Tổng cục Hải quan).

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Thị trường

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.

Giá cà phê tăng khi Brazil dự báo giảm sản lượng vụ 2025 - 2026

Giá cà phê tăng khi Brazil dự báo giảm sản lượng vụ 2025 - 2026

Thị trường

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (24/12) ghi nhận ở mức 120.500 - 121.300 đồng/kg, giá không đổi so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê hiện đã tăng gấp đôi.

Giá dầu WTI kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba

Giá dầu WTI kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba

Thị trường

Giá dầu thô Brent giảm 0,32% xuống 69,24 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI giảm 0,43% xuống còn 72,63 USD/thùng.

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Thị trường

Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024.

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại Trung Đông

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại Trung Đông

Thị trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Giá đậu tương bước sang tuần thứ hai suy yếu

Giá đậu tương bước sang tuần thứ hai suy yếu

Thị trường

Giá đậu tương đã giảm gần 1,4%, ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp suy yếu. Thị trường xác nhận xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong ngắn hạn.

Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/oz

Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/oz

Thị trường

Giá bạc giảm 3,45% xuống mức 29,96 USD/oz, đánh dấu lần đầu tiên giá mặt hàng này giảm xuống dưới mốc 30 USD/oz kể từ giữa tháng 9.

Giá dầu thô tiếp tục trượt nhẹ

Giá dầu thô tiếp tục trượt nhẹ

Thị trường

Giá dầu thô WTI giảm 0,95% xuống 69,91 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 0,69% xuống còn 72,88 USD/thùng.

Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô

Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô

Thị trường

Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Đây cũng là lần đầu tiên giá bạc giảm xuống dưới mốc 30 USD/ounce kể từ giữa tháng 9.

Giá xăng RON95-III tăng vượt mức 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON95-III tăng vượt mức 21.000 đồng/lít

Thị trường

Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho thấy, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 329 - 478 đồng/lít, xăng RON95 đã vượt ngưỡng 21 nghìn đồng/lít.

Dự báo giá xăng dầu ngày 19/12 có thể tăng

Dự báo giá xăng dầu ngày 19/12 có thể tăng

Thị trường

Theo đại diện doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan quản lý không sử dụng quỹ bình ổn thì giá các loại xăng có thể tăng khoảng 400 - 550 đồng/lít, còn giá các loại dầu tăng từ 300 - 500 đồng/lít,kg.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: