Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2022, cá nhân trong nước mở mới 905.846 tài khoản chứng khoán, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Tổng số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 5,2 triệu, ở thời điểm cuối tháng 4.
231.000 tài khoản cá nhân mở mới trong tháng 4 bất chấp thị trường “đỏ lửa”. Hình minh họa.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 4 đạt giảm 14,5% so với tháng 3 nhưng vẫn ở mức cao thứ 2 lịch sử với 230.765 tài khoản. Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2022, cá nhân trong nước mở mới 905.846 tài khoản chứng khoán, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư tổ chức trong nước tháng 4 đạt 159, cũng giảm 23% so với tháng trước. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tới hết tháng 4 đạt gần 5,18 triệu, tương đương hơn 5,24% dân số. Trong khi đó, theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số năm 2025 và 8% dân số vào năm 2030.
Số tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đơn vị: Tài khoản.
Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư nước ngoài là 351, giảm 16% so với tháng 3. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở mới 329 tài khoản chứng khoán, giảm 16%. Tổ chức nước ngoài mở mới 22 tài khoản chứng khoán, giảm so với mức 26 tài khoản ở tháng 3. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm cuối tháng 4 đạt 40.862.
Tổng số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 5,2 triệu, ở thời điểm cuối tháng 4.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 18 tháng mua ròng liên tiếp ở sàn HoSE, thay vào đó, dòng vốn này bán ròng trở lại 4.683 tỷ đồng (3.786 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh) ở tháng 4. Trong khi đó, tổ chức trong nước mua ròng trở lại 770 tỷ đồng sau 2 tháng bán ròng liên tiếp. Khối ngoại ở sàn HoSE chấm dứt chuỗi 8 tháng bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 3.914 tỷ đồng.
1.115 mã cổ phiếu giảm giá, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tăng 4,7%
Kết phiên giao dịch cuối tháng 4/2022, VN-Index dừng ở mức 1.366,8 điểm - giảm 125,35 điểm (-8,4%) so với cuối tháng 3; HNX-Index cũng giảm 83,79 điểm (-18,6%) xuống 365,83 điểm; UPCoM-Index giảm 12,73 điểm (-10,9%) xuống 104,31 điểm.
Thị trường chứng khoán đi xuống kèm theo thanh khoản sụt giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch bình quân trong tháng 4 đạt 26.299 tỷ đồng/phiên - giảm 18,8% so với tháng 3 trong đó giá trị khớp lệnh bình quân giảm 19,8% xuống còn 24.194 tỷ đồng/phiên.
Theo dữ liệu từ FiinPro, toàn thị trường chứng khoán có tổng cộng 1.115 mã giảm trong khi chỉ có 312 mã tăng.
Trong một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng vừa công bố, đến cuối tháng 4.2022, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 973.155 tài khoản, tăng 4,7% so với tháng trước. Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh tháng 4/2022 tăng 56,68% so với tháng 3.
Về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP), khối lượng giao dịch bình quân hợp đồng tương lai TPCP đạt 68,2 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch theo danh nghĩa bình quân đạt 73,1 tỷ đồng/phiên. Các giao dịch đều được thực hiện bởi các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Dòng vốn ETF đảo chiều khởi sắc trở lại trong tháng 4 sau 2 tháng bị rút ròng. Tổng dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng với tổng giá trị đạt 1.690 tỉ đồng, cao nhất trong vòng 9 tháng gần đây. Dù vậy tính chung cho 4 tháng đầu năm, dòng vốn ETF vẫn ghi nhận mức vào ròng khá khiêm tốn, 1.845 tỉ đồng với lực mua chủ yếu đến từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond.
Giao dịch khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 4 với tổng giá trị là 4.020 tỉ đồng. Đây là tháng khối ngoại mua ròng đầu tiên kể từ tháng 7.2021.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.000 (từ mức trước đó là 25.450) vào giữa năm và 25.700 (từ 25.000) cuối năm 2025.
Ngân hàng BIDV đang rao bán khoản nợ gần 3.100 tỷ đồng của Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải – chủ đầu tư dự án sân golf Mê Linh. Tài sản đảm bảo gồm hàng trăm nghìn mét vuông đất, tàu biển và máy móc.
Mở cửa sáng nay ngày 26/3, giá vàng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện niêm yết lần lượt ở mức 96,5 – 98,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3 (theo giờ thế giới), chỉ số S&P 500 tăng 0,16%, đạt 5.776,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,46% đạt 18.271,86 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 4,18 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 42.587,5 điểm.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt 24.000 tỷ đồng, mức thanh khoản tích cực cho thấy dòng tiền đang vận động tốt trên thị trường. VN-Index tăng 1,6 điểm lên 1.331,92 điểm.
Theo thông tin từ Nikkei, Aeon Entertainment, một chi nhánh điều hành rạp chiếu phim tại Nhật Bản của tập đoàn Aeon sắp mở rộng sang thị trường Việt Nam.
Trong phiên đấu giá sắp tới, dự kiến diễn ra vào lúc 9h30 ngày 11/4/2025, Sacombank tiếp tục giảm giá thêm hơn 10 tỷ đồng khoản nợ liên quan 5.833 lượng vàng SJC, đưa giá khởi điểm xuống còn 317 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) do các vi phạm liên quan đến quy định về lưu trữ hồ sơ và báo cáo thông tin.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Đồng USD và giá vàng thường có một mối quan hệ nghịch đảo. Khi đồng USD suy yếu, giá vàng thường tăng lên và ngược lại. Điều này là do giá vàng được định giá bằng đồng USD, nên một đồng USD yếu hơn sẽ làm tăng giá trị vàng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngụ quận 5) và ông Phan Thành Tâm (ngụ quận 1, TP HCM), bị xử phạt 1,5 tỷ đồng/người về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Với diễn biến "quay xe" vào cuối tuần, những người mua vàng ở vùng 100 triệu đồng/lượng, nếu bán ra thời điểm này sẽ lỗ nặng 5-6 triệu đồng, bởi lẽ giá mua vào lúc này của các doanh nghiệp chỉ còn 94-95 triệu đồng/lượng.
Theo GFCI - ấn bản lần 37 (GFCI 37) vừa được tổ chức Z/Yen Partners (Anh) và Viện Phát triển Trung Quốc phát hành, TP HCM đứng thứ 98 trong 119 thành phố xếp hạng, tăng 7 bậc so với năm ngoái.
Giá vàng giao ngay đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại 3.051,99 USD/ounce vào hôm thứ Tư (giờ Mỹ), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu rằng lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên như dự kiến, nhưng Fed phát tín hiệu sẽ cắt giảm vào cuối năm nay. Cùng chiều giảm giá vàng thế giới, thị trường trong nước giá vàng ngày 21/3 đã bốc hơi gần 3 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư gánh lỗ từ 5-6 triệu đồng/lượng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, thuế quan dự kiến sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong năm 2025. Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí từ thuế nhập khẩu thường được doanh nghiệp Mỹ chuyển sang người tiêu dùng dưới nhiều hình thức, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Tuy nhiên, họ cũng nhận định mức tăng lạm phát này có thể chỉ mang tính tạm thời nếu thuế quan chỉ gây ra một đợt điều chỉnh giá duy nhất.
Chứng khoán châu Á giảm vào thứ Sáu, kết thúc tuần một cách ảm đạm trong bối cảnh lo ngại địa chính trị gia tăng và những bất an về các mức thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, khiến nhà đầu tư giảm khẩu vị rủi ro và đổ xô tìm đến vàng – tài sản trú ẩn an toàn – đẩy giá vàng duy trì gần mức cao kỷ lục.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?