Chứng khoán APS: Đại hội lần 2 bất thành, hẹn cổ đông lần 3 vào ngày 17/6
Doanh nghiệpĐHĐCĐ thường niên 2025 lần 2 của APS không đủ điều kiện tiến hành. Công ty hẹn cổ đông tổ chức lại ĐHĐCĐ 2025 lần 3 vào ngày 17/6 tới.
Theo thông tin công bố trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (HoSE: Mã chứng khoán YEG) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/6 tại TP HCM, Yeah1 đặt mục tiêu doanh thu 425 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 30 tỷ đồng, tăng 20,53% so với cùng kỳ năm 2022.
![]() |
Yeah1 đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 30 tỷ đồng, tăng 20,53% trong năm 2023 |
Trong năm 2023, Yeah1 đặt mục tiêu doanh thu 425 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 30 tỷ đồng, tăng 20,53% so với cùng kỳ năm trước.
Yeah1 cho biết trong năm 2023 sẽ tiếp tục tập trung và nỗ lực hoàn tất việc tái cơ cấu các mảng kinh doanh chính thống qua các đơn vị thành viên, nhằm tạo nền tảng sản xuất kinh doanh cốt lõi một cách vững chắc.
Cụ thể: Yeah1 sẽ tập trung vào mảng truyền hình và sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực truyền thông truyền thống. Do đó, trong điều kiện cho phép, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm, đánh giá và có phương án sáp nhập một số kênh truyền hình tìm năng để gia tăng thị phần.
Về mảng sản xuất và xuất bản nội dung trên các nền tảng mạng xã hội (lĩnh vực cốt lõi từ khi thành lập), công ty cho biết đã nhận chuyển nhượng thành công 35% vốn điều lệ của CTCP Yeah1 Edigital và đưa công ty này trở lại Tập đoàn Yeah1 với vai trò công ty liên kết trong tháng 2.
Cùng đó, mảng quản lý quản cáo cho Google, Yeah1 cũng đã nhận chuyển nhượng 35% vốn điều lệ tại CTCP Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam.
Trước đó, năm 2021, Yeah1 đã thoái toàn bộ vốn khỏi Yeah1 Edigital và Netlink Việt Nam do những khó khăn về tài chính.
Với các mảng khác, công ty cho biết sẽ tiếp tục nâng cao năng lực và tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Yeah1 cũng sẽ trình cổ đông về phương án điều chỉnh vốn sử dụng từ đợt chào bán cổ phần riêng lẻ.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, năm 2022, Yeah1 dự kiến không trả cổ tức cho cổ đông, lợi nhuận được giữ lại.
Trước đó Yeah1 đã thông qua việc chào bán riêng lẻ 45 triệu cổ phiếu YEG với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 450 tỷ đồng, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Danh sách nhà đầu tư tham gia đợt mua gồm 15 nhà đầu tư. Nếu phát hành thành công, 15 nhà đầu tư cá nhân nói trên sẽ sở hữu 59,71% vốn điều lệ tại Yeah1.
Trong đó, đáng chú ý, ông Đào Phúc Trí, Tổng giám đốc dự kiến mua 3,5 triệu cổ phiếu YEG để nâng sở hữu lên 5,04% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn sau đợt chào bán; Chủ tịch Lê Phương Thảo dự kiến mua 4,2 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 5,51% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn.
Còn lại 13 nhà đầu tư sẽ mua vào và nâng sở hữu dưới 5% vốn điều lệ, không trở thành cổ đông lớn của công ty.
Về kết quả kinh doanh, trong quý 1/2023, Yeah1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 61 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm 41% xuống 33 tỷ đồng khiến biên lãi gộp tăng từ 18% lên 46%.
3 tháng đầu năm, doanh thu từ hoạt động tài chính của Yeah1 được cải thiện đáng kể, đạt gần 6 tỷ đồng trong khi quý I/2022 chỉ ghi nhận 245 triệu đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính giảm 20% xuống 4 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm 70% xuống 3 tỷ đồng. Song, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 85% lên 24 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhân viên tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 14 tỷ đồng.
Kết quả, lãi ròng của Yeah1 đạt 4 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 872 triệu đồng cùng kỳ.
![]() |
Phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Tập đoàn YEAH1. (Nguồn: YEG). |
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Yeah1 tăng 17,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 220,6 tỷ đồng, lên 1.461,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 475 tỷ đồng, chiếm 32,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 423,1 tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 373,4 tỷ đồng, chiếm 25,5% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Tại ngày 31/3, tổng nợ vay của Yeah1 khoảng 336 tỷ đồng, trong đó vay từ bên thứ ba tới 320 tỷ đồng. Song, phần này không được thuyết minh chi tiết trong BCTC. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ của Yeah1 ở mức 911 tỷ đồng gồm 551 tỷ đồng thặng dự vốn cổ phần, 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Xét về dòng tiền, 3 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty âm 58 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 198 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 240 tỷ đồng. Kết quả, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 16 tỷ đồng.
ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần 2 của APS không đủ điều kiện tiến hành. Công ty hẹn cổ đông tổ chức lại ĐHĐCĐ 2025 lần 3 vào ngày 17/6 tới.
Hội đồng Quản trị CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEF – UPCoM) vừa phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên tới 435%. Phần lớn nguồn chi trả đến từ khoản lợi nhuận đột biến trong quý I/2025.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư và kế hoạch tăng sở hữu tại CTCP Đất Xanh Commercial (DXC).
Google vừa lặng lẽ tung ra một ứng dụng thử nghiệm trên Android có tên AI Edge Gallery, cho phép người dùng chạy các mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến trực tiếp trên điện thoại mà không cần kết nối Internet.
Startup công nghệ về não - Neuralink của Elon Musk đã hoàn tất vòng gọi vốn trị giá 650 triệu USD. Neuralink đang phát triển một giao diện não – máy tính (BCI), hệ thống cho phép chuyển đổi tín hiệu não thành các lệnh điều khiển công nghệ bên ngoài.
Ngày 30/5 vừa qua, HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và dừng tư cách thành viên HĐQT đối với ông Đào Nam Hải.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã chứng khoán HDB) vừa công bố quyết định của Hội đồng Quản trị việc thôi giao nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Đăng Thanh và ông Lê Thanh Tùng từ ngày 1/6, với lý do điều chỉnh chức danh theo mô hình tổ chức mới.
Vingroup luôn là tâm điểm chú ý của giới đầu tư và thị trường tài chính với quy mô hoạt động khổng lồ, bao gồm bất động sản, ô tô điện, công nghệ, bán lẻ, y tế, giáo dục, du lịch,... Những diễn biến này cho thấy khả năng thị trường đang có xu hướng định giá lại hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup sau nhiều năm trầm lắng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: mã chứng khoán MPC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào sáng 21/6 tại TP HCM, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 997 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/6 để thực hiện quyền chi trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng 26/6.
Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (mã chứng khoán ASG – sàn HoSE) đã công bố thông tin về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
SeABank chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn cho người lao động.
Năm 2024, Booking.com ghi nhận 400,4 triệu đêm lưu trú ngắn hạn, tương đương 80% tổng số đêm của Airbnb, cho thấy Booking.com đang dần chiếm lại vị thế trong thị trường này. Đáng chú ý, số đêm lưu trú trung bình trên mỗi căn hộ của Booking.com gần gấp đôi Airbnb. Tốc độ tăng trưởng số lượng lưu trú ngắn hạn trên Booking.com đạt 17%, trong khi Airbnb chỉ đạt 4%.
Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (VIC) vừa công bố đăng ký giao dịch người nội bộ. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng đăng ký chuyển quyền sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng 1,24% vốn Vingroup để góp vốn vào VinSpeed.
Theo kết luận thanh tra, Bảo Tín Minh Châu có các vi phạm về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán, thuế,... trong hoạt động kinh doanh vàng. Thanh tra đã báo cáo, trình Thống đốc NHNN phê duyệt và có văn bản chuyển thông tin vụ việc vi phạm sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong những ngày cuối tháng 5/2025, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã hoàn tất phát hành hàng loạt lô trái phiếu có giá trị lớn, góp phần gia tăng đáng kể dòng vốn cho thị trường.
ACB đã phát hành thêm tối đa gần 670 triệu cổ phần, tương ứng gần 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, sau thay đổi trên, tổng vốn điều lệ của ngân hàng cũng nâng lên gần 51.367 tỷ đồng...
Ngày 30/5/2025, Tổng Công ty Viglacera – CTCP (HoSE: mã chứng khoán VGC) thông báo đã nhận đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2024-2029 của ông Nguyễn Văn Tuấn.
Trong tâm thư của Chủ tịch HĐQT THACO, ông Trần Bá Dương cho biết,việc THACO đề xuất đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của THACO trong việc tham gia các dự án trọng điểm quốc gia. Thaco có thể góp vốn bằng phần lớn lợi nhuận, ước đạt 15.000 tỷ đồng/năm.
Công ty Cổ phần Pin ắc quy Miền Nam (Pinaco, mã chứng khoán PAC) thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 24/6 để thực hiện quyền chi trả cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền và phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?