Tháng 6 là tháng đầu tiên trong năm nay, xuất khẩu (XK) tôm ghi nhận tăng trưởng âm, sau khi liên tục tăng trưởng dương 2 con số trong 5 tháng trước đó. Tháng 6, giá trị XK tôm giảm nhẹ 1% đạt gần 416 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, XK tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước hạn chế, nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường Mỹ, EU chững được coi là một trong những nguyên nhân khiến kết quả XK tôm trong tháng 6 không được như mong đợi. Kim ngạch XK tôm tăng mạnh bất thường trong những tháng đầu năm nay còn được cho là do chi phí cước tàu tăng, góp phần làm tăng giá bán; hậu quả Covid-19 cuối năm 2021 khiến không ít DN tôm giảm chế biến và đẩy mạnh trả nợ đơn hàng vào đầu năm nay và lạm phát tăng cũng phần nào tác động làm tăng giá tiêu thụ tôm.
Trong top 4 thị trường chính của tôm Việt Nam, XK sang Mỹ giảm, XK sang Trung Quốc không tăng trưởng mạnh như tháng trước đó trong khi XK sang Nhật và EU vẫn ổn định.
Mỹ: XK tôm sang Mỹ trong tháng 6 lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm. XK tôm sang Mỹ ghi nhận tăng trưởng tốt từ đầu năm tới tháng 4, tháng 5 XK bắt đầu chững và giảm tương đối mạnh trong tháng 6. Tháng 6, XK tôm sang Mỹ đạt trên 93 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt gần 483 triệu USD, tăng 10%.
Lạm phát tăng cao ảnh hưởng tới hành vi chi tiêu của người dân, họ sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn. Tôm cũng được coi là loại protein cao cấp nên nhu cầu tiêu thụ của người dân có phần chững.
Nhập khẩu tôm của Mỹ tăng mạnh trong những tháng đầu năm nên tồn kho còn nhiều. Những ách tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container kéo dài cũng dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt hơn. Tháng 5/2022, NK tôm của Mỹ đạt 75.484 tấn, trị giá gần 719 triệu USD, giảm 6% về lượng nhưng tăng 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lần đầu tiên trong 38 tháng, NK tôm của Mỹ giảm so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu thị trường Mỹ được dự báo tăng nhẹ sau tháng 9 để phục vụ cho nhu cầu của Lễ hội cuối năm.
Xuất khẩu tôm tháng 6 giảm tốc. Ảnh minh họa
Nhật Bản: Nhu cầu nhập khẩu của thị trường này khá ổn định trong nửa đầu năm nay. Trong 6 tháng đầu năm, XK tôm sang Nhật Bản tăng trưởng dương liên tục dao động từ 6%-23%. Lũy kế 6 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt gần 333 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.
XK tôm sang Nhật Bản dự kiến vẫn duy trì ổn định từ nay đến cuối năm. Chi phí cước tàu tới Nhật Bản không cao như tới Mỹ, EU; mức lạm phát tại Nhật Bản cũng thấp hơn so với mức lạm phát đang tăng cao tại Mỹ, EU. Đây được coi là những yếu tố hỗ trợ cho XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản.
EU: Tương tự thị trường Nhật Bản, XK tôm sang EU khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay. XK tôm sang thị trường này trong tháng 6 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, tăng 37% đạt trên 74 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, XK sang thị trường này đạt 378 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ.
Nhu cầu tại EU hồi phục sau Covid, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các doanh nghiệp Việt tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này. Trong bối cảnh lạm phát giá, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi trợ lực cho xuất khẩu tôm sang EU.
Tốc độ tăng trưởng XK tôm Việt Nam sang EU trong các tháng của quý 2 năm nay thấp hơn so với các tháng quý 1. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong những tháng tới sẽ tiếp tục phải chịu tác động từ lạm phát tại châu Âu, đồng EUR mất giá so với USD. Nền kinh tế các nước châu Âu cũng đang phải đối phó với khủng hoảng từ cuộc chiến Nga-Ukraine, chi phí xăng dầu, giá cả hàng hóa tăng cao. Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU những tháng tiếp theo có thể chững và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào những tháng cuối năm.
Trung Quốc: Sau khi tăng mạnh 3 con số 125%-140% từ tháng 3 đến tháng 5, XK tôm sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng 32% đạt gần 58 triệu USD. Nửa đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt gần 333 triệu USD, tăng 84%. Thị trường này được đánh giá có nhu cầu tiêu thụ tốt từ nay đến cuối năm.
Gần đây, Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhiều quy định phòng dịch Covid-19 được nới lỏng. Trung Quốc mới đây đã xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi. Đây cũng là tin tích cực đối với các nguồn cung cấp tôm cho Trung Quốc trong đó có Việt Nam.
Tình hình XK tôm 6 tháng cuối năm sẽ không khởi sắc như đầu năm. Doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu và những thách thức còn tồn tại từ nửa đầu năm. Tuy nhiên, thành quả của 6 tháng đầu năm được coi như là nền tảng để ngành tăng tốc, cộng với sự linh hoạt của người nuôi tôm, sách lược thị trường phù hợp của doanh nghiệp, kim ngạch XK tôm của nước ta trong năm nay dự kiến vẫn tăng trưởng ít nhất 10%, đạt khoảng 4,2 tỷ USD.
Mức thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/3, theo đúng cam kết của Nhà Trắng về việc không có ngoại lệ hay miễn trừ, bất chấp nỗ lực từ nhiều quốc gia nhằm tránh biện pháp này.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 13/3 tiếp tục được điều chỉnh giảm theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/3. Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh áp đảo trên toàn thị trường. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng 0,48% lên mức 2.282 điểm.
Giá bạc tăng mạnh 4,26%, đạt 32,55 USD/ounce, cao hơn 10% so với giá hồi đầu năm 2025. Bên cạnh đó, giá bạch kim cũng ghi nhận mức tăng tuần 3,05% lên mức 966,5 USD/ounce.
Theo lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, việc thí điểm sàn giao dịch carbon vào tháng 6/2025 mở ra cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển bền vững hoặc thực thi ESG của doanh nghiệp.
Hiện Đồng Nai vẫn là địa phương có mức thu mua lợn hơi cao nhất khu vực và cả nước khi chiễm chệ ở giá 83.000 đ/kg. Việc giá heo hơi tăng liên tục trong thời gian qua do thiếu hụt nguồn cung.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu trên 6 tỷ USD, ngành cà phê cần đảm bảo quy hoạch vùng trồng, duy trì diện tích ổn định và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giá bạc tăng 2,34%, lên mức 32,86 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Bạch kim cũng nhích nhẹ 0,3% lên 974,8 USD/ounce, được hỗ trợ bởi lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong năm nay.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 5/3 có thể được điều chỉnh giảm mạnh theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua 4/3 (theo giờ thế giới), thị trường nông sản nối dài chuỗi suy yếu. Trong đó, giá đậu tương đánh mất hơn 1,2% về mức 367 USD/tấn.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) xác nhận sẽ tăng sản lượng vào tháng 4. Kết phiên, giá dầu Brent giảm hơn 2%, xuống mức 71,62 USD/thùng, giá dầu WTI đánh mất gần 2% về mức 68,3 USD/thùng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính chung 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong tháng 2, PMI ngành sản xuất của Việt Nam đạt 49,2 điểm, tuy cao hơn so với mức 48,9 điểm vào tháng 1 nhưng vẫn là tháng thứ ba liên tiếp dưới 50 điểm.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng giảm 1,46%, chỉ còn 10.026 USD/tấn. Đáng chú ý, giá quặng sắt cũng trượt dốc tới 4,94% xuống mức 102,4 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?