Theo Báo Người Lao Động, hướng dẫn mới của WHO dựa trên đánh giá có hệ thống về việc sử dụng NSS, còn được gọi là chất làm ngọt nhân tạo hay "đường ăn kiêng" theo cách nói phổ biến dành cho các loại chất tạo ngọt không phải là đường thật, không chứa carbohydrate.

WHO nhấn mạnh không nên sử dụng NSS để kiểm soát trọng lượng cơ thể hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, một lầm tưởng tai hại mà nhiều người mắc phải.

Kết quả tổng quan từ cuộc đánh giá quy mô lớn của WHO còn cho thấy có thể có những tác dụng không mong muốn tiềm ẩn khi sử dụng NSS lâu dài, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và tử vong ở người lớn.

"Thay thế đường tự do bằng NSS không giúp kiểm soát cân nặng về lâu dài. Chúng không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn uống và không có giá trị dinh dưỡng. Mọi người cần xem xét các cách khác để giảm lượng đường tự do nạp vào, chẳng hạn như tiêu thụ thực phẩm có đường tự nhiên, như trái cây, hoặc đồ ăn và thức uống không đường" - Giám đốc Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của WHO Francesco Branca cho biết.

Khuyến nghị áp dụng cho tất cả mọi người, ngoại trừ những người đã mắc bệnh tiểu đường từ trước. Các NSS nằm trong khuyên nghị bao gồm tất cả các chất làm ngọt phi dinh dưỡng tổng hợp và tự nhiên hoặc biến đổi.

NSS phổ biến bao gồm acesulfame K, aspartame, advantame, cyclamate, neotame, saccharin, sucralose, stevia và các dẫn xuất của stevia.

Khuyến nghị không áp dụng cho các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân có chứa NSS, chẳng hạn như kem đánh răng, kem bôi da và thuốc, hoặc đường có hàm lượng calo thấp và rượu đường (polyol), là đường hoặc dẫn xuất đường có chứa calo và do đó không được xem xét NSS.

Đây là một khuyến nghị có điều kiện, trong đó các nước thành viên được yêu cầu tuân theo các quy trình của WHO để xây dựng hướng dẫn dựa trên các cuộc thảo luận và bối cảnh cụ thể trong từng quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hướng dẫn của WHO về NSS là một phần của bộ hướng dẫn hiện tại và sắp tới về chế độ ăn uống lành mạnh nhằm thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời, cải thiện chất lượng chế độ ăn uống và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trên toàn thế giới.

WHO khuyến cáo đường ăn kiêng không giúp giảm béo mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường
WHO khuyến cáo đường ăn kiêng không giúp giảm béo, lại tăng rủi ro bệnh tim, tiểu đường

Bên cạnh đó, việc ăn kiêng sai cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vài nghiên cứu cho rằng chế độ ăn ít carb có thể cải thiện lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, số lượng carb tiêu thụ trong chế độ ăn kiêng này là khác nhau và việc ăn chất béo làm dấy lên mối lo ngại nó ảnh hưởng đến mức cholesterol cũng như sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu mới cho thấy một số chế độ ăn kiêng low-carb có thể tốt hơn những chế độ ăn kiêng khác.

Không có định nghĩa tiêu chuẩn nào cho chế độ ăn kiêng low-carb, về mặt giá trị, chúng không đáp ứng tốt các khuyến nghị về chế độ ăn uống và điều chúng ta cần là lưu ý đến những gì có trong chế độ ăn kiêng đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn ít carb và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Những người tham gia không bị bệnh tiểu đường phải thực hiện bảng câu hỏi về các loại thực phẩm đang ăn duy trì sau 4 năm và kết quả sẽ được theo dõi trong tối đa 30 năm.

Đối với nghiên cứu mới, chế độ ăn uống của một người có được coi là ít carb hay không không được xác định chính xác bởi lượng carbohydrate họ ăn mỗi ngày.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một điểm số dựa trên tỷ lệ phần trăm tổng năng lượng mà mỗi người nhận được từ lượng protein, chất béo và carbohydrate hàng ngày.

Sử dụng điểm số này, những người tham gia được chia thành 5 nhóm bằng nhau với nhóm ăn ít carb nhất trong nghiên cứu nhận được khoảng 40% năng lượng hàng ngày từ carbohydrate. Ngược lại, các hướng dẫn về chế độ ăn uống của Mỹ khuyến nghị carbohydrate chiếm 45-65% lượng năng lượng tiêu thụ.

Để đánh giá chất lượng của chế độ ăn kiêng, các loại thực phẩm được ăn sẽ phân thành 18 nhóm: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, dầu thực vật, trà và cà phê, nước ép trái cây, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, đồ uống có đường, đồ ngọt, món tráng miệng, chất béo động vật, sữa, trứng, cá hoặc hải sản, thịt và các loại thực phẩm từ động vật khác.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy những người thuộc nhóm ăn ít carb nhận được nhiều protein và chất béo hơn từ các nguồn thực vật có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 6%. Ngoài ra, khi ăn ít đường và các loại carbohydrate tinh chế khác rủi ro này sẽ giảm đến 15%.

Ngược lại, nhóm ăn ít carb có chế độ ăn kiêng tập trung chủ yếu vào lượng protein và chất béo động vật có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn đến 35% và khi giảm chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt nguy cơ này có thể cao hơn 39%.