Các nhà đầu tư ngoại đã rót hơn 4,8 tỷ USD vào bất động sản, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính cho biết trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (gồm đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần) đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng vốn đăng ký cấp mới, có 1.988 dự án đầu tư với gần 9,3 tỷ USD, giảm gần 10% lượng vốn so cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến dẫn đầu về vốn đăng ký với gần 5,1 tỷ USD, chiếm hơn 54%.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút gần 2,3 tỷ USD vốn đăng ký mới, chiếm 24% tổng vốn đầu tư. Cộng cả vốn điều chỉnh, các nhà đầu tư ngoại rót hơn 4,8 tỷ USD vào bất động sản, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Về đối tác, Singapore tiếp tục dẫn đầu với hơn 2,4 tỷ USD, chiếm gần 26% tổng vốn đăng ký cấp mới. Theo sau là Trung Quốc, Thụy Điển và Nhật Bản.
Về địa phương, TP Hà Nội dẫn đầu cả nước với gần 3,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 17% tổng vốn đầu tư và gấp hơn 2,8 lần cùng kỳ năm trước. Bắc Ninh đứng thứ hai với 3,15 tỷ USD, tăng 7,1%; trong khi TP HCM đứng thứ ba với hơn 2,7 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị toàn cầu nhiều biến động, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách mở cửa nhất quán và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Bà Nguyễn Hoài An – Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội nhận định, một trong những lực đẩy chính khiến FDI đổ vào bất động sản là hành lang pháp lý đang ngày càng minh bạch và ổn định. Cùng với đó, làn sóng đầu tư vào hạ tầng giao thông quy mô lớn đang tạo cú hích đáng kể cho thị trường.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng vốn ngoại vào lĩnh vực địa ốc được đánh giá là kết quả của những cải cách môi trường đầu tư và pháp lý. Theo chuyên gia từ Savills Việt Nam, các văn bản pháp luật mới như Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 cùng các nghị định hướng dẫn thi hành đang tạo nền tảng pháp lý minh bạch, ổn định, tiệm cận thông lệ quốc tế, đặc biệt hỗ trợ dòng vốn vào các phân khúc như nhà ở cao cấp, đô thị, công nghiệp và nghỉ dưỡng.
Ngoài yếu tố pháp lý, sự tăng tốc đầu tư công vào hạ tầng từ sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam cho đến vành đai Hà Nội, TP.HCM cũng đang mở ra cơ hội phát triển mới cho các đô thị vệ tinh, đồng thời gia tăng sức hấp dẫn của thị trường bất động sản.
Theo Chi cục Thống kê thành phố, trong tháng 5/2025, Hà Nội đã thu hút được gần 1,4 tỷ USD vốn FDI. Tính cả 5 tháng đầu năm, vốn FDI vào Hà Nội là 2,873 tỷ USD, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội Anpha đã mua vào 48,4 triệu cổ phiếu VCR, nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 23,06% và trở thành cổ đông lớn của Vinaconex ICT - chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina.
Theo đó, 322.500 m2 đất thực hiện dự án Khu tham quan chuyên đề, nghỉ dưỡng trên đỉnh Núi Bà Đen tại xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Khu đất có mục dích sử dụng làm đất thương mại, dịch vụ.
Theo thông báo, dự án có quy mô hơn 244ha, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho dự án là hơn 51.500 tỷ đồng, với thời gian hoạt động không quá 70 năm.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình lập Đề án nghiên cứu khả năng hình thành cảng hàng không tại Ninh Bình gửi Bộ Xây dựng xem xét, báo cáo Chính phủ. Trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng sẽ thành lập Tổ công tác chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh Ninh Bình và tư vấn lập, trình duyệt Đề án bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Tài sản đang thu hút sự quan tâm đặc biệt là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - nằm tại địa chỉ số 153/6 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành (trước đây là phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1).
Ngày 7/7, thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Thăng Long xác nhận, đơn vị đang thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư hai bên đường Quốc lộ 1A đoạn từ cầu Hoàng Long đến tượng đài thanh niên xung phong (thành phố Thanh Hóa cũ).
Các khu đất có tổng diện tích hơn 700 ha, trong đó có gần 390 ha đất trồng lúa. Nhà đầu tư được phép thỏa thuận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ để làm dự án nhà thương mại.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định thành lập hai cụm công nghiệp (CCN) mới, với tổng mức đầu tư hạ tầng hơn 1.650 tỷ đồng, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.
Khu Đô thị Sườn đồi có quy mô hơn 2.800ha, trải rộng trên địa bàn các xã: Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Nhơn và Hòa Phú (cũ), ưu tiên phát triển du lịch, thương mại dịch vụ kết hợp với nhà ở, gắn với các vùng cảnh quan đặc trưng, tập trung quanh khu vực núi Dương Ba Làng.
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định thu hồi 6 ha đất tại ô CQ1.1 phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (nay là phường Từ Liêm) do Đài Tiếng nói Việt Nam đang quản lý, sử dụng.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM (NN&MT) vừa có văn bản gửi UBND TPHCM về áp dụng bảng giá đất từ ngày 1/7/2025 trên địa bàn TPHCM. Theo đó Sở đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tại Thành phố theo từng khu vực đến cuối năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 3620/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công viên - thể dục thể thao Mê Linh.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường giao Sở Xây dựng công bố danh mục 112 dự án đủ điều kiện miễn GPXD. Dự kiến đợt 2 sẽ công bố vào ngày 15/7.
Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
DIC Corp (Mã chứng khoán DIG) sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu nhà ở Lam Hạ Center Point tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý. Sau khi hoàn tất thương vụ, công ty dự kiến ghi nhận doanh thu hơn 1.114 tỷ đồng.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 342/TB-VPCP ngày 2/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?