Tính đến hết tháng 5/2025, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,4 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính vừa cho biết: Tính đến hết tháng 5/2025, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,4 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 1.549 dự án đầu tư mới (tăng 14,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 7,02 tỷ USD (giảm 13,2% so với cùng kỳ). Có 672 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 27,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8,51 tỷ USD (gấp gần 3,4 lần cùng kỳ).
Ngoài ra, có 1.358 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 6,6% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,85 tỷ USD (gấp 1,8 lần cùng kỳ).Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực trong bối cảnh có nhiều biến động của kinh tế toàn cầu. Số lượng dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn, các giao dịch góp vốn mua cổ phần cũng đều tăng lên cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, khi không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.
Xét theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2025. Đáng chú ý, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp gần 2,8 lần cùng kỳ.
Chi cục Thống kê Hà Nội cho biết, trong tháng 5/2025 thành phố Hà Nội thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI. Trong đó: 36 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đạt 169 triệu USD; 23 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với 1,216 tỷ USD (trong đó chủ yếu do dự án xây dựng công viên Yên Sở của Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam vốn góp Malaysia tăng 1,120 tỷ USD góp phần thu hút vốn FDI tăng mạnh); có 19 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với số vốn đạt 9,1 triệu USD.
Bắc Ninh đứng thứ hai với hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,58 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ.
Tiếp theo lần lượt là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 39,1%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 67,2%).
Xét theo nhóm ngành đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,39 tỷ USD, chiếm gần 56,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 31,8% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 4,99 tỷ USD, chiếm 27,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 1,02 tỷ USD và hơn 596,8 triệu USD.
Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,6%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 57,8%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm gần 41,3%).
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, lũy kế đến ngày 31/5/2025, cả nước có 43.346 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 517,14 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 331,46 tỷ USD, bằng gần 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản sau quý I/2025 đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực phản ánh niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/7, VN-Index tăng 2,77 điểm (0,18%) lên 1.512,31 điểm. HNX-Index tăng 1,48 điểm (0,6%) lên 249,33 điểm. UPCoM-Index tăng 0,78 điểm (0,75%) lên mức 104,8 điểm.
Trước sức nóng của vàng thế giới kéo theo giá vàng SJC trong nước sáng nay tăng đến 700.000 đồng/lượng. Giá vàng miếng ở mức 120,7 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đây là mức cao nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Phiên 22/7 phản ánh bức tranh phân hóa cao của Phố Wall: chỉ số chuẩn S&P 500 vẫn miệt mài lập đỉnh nhờ những điểm sáng lợi nhuận, song mặt trái là rủi ro “định giá cao kỳ vọng cao” ngày một lớn. Khi dòng vốn chờ đợi kết quả của khối Big Tech và tín hiệu chính sách mới từ Fed, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động mạnh theo từng báo cáo.
Theo bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang ở mức 2,8 tỷ USD và là người giàu thứ 1.377 trên thế giới, tăng thêm so với ngày trước đó là 165 triệu USD. Bà Thảo giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam, xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (với 11,9 tỷ USD tính đến 21/7).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, VN-Index ở mức 1509,54 điểm, chính thức bước vào vùng đỉnh lịch sử của năm 2022 với mức cao nhất từng chạm tới là 1536,45 điểm ngày 10/1/2022.
Ngày 22/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì tương đối ổn định. Một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi nhằm phù hợp với tình hình thị trường.
Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn được đề cập tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Chứng khoán Rồng Việt sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, nhằm cơ cấu nợ và thanh toán trái phiếu, nợ vay đến hạn.
Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng trước thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp báo cáo tài chính và dự báo lợi nhuận của các công ty vẫn tăng trưởng mạnh, cộng thêm kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8.
Sắc đỏ áp đảo ở đa số các nhóm ngành. Lực bán chốt lời đã nhanh chóng xuất hiện ở nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Đóng cửa phiên 21/7, VN-Index rơi tự do, thổi bay 12,23 điểm xuống 1.485 điểm.
Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị định mới về lương, thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, dự kiến áp dụng từ ngày 1/8, với mức lương tối đa có thể lên tới 320 triệu đồng/tháng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ba doanh nghiệp niêm yết là CTCP Hùng Vương (HVG), CTCP Vận tải biển Sài Gòn (Saigonship, mã: SGS) và CTCP Vinam (CVN) do không công bố thông tin theo đúng quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Giá vàng ngày 21/7 mở cửa giao dịch được điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng tính theo mức chênh lệch bán ra – mua vào là 1,5 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng ghi nhận mức giảm 500.000 triệu đồng/lượng chiều bán ra, và nhà đầu tư lỗ đậm 2 triệu đồng/lượng sau một tuần.
Ở thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiến sát gần mốc điểm cao lịch sử (1.535 điểm) nên xác suất cao sẽ xuất hiện áp lực bán rất lớn. Ưu tiên tìm cơ hội vẫn là những nhóm ngành dẫn dắt dòng tiền và có chính sách hoặc câu chuyện hỗ trợ, ví dụ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, v.v...
Giá vàng trong nước hôm nay (17/7) đi ngang sau 2 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp. Giá vàng SJC neo mức mua vào 118,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 120,6 triệu đồng/lượng.
Nasdaq Composite lập đỉnh mới, dù thị trường có thời điểm chao đảo sau tin đồn Tổng thống Mỹ Donald Trump định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Lượng kiều hối chuyển về TP HCM qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế tăng mạnh trong quý II/2025 khi đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 16,9% so với quý trước.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?