Ở thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiến sát gần mốc điểm cao lịch sử (1.535 điểm) nên xác suất cao sẽ xuất hiện áp lực bán rất lớn. Ưu tiên tìm cơ hội vẫn là những nhóm ngành dẫn dắt dòng tiền và có chính sách hoặc câu chuyện hỗ trợ, ví dụ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, v.v...
Kết tuần, VN-Index tăng 2,71% lên mức 1.497,28 điểm, hướng đến vùng giá cao nhất lịch sử tháng 1/2022. Trong khi VN30 tăng 3,13% lên mức 1.643,91 điểm, tiếp tục tăng tốt khi vượt lên giá cao nhất lịch sử tháng 11/2021. Đáng chú ý, chỉ số sàn HoSE có tới 3/5 phiên tăng trên 10 điểm, kết tuần ở mức 1.497,28 điểm, tăng tổng cộng gần 40 điểm (2,71%) so với tuần trước. Trong phiên cuối tuần, có thời điểm VN-Index đã vượt 1.500 điểm trước khi điều chỉnh nhẹ do áp lực chốt lời.
Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã tăng tới gần 18%. Dòng tiền sôi động khi thanh khoản 2 phiên cuối tuần tiến sát mốc 40.000 tỷ đồng, riêng trên sàn HoSE vượt 34.000 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường tích cực, nổi bật ở nhóm bất động sản khi cổ phiếu đầu ngành vượt đỉnh lịch sử, nhóm chứng khoán với thanh khoản duy trì mức cao và thông tin quí II/2025 tích cực, nhóm bán lẽ, xây dựng.... Trong khi chịu áp lực điều chỉnh, tích lũy ở các nhóm mã khác như thép, cảng, bảo hiểm... Thanh khoản thị trường tăng, duy trì ở mức rất cao. Khối lượng giao dịch trên HoSE tăng 8,6% so với tuần trước, trung bình hơn 1,3 tỷ cổ phiếu/phiên. Trong đó thanh khoản thị trường Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 1.219,8 tỷ đồng trên HoSE trong tuần này.
Theo chuyên gia của CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI): Ở thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiến sát gần mốc điểm cao lịch sử (1.535 điểm) nên xác suất cao sẽ xuất hiện áp lực bán rất lớn.
Chúng tôi kỳ vọng ngưỡng quanh mốc 1.515 điểm sẽ có áp lực bán lớn và khả năng sẽ khiến chỉ số có nhịp điều chỉnh sau quá trình tăng 5 tuần vừa qua.
Vì vậy, hạn chế việc mua đuổi và duy trì một tỷ lệ tiền mặt lớn, chờ nhịp chỉnh để có vị thế mua an toàn hơn.
CTCK SHS: Về kỹ thuật VN30 vẫn sẽ cần kiểm định lại vùng giá đỉnh sau khi vượt qua. Hành động hợp lý lúc này là "Trend Following", nắm giữ theo xu hướng tăng trưởng theo đúng tiêu đề báo cáo.
Đồng thời đánh giá các cơ hội đầu tư ở các nhóm ngành được xem là động lực tăng trưởng chính, với mục tiêu tăng trưởng GDP trong 6 tháng cuối năm trên 8%. Ở vùng giá hiện tại tổng vốn hóa toàn thị trường khoảng 330 tỷ USD, tương đương 70% GDP 2024.
Nhà đầu tư nắm giữ theo xu hướng, theo dõi các áp lực bán giá cao. Đánh giá kỹ các giao dịch ngắn hạn khi VN-Index hướng đến vùng giá đỉnh lịch sử tháng 1/2022.
CTCK Asean: Chúng tôi nhận định VN-Index sẽ duy trì diễn biến rung lắc trong ngắn hạn, do RSI và Stochastic tiến sâu trong vùng quá mua và áp lực từ vùng đỉnh lịch sử hình thành từ đầu năm 2022.
ASEANSC Research khuyến nghị nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể cân nhắc canh chốt lời từng phần, đặc biệt với các cổ phiếu đang kéo tăng liên tục và gặp lại các vùng kháng cự mạnh trên đồ thị kỹ thuật.
Trong khi đó, nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao có thể xem xét mua thăm dò tại các nhịp rung lắc, điều chỉnh, tích lũy nền của các cổ phiếu tiềm năng. Ưu tiên tìm cơ hội vẫn là những nhóm ngành dẫn dắt dòng tiền và có chính sách hoặc câu chuyện hỗ trợ, ví dụ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, v.v...
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV: Việc chỉ số hai lần không thể vượt qua ngưỡng tâm lý 1500 điểm đi kèm với sự rung lắc mạnh và thanh khoản duy trì ở mức cao cho thấy áp lực bán chốt lời tại vùng đỉnh là khá lớn. Đây có thể xem là những dấu hiệu đầu tiên của sự phân phối, mặc dù chưa khẳng định hoàn toàn.
Do đó, tôi đã chủ động chốt lời một phần đáng kể các cổ phiếu đã có mức sinh lời tốt trong danh mục, đặc biệt là những mã đã tăng nóng và có dấu hiệu chững lại. Hiện tại, tôi đã hạ tỷ trọng cổ phiếu từ mức 90% của tuần trước xuống còn khoảng 50-55%, quay lại trạng thái cân bằng để ưu tiên bảo toàn lợi nhuận và quan sát thêm.
Theo ông Nguyễn Minh Hoàng – Giám đốc phân tích Chứng khoán Nhất Việt (VFS), sau giai đoạn trầm lắng kéo dài trong năm 2024, thị trường đã chứng kiến một cú hích mạnh mẽ từ sự kiện thuế quan – yếu tố "thiên nga đen" bất ngờ nhưng lại đóng vai trò như một đợt rũ bỏ cuối cùng trước khi bước vào pha tăng giá mới. Dòng tiền cá nhân trong nước duy trì ổn định, trong khi lực bán ròng từ khối ngoại suy giảm rõ rệt, giúp xác nhận sự hình thành "Megatrend" - xu hướng tăng dài hạn.
Điểm tựa của của thị trường là các yếu tố kinh tế vĩ mô và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Với dự báo lợi nhuận sau thuế toàn thị trường có thể tăng 19% so với năm 2025, ông Hoàng cho rằng thị trường sẽ dao động quanh vùng 1.500 - 1.686 điểm, tương ứng với mức định giá P/E từ 13 – 15 lần, phản ánh kỳ vọng tăng trưởng dài hạn của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó với việc thanh khoản thị trường quay lại vùng đỉnh lịch sử, thị trường đã xác lập vị thế vững chắc của một chu kỳ tăng trưởng mới, có chiều sâu và bền vững.
“Đây không còn là nhịp hồi kỹ thuật, mà là giai đoạn đầu của một Megatrend” – vị chuyên gia nhận định.
Phiên giao dịch ngày 16/07/2025, VN-Index đóng cửa ở mức 1,475.47 điểm, tăng 14.82 điểm (1.01%). Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định trong phiên giao dịch ngày 17/7, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng dần khi mức định giá của thị trường đang tiệm cận mức trung bình 10 năm. Nhà đầu tư tránh việc mua đuổi.
Giá vàng trong nước hôm nay (17/7) đi ngang sau 2 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp. Giá vàng SJC neo mức mua vào 118,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 120,6 triệu đồng/lượng.
Nasdaq Composite lập đỉnh mới, dù thị trường có thời điểm chao đảo sau tin đồn Tổng thống Mỹ Donald Trump định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Lượng kiều hối chuyển về TP HCM qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế tăng mạnh trong quý II/2025 khi đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 16,9% so với quý trước.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán SmartInvest (AAS) số tiền 80 triệu đồng vì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Có tới gần 86 triệu tài khoản không còn hoạt động, nhiều khả năng là tài khoản không chính chủ hoặc bị bỏ quên, thậm chí do đối tượng xấu tạo lập để phục vụ hành vi gian lận.
Mặc dù sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Mỹ sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn chọn lọc cao.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán VIB) ngày 14/7 thông báo về việc thực hiện mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã VIBL2427001 (mã giao dịch: VIB12401) có tổng giá trị 2.000 tỷ đồng vào ngày 24/7 tới.
FiinRatings – đối tác chiến lược của S&P Global – vừa công bố báo cáo “Tâm điểm Trái phiếu tháng 6/2025”. Trong đó, trái phiếu bất động sản cũng có tín hiệu tích cực nhờ tháo gỡ pháp lý, ngân hàng tăng trưởng mạnh.
Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống hơn 5.391 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và gia tăng cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
Sáng 11/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2% từ ngày 1/1/2026. Phương án này sẽ được trình Chính phủ thông qua.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2025 ước tính lên tới 131.601 tỷ đồng.
Lãi suất vay mua nhà tháng 7/2025 tiếp tục ghi nhận mặt bằng lãi suất thấp nhất từ 3%, các ngân hàng tung loạt ưu đãi gói vay cho người trẻ dưới 35 tuổi.
Mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay 10/7, giá vàng nhẫn, vàng SJC đồng loạt tăng từ 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?