Việt Nam đã ký kết hiệp định vay và viện trợ từ WB, ADB với tổng giá trị gần 400 triệu USD cho loạt dự án về môi trường, hạ tầng giao thông và thích ứng biến đổi khí hậu.
Ngày 16/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra Lễ ký kết các hiệp định vay và viện trợ giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Chứng kiến lễ ký có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch ADB - ông Scott Morris, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam - ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, Campuchia, và Lào - bà Mariam J. Sherman...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến ADB ký kết các hiệp định vay và viện trợ với Việt Nam. Ảnh: Bộ Tài chính.
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án sau:
Dự án Cải thiện Môi trường nước tỉnh Bình Dương có tổng mức đầu tư 7.211 tỷ đồng, trong đó vốn vay WB (IBRD) là 5.354 tỷ đồng (tương đương 230,76 triệu USD). Cơ quan chủ quản của Dự án là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
Dự án Phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam, có tổng mức đầu tư 3.901,602 tỷ đồng, trong đó vốn vay WB (IDA) là 2.493,731 tỷ đồng (81,2 triệu SDR - tương đương 107,67 triệu USD). Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Xây dựng (trước đây là Bộ Giao thông vận tải).
Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bào dân tộc thiểu số ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên và Quảng Trị, gồm dự án thành phần Phú Yên và dự án thành phần Quảng Trị.
Dự án thành phần tỉnh Phú Yên có tổng mức đầu tư là 914,776 tỷ đồng (tương đương 39,413 triệu USD), trong đó: vốn vay OCR của ADB là 673,09 tỷ đồng (tương đương 29 triệu USD) và vốn viện trợ không hoàn lại là 23,21 tỷ đồng (tương đương 01 triệu USD), vốn đối ứng là 218,476 tỷ đồng (tương đương 9,413 triệu USD). Cơ quan chủ quản của Dự án là UBND tỉnh Phú Yên.
Dự án thành phần tỉnh Quảng Trị có tổng mức đầu tư là 921,698 tỷ đồng (tương đương 39,711 triệu USD), trong đó: vốn vay OCR của ADB là 696,298 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD), vốn đối ứng là 225,4 tỷ đồng (tương đương 9,711 triệu USD). Cơ quan chủ quản của Dự án là UBND tỉnh Quảng Trị.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là hai đối tác phát triển chiến lược, đồng hành cùng Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ qua, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản trị, và thúc đẩy phát triển bền vững.
WB là một trong các đối tác đa phương cung cấp vốn vay ODA và vay ưu đãi lớn nhất cho Việt Nam (đáp ứng khoảng 35% nhu cầu huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ).
Tính đến tháng tháng 04 năm 2025, WB đã cam kết hơn 180 khoản vay, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kĩ thuật cho Việt Nam, với tổng giá trị khoảng 26 tỷ USD (trong đó tổng giá trị vay đã ký kết khoảng 23 tỷ USD). Nguồn vốn vay của WB ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng thiết yếu, giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế, nước, môi trường và nông nghiệp.
ADB cũng đã cung cấp tổng vốn vay và viện trợ lên tới hơn 18 tỷ USD cho Việt Nam kể từ khi bắt đầu hợp tác vào năm 1993. Các chương trình, dự án của ADB tại Việt Nam tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng sạch, giáo dục nghề nghiệp, phát triển nông thôn và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các vùng khó khăn và khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh các hỗ trợ về tài chính, WB và ADB còn luôn là đối tác quan trọng hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua cung cấp hỗ trợ kĩ thuật không hoàn lại về công tác chuẩn bị dự án, tư vấn chính sách, nâng cao năng lực quản trị, điều hành.
Buổi lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (Hội nghị P4G) tại Việt Nam.
Nước biển dâng cao và các cơn bão mạnh xảy ra thường xuyên hơn, hệ quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Cả hai yếu tố này làm tăng áp lực thủy tĩnh lên các đứt gãy kiến tạo dưới lòng đất, dẫn đến thay đổi chu kỳ địa chấn và tăng nguy cơ xảy ra động đất,
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
Theo ghi nhận sáng ngày 24/4, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Phú Quý và Doji cùng niêm yết từ 119-121,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu ký quỹ của một số cổ đông nội bộ và liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – Mã chứng khoán DIG).
Dù tiền gửi dân cư vẫn tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74% so với cuối năm 2024) song tiền gửi tổ chức giảm mạnh đã khiến tổng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.
Sáng ngày 23/4, giá vàng đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, hạ 2 triệu đồng/lượng so với giá kết phiên ngày hôm qua. Giá mua vào hiện ở mức 120 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 122 triệu đồng/lượng.
Phiên 22/4, VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục trong phiên ngày 23/4.
Dòng tiền phải trả từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự kiến bao gồm gốc và lãi ước khoảng 10.700 tỷ đồng trong tháng 4, hơn 17.900 tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49.800 tỷ đồng trong quý II.
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,06%, xuống mức 98,32. Đồng USD đã giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong ba năm khi niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Mỹ bị lung lay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?