Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô mới nhất, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, các điều kiện sản xuất vẫn tiềm ẩn các yếu tố không thuận lợi, lĩnh vực chế biến chế tạo và khai khoáng ghi nhận giảm. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ. Điểm tích cực là chỉ số PMI tăng trở lại đạt 51,2 điểm trong tháng 2/2023 sau 3 tháng liên tiếp dưới 50.

VCBS dự báo tăng trưởng GDP quý II khoảng 5-5,4%

Tại Việt Nam, cuối quý I đồng VND tăng giá 0,5% so với đồng USD. Tại các NHTM, tỷ giá giảm 120-130 đồng, xuống mức 23.640-23.650 VND/USD. Với các thay đổi trên thị trường thế giới và đánh giá về nguồn cung ngoại tệ trương đối thuận lợi, VCBS cho rằng NHNN sẽ có thể mua vào thành công thêm dự trữ ngoại hối trong giai đoạn Qúy II.

Theo dõi tương quan về điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới, chỉ số sức mạnh đồng USD được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Trong điều kiện thuận lợi, VCBS dự báo mức mất giá của VND so với USD có thể dƣới 3% trong năm nay. Mặt bằng lãi suất huy động đã tạo đỉnh và giảm 50-80 điểm trong Quý I.

Đây được xem là tiền đề quan trọng để kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Trong Quý 2, mặt bằng lãi suất huy động được dự báo giảm thêm sau khi các quyết định lãi suất mới có hiệu lực. Theo đó, trong điều kiện thuận lợi, lãi suất điều hành có thể giảm thêm trong năm 2023 và kéo giảm mặt bằng lãi suất giảm nhằm hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.

Thị trường trái phiếu: Với dự báo, tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối chậm so với cùng kỳ đi kèm với việc các kênh đầu tư thay thế không hấp dẫn nếu so sánh với mức độ rủi ro đi kèm, VCBS đánh giá, lợi suất có thể tiếp tục tiếp tục giảm thêm khi trạng thái dư thừa thanh khoản vẫn chưa chấm dứt.

Tăng trưởng tín dụng thấp và hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng âm cũng cho thấy những khó khăn đối với nền kinh tế tiếp diễn và đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ gồm các nhóm giải pháp thức đẩy đầu tư công và kéo giảm mặt bằng lãi suất. Dòng vốn đầu tư FDI giảm so với cùng kỳ cũng là yếu tố cần được theo dõi sát sao trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trên thế giới vẫn đang tăng và thời điểm ban hành chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đang đến gần.

Một “đầu kéo” khác cho tăng trưởng kinh tế được VCBS đánh giá là “động lực thay thế quan trọng với chỉ báo tăng trưởng trong trường hợp các động lực tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo không đạt kỳ vọng”, là đầu tư công. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã cho thấy những quyết tâm trong đẩy mạnh hoạt động giải ngân đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên kế hoạch 700.000 tỷ đồng (+25% so với kế hoạch 2022) với trọng tâm vào các dự án theo chiến lược nhằm đẩy mạnh liên kết vùng tạo động lực phát triển kinh tế thể hiện qua chỉ báo vốn đầu tư thực hiện từ NSNN.

Với những yếu tố triển vọng và rủi ro như vậy,tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt 4,18%-4,39% (tương ứng dự báo tăng trưởng GDP quý II khoảng 5-5,4%). Dự báo cho cả năm 2023, VCBS ước tính tăng trưởng GDP cả năm khoảng 5,52% - 5,93%.

Về lạm phát, cũng theo đánh giá của VCBS, trong năm 2023, kỳ vọng lạm phát đến từ lộ trình tăng giá điện, tăng lương cơ bản,…. Tuy nhiên, các lo ngại về lạm phát đã dịu đi đáng kể so sánh với giai đoạn cuối năm 2022 do dự báo mặt bằng giá cả hàng hóa dự báo hạ nhiệt đáng kể khi nhu cầu chi tiêu chững lại đi cùng với khó khăn của nền kinh tế. VCBS dự phóng lạm phát bình quân năm 2023 có thể đạt dưới ngưỡng 4,5%.

Trước đó, trong tháng 3/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,23% so với tháng trước; tương ứng tăng 3,35% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân tăng 4,18%.

Theo đó, trong điều kiện thuận lợi, lãi suất điều hành có thể giảm thêm trong năm 2023 và kéo giảm mặt bằng lãi suất giảm nhằm hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân là mục tiêu điều hành được ưu tiên.