Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhận định, căn cứ pháp lý để thẩm định hồ sơ trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh đã thay đổi.
Xin chuyển mục đích sử dụng 25ha rừng tự nhiên
Tháng 6/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xin chuyển mục đích sử dụng 25ha rừng tự nhiên để xây dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh.
Theo văn bản của UNBD tỉnh Quảng Nam, dự án tuyến đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh (tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nằm trong đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030 được Văn phòng Chính phủ thống nhất vào năm 2015, được thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt dự án đầu tư.
Qua kiểm tra đối chiếu ranh giới dự án với quy hoạch phân khu của khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh có diện tích bị ảnh hưởng là 26,5 ha. Trong đó, phân khu vùng đệm với 1,08ha hiện trạng là đất trống; phân khu vùng phục hồi sinh thái với 9,52ha là rừng tự nhiên và Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 15,9 ha rừng tự nhiên.
Việc đề xuất dự án đường giao thông đến vùng Sâm Ngọc Linh (tuyến Măng Lùng - Đăk Lây) được triển khai và phê duyệt trước thời điểm quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh. Đồng thời dự án cũng được Bộ NN&PTNT thống nhất, có công văn trình Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chính phủ không có ý kiến phản hồi theo đề nghị của Bộ NN&PTNT.
Thời điểm trình hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (trong đó có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15,65ha) từ tháng 3/2020, trước thời điểm tỉnh ban hành quyết định về phê duyệt thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh.
Vườn sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tinh Quảng Nam. Ảnh: Tạp chí Giao thông vận tải
Theo tỉnh Quảng Nam, trước đây dự án đường giao thông đến vùng phát triển Sâm Ngọc Linh được các cấp có thẩm quyền phê duyệt với quy mô công trình giao thông cấp IV, tổng chiều dài tuyến 10,4km, diện tích sử dụng đất 17ha, trong đó diện tích quy hoạch rừng đặc dụng bị ảnh hưởng là hơn 14ha. UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Hiện nay dự án có sự thay đổi về quy mô, với tổng diện tích là 26,5ha, gồm quy hoạch rừng đặc dụng 24,11ha và ngoài quy hoạch lâm nghiệp 2,39ha, thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Huyện Nam Trà My cũng có tờ trình về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 7 (đánh giá tác động môi trường) công trình này cho phù hợp với quy mô thực tế hiện nay (tăng 11,82ha so với diện tích ban đầu). Huyện cũng đang triển khai thực hiện các thủ tục có liên quan theo quy định để tạo điều kiện cho dự án được triển khai đảm bảo đúng quy định và đúng tiến độ được giao,
Tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với diện tích 25,17 ha sang mục đích khác để triển khai thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển Sâm Ngọc Linh (tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My).
Dự án không đủ điều kiện để thẩm định, chưa chấp thuận chủ trương
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Quảng Nam về việc chuyển mục đích đất rừng để thực hiện Dự án đường giao thông Măng Lùng – Đăk Lây.
Theo đó, Bộ NN&PTNT cho rằng, hồ sơ dự án không đủ điều kiện để thẩm định theo quy định. Dự án có thay đổi về quy mô diện tích (tăng 8,9 ha), tuy nhiên các hồ sơ trình chưa cập nhật theo quy mô diện tích của dự án.
Cụ thể, tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại vào năm 2017 với quy mô sử dụng đất là 17,06 ha, chưa tương ứng với quy mô, diện tích của Dự án hiện tại (26,5 ha).
Báo cáo thẩm định vào năm 2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam về đề xuất chủ trương đầu tư dự án, trong đó xác định diện tích sử dụng đất khoảng 6 ha.
Tờ trình vào năm 2020 và hồ sơ dự án kèm theo của UBND tỉnh Quảng Nam đến nay đã hơn 17 tháng, kỳ quy hoạch 2016 - 2020 (quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp trước đây là quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch liên quan) đã kết thúc và đang xây dựng, thực hiện theo các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Bộ NN&PTNT nhận định, căn cứ pháp lý để thẩm định hồ sơ trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án đã thay đổi. UBND tỉnh Quảng Nam cần rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện lại trình tự, thủ tục trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bộ NN&PTNT cho rằng hồ sơ Dự án đường giao thông đến vùng phát triển Sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng – Đăk Lây không đủ điều kiện thẩm định. Ảnh: Plo.vn
Ngoài ra, Bộ cũng cho rằng, tại văn bản báo cáo giải trình của UBND tỉnh Quảng Nam vào tháng 6/2022 có nêu, dự án trước đây được Bộ có văn bản số 4398 ngày 8/6/2018 trình Phó Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xem xét, giải quyết đối với đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tỉnh Quảng Nam, trong đó có tên dự án.
Tuy nhiên, tại văn bản này, Bộ NN&PTNT báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng chỉ là 13,83 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng, không tương ứng với quy mô, diện tích, quy hoạch ba loại rừng của Dự án hiện tại (25,5 ha) như đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam.
Đến nay, Phó Thủ tướng Chính phủ chưa có ý kiến chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Dự án.
UBND tỉnh Quảng Nam xác định, trong tổng số 26,5 ha rừng đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng của Dự án có 15,65 ha rừng tự nhiên, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh.
Điểm b khoản 3 Điều 41a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15-7-2020 của Chính phủ quy định tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên: “Không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng...”.
Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu, rà soát hướng tuyến, vị trí chuyển mục đích sử dụng rừng của Dự án đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp và pháp luật có liên quan.
Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.
Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.
Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 07/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên (Dự án).
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau thời gian thi công năng suất và đầy nỗ lực của chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan đã chính thức cất nóc ngày 05/01/2025 vừa qua. Đồng thời, Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ tới khách hàng đúng thời hạn.
Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai mới đây ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Danh mục các công trình, dự án nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phúc Thọ bao gồm 149 dự án với tổng diện tích là 517,74ha; Huyện Ba Vì dự án trong kế hoạch, bao gồm 181 dự án với tổng diện tích là 1.135,06ha.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinh Quang (giai đoạn 1), thành phố Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?