Cụ thể, Tổ chức phi chính phủ Deutsche Umwelthilfe (DUH) cáo buộc hãng Volkswagen đã can thiệp vào phần mềm quản lý cơ chế phát thải. Còn Cơ quan Vận tải cơ giới Liên bang Đức (KBA) đã cấp phép lưu hành những chiếc ô tô mà theo DUH có phần mềm quản lý khí thải bất hợp pháp.

Từ vụ kiện gian lận khí thải của Volkswagen, nhiều hãng xe đối mặt nguy cơ bị triệu hồi hàng loạt xe
Hàng triệu xe Volkswagen Golf đứng trước nguy cơ bị triệu hồi tại thị trường Đức do cáo buộc gian lận khí thải.

Người phát ngôn của tòa án cho biết: “Vụ kiện đã thực sự thành công”, hàm ý rằng các phương tiện đã được chính quyền cấp phép lưu hành phải bị triệu hồi.

Phản ứng với phán quyết trên, hãng Volkswagen cho biết họ đang chờ để nhận lập luận đầy đủ của tòa án trước khi quyết định các bước tiếp theo.

Trước đó, vụ kiện của DUH đã bị Tòa án hành chính Schleswig bác bỏ.

Sau phán quyết này, DUH đang lên kế hoạch cho các vụ kiện tiếp theo chống lại KBA, nhắm vào các dòng xe khác của các hãng BMW, Volkswagen, và Mercedes-Benz. Nếu các vụ kiện thành công thì sẽ có hàng chục triệu xe đã được KBA cấp phép lưu hành bị triệu hồi.

Tháng 11/2022, Tòa án Công lý châu Âu (EJC) đã ra phán quyết ủng hộ quyền của các tổ chức môi trường thực hiện hành động tương tự đối với các cơ quan cấp phép phương tiện cơ giới châu Âu, dựa trên cơ sở của vụ kiện do DUH tiến hành.

Phán quyết của EJC liên quan đến phần mềm mà Volkswagen đã cài đặt để kiểm soát việc tuần hoàn khí thải. Tòa lo ngại phần mềm này là bất hợp pháp trong một số điều kiện nhất định, nhưng Volkswagen cho rằng điều đó phù hợp với luật pháp.