Hệ thống KRX chính thức vận hành, sắc xanh chiếm ưu thế trong phiên sáng ngày 5/5
Tài chínhPhiên giao dịch ngày 5/5, hệ thống KRX chính thức vận hành, VN-Index tăng mạnh, nhiều nhóm ngành đồng loạt khởi sắc.
10 ngân hàng tư nhân đứng đầu về nộp ngân sách nhà nước gồm: Techcombank, VPBank, ACB, VIB, SHB, HDBank, TPBank, Sacombank, MSB, LPBank.
Theo đó, 10 ngân hàng tư nhân đứng đầu về nộp ngân sách nhà nước gồm: Techcombank, VPBank, ACB, VIB, SHB, HDBank, TPBank, Sacombank, MSB, LPBank.
Tất cả các ngân hàng này đều có số nộp ngân sách năm 2023 trên 1 nghìn tỷ đồng với tổng mức nộp đóng góp hơn 36,8 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong năm 2023, tăng hơn 10,7 nghìn tỷ đồng so với năm 2022. Con số này cũng tương đương hơn 32% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng trong Top 10 có mức nộp ngân sách tăng gấp đôi so với năm trước, tương ứng đã nộp thêm cả nghìn tỷ đồng vào ngân sách. Việc các ngân hàng nộp số tiền ngân sách khổng lồ không chỉ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước mà còn cho thấy bức tranh tươi sáng của nền kinh tế tài chính Việt Nam. Điều này cũng khẳng định cho chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp của lãnh đạo các nhà băng trong bối cảnh sự khủng hoảng thanh khoản, khủng hoảng trái phiếu kéo dài từ cuối năm 2022 sang đầu năm 2023.
Techcombank là đơn vị dẫn đầu trong danh sách ngân hàng tư nhân nộp ngân sách nhà nước năm 2023, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của nhà băng này năm vừa qua rất hiệu quả. Số liệu về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp do ông Hồ Hùng Anh làm chủ tịch hết sức tích cực. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động đạt 25,7 nghìn tỷ đồng tăng 37,9%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đạt 37,4% so với mức 40,5% tại quý I và 34,9% tại cuối quý II/2023. Số dư tiền gửi không kỳ hạn đạt mức cao kỷ lục , hơn 180 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản duy trì ở vị thế đầu ngành, lần lượt đạt 14,5% và 2,6%.
Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của nhà băng này cũng đạt 18 nghìn tỷ đồng tăng 40,2%. Trong đó, quý II ghi nhận mức tăng kỷ lục 9,5 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 50,6%.
Với những gì đạt được, trong quý 2/2024, Techcombank được Euromoney vinh danh là “ngân hàng tốt nhất Việt Nam” lần thứ 5 kể từ năm 2008. Sự kiện cũng đánh dấu cột mốc Techcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất vinh dự được nhận giải thưởng từ 3 tổ chức lớn uy tín hàng đầu thế giới là: Euromoney, Global Finance và FinFinanceAsia.
Xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngân hàng tư nhân nộp ngân sách nhà nước, hoạt động kinh doanh của VP Bank thời gian qua tương đối ổn định. Số liệu từ báo cáo tài chính qúy II/2024 từ doanh nghiệp cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 4,4 nghìn tỷ đồng trong khi đó chỉ số này ở cùng kỳ năm trước chỉ là 2,6 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, con số tương ứng cùng kỳ là 2,4 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính đến ngày 30/6, tổng nợ phải trả của VPBank là hơn 726 nghìn tỷ đồng. Trước đó, tính đến ngày 31/12/2023, chỉ số này là gần 678 nghìn tỷ đồng. Như vậy, trong vòng 6 tháng, tổng nợ phải trả của VPBank tăng lên 48 nghìn tỷ đồng. Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng trong quý II/2024, là 864 nghìn tỷ đồng.
Đối với ngân hàng ACB, nhà băng xếp thứ 3 trong danh sách các ngân hàng tư nhân nộp ngân sách nhà nước, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện qua báo cáo tài chính tương đối tốt. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đạt được là tăng 538,5 tỷ đồng, tăng 14,38% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này có được chủ yếu do thu nhập lãi thuần quý II/2024 tăng lên 784,4 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế tăng 602,7 tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm trước. ACB cho biết chỉ số trên là nhờ thu nhập lãi thuần quý II/2024 tăng 865,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, lợi nhuận sau thuế của quý II/2024, là 4,2 nghìn tỷ đồng, thông số này ở cùng kỳ là 3,7 nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, các ngân hàng tư nhân ở Top đầu nộp ngân sách nhà nước đang mang đến gam màu tươi sáng hơn cho bức tranh tài chính ở Việt Nam.
Việc các ngân hàng đóng góp một phần lớn lợi nhuận vào ngân sách không chỉ giúp duy trì hoạt động của các dịch vụ công, mà còn tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đồng thời, số tiền nộp ngân sách lớn cũng là minh chứng cho sự ổn định và tăng trưởng của các ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
Trong khi đó, 2023 là một năm có rất nhiều khó khăn, thách thức với nền kinh tế Việt Nam nói chung, và đặc biệt với hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản và cuộc khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp kéo dài từ cuối năm 2022 sang đầu năm 2023.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, các ngân hàng vẫn là những tổ chức kinh tế có quy mô lợi nhuận lớn nhất trong nền kinh tế. Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023 cho thấy, ngành ngân hàng có tới 6 đại diện nằm trong 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam và có 7 đại diện nằm trong 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất.
Kết quả kinh doanh tích cực nêu trên là minh chứng rõ nhất cho thấy sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp của các ngân hàng.
Triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam năm 2024 được giới phân tích tài chính đánh giá tích cực nhờ vào các yếu tố hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất điều hành ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giúp các ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng và cải thiện lợi nhuận.
Một trong những điểm sáng của ngành ngân hàng trong năm 2024 là sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP dự kiến đạt mức cao, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng lên, kéo theo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam đã và đang nỗ lực tái cấu trúc, nâng cao chất lượng tài sản và quản trị rủi ro. Việc xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, các biện pháp tăng cường kiểm soát nội bộ và tuân thủ quy định pháp luật được thực hiện nghiêm túc. Điều này không chỉ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn mà còn tạo lòng tin cho nhà đầu tư và khách hàng.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng đối mặt với không ít thách thức trong năm 2024. Biến động thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro lạm phát và xu hướng tăng trở lại của lãi suất đầu vào là những yếu tố cần được quản lý chặt chẽ. Rủi ro nợ xấu, mặc dù đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng vẫn là một mối lo ngại cần được giám sát thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia tài chính khuyến nghị, ngân hàng cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, tăng cường kiểm soát rủi ro và duy trì đà tăng trưởng bền vững. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đầu tư vào công nghệ sẽ là những yếu tố then chốt giúp ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024.
Phiên giao dịch ngày 5/5, hệ thống KRX chính thức vận hành, VN-Index tăng mạnh, nhiều nhóm ngành đồng loạt khởi sắc.
Ngày 5/5 giá vàng trong nước niêm yết giá vàng miếng trong khoảng 118,5 – 121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đỉnh giá ngày 22/4 - vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.
Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn được duy trì dưới mốc 3%, dao động quanh mức 2,54% trong phiên đầu tuần. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng giảm nhẹ, dao động từ 4,16% đến 4,77%.
Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất lần lượt gọi tên: Vietcombank, MB, BIDV, Techcombank, VietinBank, HDBank, VPBank, ACB, SHB, SeABank.
Tuần qua, thị trường trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày từ hôm thứ Tư cho tới cuối tuần. Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lên cao hơn so với tuần trước, hiện là 24.956 đồng/USD. Còn giá bán USD tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD.
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
Bà Ngô Thị Hạnh, vợ Chủ tịch Hội đồng quản trị City Auto, đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu CTF nhằm nâng sở hữu lên hơn 6,4%.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ngắn hạn ở mức 0,5%.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Hoạt động chuyển đổi hệ thống KRX dự kiến bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 5/5 – ngay sau kỳ nghỉ lễ.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) do vi phạm về công bố thông tin và vi phạm quy định về giao dịch.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?