Lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi từ tháng 12

Từ tháng 1 đến tháng 2/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này.

Kết thúc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được ghi nhận đã bổ sung nhiều điểm mới, trong đó có các nội dung công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất.

Đa số các đại biểu Quốc hội thống nhất bổ sung quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất và “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm” để thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW về “Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất”.

Tuy nhiên, các ý kiến tổng hợp cho rằng, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện để nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất gắn với dự án đầu tư bất động sản; các quy định chưa thực sự hợp lý khi không cho phép doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng hoặc góp vốn dự án đầu tư.

Dự thảo Luật Đất đai về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất cũng cần xem xét phạm vi HĐND cấp tỉnh chỉ được thông qua với một mức nhất định; nếu việc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đối với một phần nhỏ diện tích đất cũng phải thông qua HĐND, rất bất cập.

Lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi từ tháng 12. Ảnh minh họa
Lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi từ tháng 12. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, việc chưa có đủ dữ liệu thông tin của thị trường để định giá đất ở các địa phương, vùng miền cũng cần được nghiên cứu thêm trong dự án luật. Việc xác định tính toán giá đất phải do cơ quan chức năng có trách nhiệm tổng thể cả về chính trị, xã hội đứng ra thực hiện, đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật đất đai với Luật Dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Kinh doanh bất động sản… và các văn bản luật khác; tránh tồn tại cơ chế 2 giá đất dẫn đến lợi ích nhóm và những hành vi tham nhũng, tiêu cực từ đất đai.

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, trong tháng 11, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và đăng tải dự thảo luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023.

Từ tháng 1 đến tháng 2/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến nhân dân về dự án luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổng hợp, xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến đóng góp của toàn dân với dự thảo luật trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023. Gửi thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trước ngày 1/4/2023; dự kiến tiếp tục được Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2023 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Điểm danh các địa phương chậm giải ngân vốn GPMB cao tốc Bắc - Nam

Thông tin về tiến độ công tác GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT cho biết, để đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án, Bộ GTVT đã tổ chức 4 đoàn trực tiếp làm việc với các địa phương để phối hợp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh để đôn đốc tiến độ thực hiện.

Tính đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc tại thực địa, kiểm kê tài sản trên đất; công tác phê duyệt phương án bồi thường đã thực hiện được 1.702/6.006 ha (đạt 28%). Khối lượng giải ngân đạt 2.303/7.194 tỷ đồng vốn bố trí năm 2022 (đạt 32%).

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số địa phương đã triển khai công tác GPMB và thực hiện giải ngân tốt như: Bạc Liêu 86 tỷ đồng (94%), Kiên Giang 151 tỷ đồng (79%), Bình Định 505 tỷ đồng (65%), tỉnh Hậu Giang 715 tỷ đồng (63%), Hà Tĩnh 457 tỷ đồng (36%).

Tuy nhiên, một số địa phương triển khai còn chậm như: Quảng Trị (8%), Khánh Hòa (17%), Cần Thơ (6%), Cà Mau (12%).

Riêng tỉnh Phú Yên, tỷ lệ giải ngân đạt 0% do chưa phê duyệt phương án bồi thường vì chưa ban hành giá đất và giá bồi thường cây trồng.

“Thời điểm hiện tại, Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu với tổng số 25 gói thầu xây lắp, đã hoàn thành thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán 12 gói thầu khởi công (331/721,2 km đạt 46%).

Hiện tại, vẫn còn địa phương chưa giải ngân được đồng vốn GPMB nào do chưa ban hành giá đất và giá bồi thường cây trồng. Ảnh minh họa
Hiện tại, vẫn còn địa phương chưa giải ngân được đồng vốn GPMB nào do chưa ban hành giá đất và giá bồi thường cây trồng. Ảnh minh họa: Vneconomy

Dự kiến, hồ sơ sẽ được chuyển sang Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trước ngày 20/11/2022; Đồng thời thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu xong trước ngày 20/12/2022 để khởi công 12 gói thầu vào cuối năm 2022.

Với các gói thầu còn lại, các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán đang được tiếp tục khẩn trương hoàn thiện để đáp ứng tiến độ khởi công vào quý 1/2023”, Bộ GTVT thông tin.

Liên quan đến vấn đề mỏ vật liệu xây dựng thông thường, bãi đổ thải, Bộ GTVT cho biết, Bộ đã làm việc, thống nhất với các địa phương về vị trí, diện tích, trữ lượng bảo đảm đủ nhu cầu cho các dự án tại khu vực Trung Bộ.

Tuy nhiên, các địa phương còn vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục đối với các mỏ khai thác mới (thực hiện bồi thường, GPMB, thu hồi đất hay thực hiện theo hình thức chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất).

Đối với 2 dự án thành phần khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau) hiện chưa có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn cát đắp cho các dự án.

“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã làm việc với Bộ Tài Nguyên và Môi trường để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục về khai thác mỏ vật liệu, bãi đổ thải và sẽ làm việc với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long về nguồn vật liệu cát vào cuối tháng 11/2022.

Bộ GTVT cũng đã chủ động nghiên cứu, thử nghiệm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ có vào cuối năm 2023”, báo cáo nêu.

Hà Tĩnh có 8 dự án về đô thị được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ 2021-2030

Theo Quyết định số 1363 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 8/11/2022, mục tiêu về đô thị của tỉnh Hà Tĩnh sẽ đạt tỷ lệ đô thị hóa 45% và hạ tầng các đô thị được đầu tư đồng bộ, hình thành các đô thị thông minh.

Về định hướng, tỉnh Hà Tĩnh sẽ phát triển với 3 trung tâm đô thị gồm Trung tâm đô thị xung quanh TP. Hà Tĩnh, trong đó TP. Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối TP. Hà Tĩnh, gồm thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà.

Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An, đô thị mới Nghi Xuân và vùng phụ cận; trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và vùng phụ cận.

Đối với phương án phát triển đô thị, đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh có 2 đô thị loại II gồm TP. Hà Tĩnh và TP. Kỳ Anh (dự kiến trở thành thành phố vào năm 2025), 2 đô thị loại III, 12 đô thị loại IV và các đô thị loại V.

Các đô thị dự kiến được hình thành vào năm 2025 gồm Kỳ Đồng, Xuân Thành, Cường Gián, đô thị trong các khu kinh tế (loại V); Nghi Xuân (loại IV).

13 đô thị loại V hình thành trong năm 2030 gồm Kỳ Phong (Voi), Kỳ Trung, Kỳ Xuân, Kỳ Lâm, Hương Trà, Phúc Đồng, La Khê, Nầm, Nước Suốt, Tam Đồng (Ngã tư Trổ), Lạc Thiện, Đức Đồng, Việt Tiến.

Không gian phát triển đô thị của tỉnh Hà Tĩnh cũng được phân theo 3 trục chính; theo đó, chuỗi đô thị dọc theo Quốc lộ 1 và đường ven biển gồm các đô thị hạt nhân là TP Hà Tĩnh, TP. Kỳ Anh và thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Xuân An, thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân và vùng phụ cận; nghiên cứu mở rộng không gian đô thị và địa giới hành chính thành phố Hà Tĩnh để đảm bảo điều kiện phát triển thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung bộ.

Chuỗi đô thị dọc theo Quốc lộ 8 gồm các đô thị động lực Nước Sốt, Tây Sơn, Phố Châu, Nầm, Đức Thọ, Lạc Thiện, Tam Đồng, Hồng Lĩnh, Xuân An, Tiên Điền, Nghi Xuân; trong đó thị xã Hồng Lĩnh là đô thị hạt nhân, gắn với thị trấn Xuân An, Tiên Điền, Nghi Xuân và vùng phụ cận để trở thành thành phố phía Bắc của tỉnh sau năm 2030.

Ngoài ra, chuỗi đô thị dọc đường Hồ Chí Minh gồm Phố Châu, Vũ Quang, Phúc Đồng, Hương Khê, Hương Trà, La Khê, Tây Sơn.

Về hạ tầng đô thị, tỉnh Hà Tĩnh được giao thực hiện 5 dự án gồm Tiểu Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Thạch Hà, huyện Thạch Hà và Tiểu Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hương Khê, huyện Hương Khê (thuộc Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ); Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Kỳ Anh; Dự án Cải thiện hạ tầng đô thị Hương Khê (huyện Hương Khê); Dự án Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP. Hà Tĩnh Trang.

Đối với các dự án về đô thị, du lịch, thể thao; tỉnh Hà Tĩnh được phê duyệt 13 dự án ưu tiên bao gồm Trung tâm dịch vụ thể thao giải trí đua chó có kinh doanh đặt cược (xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân); bảo tàng biển (huyện Lộc Hà và Nghi Xuân); Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh); Khu thương mại, dịch vụ, du lịch và thể thao phía Tây Nam của huyện Thạch Hà.

Liên quan đến sân golf có Tổ hợp dự án khu đô thị, du lịch và sân golf Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh); Tổ hợp dự án khu đô thị, du lịch và sân golf tại thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên); Tổ hợp dự án nghỉ dưỡng, sân golf quốc tế Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà); Khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf tại Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên)

Ngoài ra còn có Tổ hợp dự án khu đô thị, du lịch và thể thao tại TP. Hà Tĩnh; Tổ hợp dự án đô thị, du lịch nghỉ dưỡng Văn Trị (huyện Thạch Hà); Khu đô thị mới Hàm Nghi (TP. Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà); Khu đô thị Nam Cầu Phủ (TP. Hà Tĩnh).

Dự án khu đô thị SunShine City Quảng Ngãi tại Mộ Đức có giá từ 5,9 triệu đồng/m2

SunShine City Quảng Ngãi (tên gọi khác Mộ Đức New Central) năm tại mặt tiền đường DT 624C, xã Đức Tân, Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án có phía Đông giáp đường quy hoạch nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 24, phía Tây giáp ruộng lúa xã Đức Tân, phía Nam giáp đường DT 624C, phía Bắc giáp ruộng lúa xã Đức Tân và kênh Bà Tú.

Dự án SunShine City Quảng Ngãi có tổng diện tích 99.096 m2, trong đó diện tích đất ở là 42.810 m2, chiếm 43,2%; diện tích đất giao thông 39.442 m2; diện tích đất cây xanh – thể dục thể thao 10.324 m2; phần còn lại dành cho đất thương mại dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng.

SunShine City Quảng Ngãi được quy hoạch xây dựng với mô hình đất nền. Cung cấp ra thị trường 342 lô nền có diện tích đa dạng từ 100 – 120 – 200 m2, sở hữu mặt tiền đường rộng từ 5,5 – 7 – 7,5 – 12 m.

Dự án sở hữu những tiện ích ngoại khu bao gồm: khu mua sắm, công viên trung tâm rộng hơn 5.000 m2 với các dụng cụ thể dục ngoài trời, cùng với đó là hệ thống cây xanh bao phủ. Bên cạnh đó dự án cách khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 700 m, cách trang trại bò sữa Vinamilk với quy mô 92 ha khoảng 2 km. Và trong vòng bán kính 1 km có đầy đủ các tiện ích như chợ, trường học các cấp, ngân hàng, bệnh viện, siêu thị…

Phối cảnh dự án SunShine City Quảng Ngãi
Phối cảnh dự án SunShine City Quảng Ngãi.

Chủ đầu tư dự án SunShine City Quảng Ngãi là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Nam Khang Miền Trung, đơn vị phân phối của dự án bao gồm 3 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Bất động sản Khang Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Đại Thắng Quảng Ngãi và Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bất động sản Phước Triệu.

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Nam Khang Miền Trung được thành lập ngày 16/10/2017, đặt trụ sở tại thôn Lương Nông Bắc, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo tìm hiểu dự án SunShine City Quảng Ngãi có tên pháp lý là Khu dân cư và thương mại dịch vụ Bắc trung tâm Mộ Đức, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức. Được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 tại văn bản số 80/QĐ-UBND ngày 19/03/2019 và cấp giấy phép xây dựng số 161/GPXD của UBND Huyện Mộ Đức cho chủ đầu tư Nam Khang Miền Trung được xây dựng dự án. SunShine City Quảng Ngãi

Ngày 08/01/2022, chủ đầu tư và các đơn vị phân phối dự án tổ chức chương trình kick off và ra mắt dự án Sunshine City Quảng Ngãi.

Dự án SunShine City Quảng Ngãi được mở bán với mức giá chỉ từ 5,9 triệu đồng/m2.