Quy định bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai làm tăng 2% giá bán

Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý một số quy định của Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trong đó, đề nghị xem xét bỏ quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” vì có một số bất cập, hạn chế.

“Chủ đầu tư phải trả trước “phí bảo lãnh ngân hàng” thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên “phí bảo lãnh” cũng rất cao. Phí này được tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà cuối cùng thì người mua nhà phải gánh chịu. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang rất nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để kéo giảm giá nhà ở. Do vậy, rất cần thiết xem xét bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để góp phần kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA phân tích.

Bên cạnh đó, theo HoREA, quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” dường như chỉ “làm lợi” cho ngân hàng thương mại. Bởi hầu hết ngân hàng thương mại thực hiện “bảo lãnh” cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án đó và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay.

Ngân hàng thương mại vừa được chủ đầu tư trả lãi vay ngân hàng, vừa được lấy “phí bảo lãnh” thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại. Đây là số tiền rất lớn mà rất ít bị “rủi ro” vì Ngân hàng Nhà nước đã quy định “điều kiện vay vốn” và “cung cấp thông tin” thì người vay vốn tín dụng, bao gồm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải “có phương án sử dụng vốn khả thi; Có khả năng tài chính để trả nợ; Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay”.

Quy định bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai làm tăng 2% giá bán. Ảnh minh họa
Quy định bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai làm tăng 2% giá bán. Ảnh minh họa

HoREA còn cho rằng nếu thực hiện đúng quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” thì “khó” cho cả ngân hàng thương mại và chủ đầu tư vì vừa làm giảm năng lực cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại và vừa làm tăng “khối tài sản bảo đảm” của doanh nghiệp cho “khoản bảo lãnh” nên không được khai thác sử dụng hiệu quả “khối tài sản bảo đảm” này.

“Doanh nghiệp A được ngân hàng B cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng, nếu thực hiện bảo lãnh ngân hàng với giá trị 500 tỷ đồng thì doanh nghiệp A chỉ còn có thể được vay tín dụng 1.500 tỷ đồng. Mà để được ngân hàng bảo lãnh với giá trị 500 tỷ đồng thì doanh nghiệp A phải có tài sản bảo đảm với giá trị thực tế khoảng 650-700 tỷ đồng (bởi lẽ ngân hàng thương mại thường chỉ đánh giá tài sản bảo đảm bằng khoảng 60-70% giá trị thực tế). Tài sản bảo đảm này gần như bị “phong tỏa” nên chủ đầu tư không thể khai thác, sử dụng hiệu quả”, HoREA lấy dẫn chứng.

"Trên thực tế, phần lớn các ngân hàng thương mại có “vốn tự có” không lớn, trong lúc dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị thường có giá trị rất cao. Nếu thực thi đúng quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” thì hầu như các ngân hàng thương mại không có đủ năng lực để đáp ứng, nên quy định này thiếu tính khả thi, không sát với tình hình thực tiễn và chưa thực chất", lãnh đạo HoREA nhận định.

Hơn nữa, Hiệp hội nhận thấy, trong các năm qua có một số chủ đầu tư dự án không bàn giao nhà cho khách hàng đúng tiến độ hoặc không làm được “sổ hồng” cho khách hàng là do “vướng mắc về pháp lý”, chủ yếu là do đất dự án có nguồn gốc là “đất công” hoặc “đất dự án” có nguồn gốc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoặc chưa hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng, mà các dự án này đều đã được chấp thuận đầu tư từ nhiều năm trước đây. Do vậy, quy định “bảo lãnh ngân hàng” không thật sự cần thiết mà chỉ làm tăng chi phí, làm tăng giá thành và giá bán nhà ở, không có lợi cho người mua nhà và hầu như chỉ “làm lợi” cho ngân hàng thương mại.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và UBND cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng.

HoREA cũng đề xuất bổ sung trường hợp cá nhân, hộ gia đình tự thực hiện hoặc liên kết, hợp tác với “đầu nậu”, doanh nghiệp bất động sản để “phân lô, bán nền” phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản đối với trường hợp giao dịch với người không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc con nuôi, người được cấp dưỡng theo quy định pháp luật, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và góp phần ngăn chặn hành vi lừa đảo và các cơn “sốt đất” như đã xảy ra trong thời gian qua...

Bổ sung 4 khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch

Tại Văn bản số 16/TTg-CN ngày 3/2/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam…

Bốn khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam gồm: Đồng Văn V với diện tích quy hoạch 250 ha ở phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên; Đồng Văn VI, diện tích quy hoạch 250 ha ở các xã Tiên Ngoại, Yên Nam và Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên; Kim Bảng I, diện tích quy hoạch 230 ha ở các xã Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng và Châu Giang I, diện tích quy hoạch 210 ha ở phường Châu Giang, xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên.

Còn những khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 469/TTg-CN ngày 03/4/2017 và số 363/TTg-CN ngày 20/4/2022 không thay đổi.

Đối với các khu công nghiệp này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch phát triển 4 khu công nghiệp: Đồng Văn V, Đồng Văn VI, Kim Bảng I, Châu Giang I; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh, trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Đồng thời, cập nhật vị trí, quy mô diện tích của 4 khu công nghiệp vào quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 tỉnh Hà Nam; chỉ đạo phân kỳ đầu tư để đảm bảo chỉ tiêu đất của 4 khu công nghiệp nằm trong chỉ tiêu đất khu công nghiệp, trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025, được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Hà Nam, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu việc lập các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ về khả năng thu hút đầu tư, hiệu quả sử dụng quỹ đất khu công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình khu công nghiệp mới.

Việc phát triển các khu công nghiệp cần gắn với sắp xếp, phân bổ không gian phát triển của tỉnh Hà Nam một cách bài bản, khoa học nhằm khai thông, tận dụng tối đa nguồn lực cho phát triển bển vững về kinh tế-xã hội-môi trường, đảm bảo điều kiện để triển khai các khu công nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đổi mới và sáng tạo, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động và tài nguyên (đất đai, nước, năng lượng), có sự liên kết giữa các khu công nghiệp trên địa bàn phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam và tỉnh Hà Nam trong từng thời kỳ;

Bảo đảm việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa và các loại đất nông nghiệp khác nằm trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp còn lại, được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho tỉnh Hà Nam, thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển khu công nghiệp với công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp; có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng.

Bốn khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam gồm: Đồng Văn V với diện tích quy hoạch 250 ha ở phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên; Đồng Văn VI, diện tích quy hoạch 250 ha ở các xã Tiên Ngoại, Yên Nam và Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên; Kim Bảng I, diện tích quy hoạch 230 ha ở các xã Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng và Châu Giang I, diện tích quy hoạch 210 ha ở phường Châu Giang, xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên.

Còn những khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 469/TTg-CN ngày 03/4/2017 và số 363/TTg-CN ngày 20/4/2022 không thay đổi.

Đối với các khu công nghiệp này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch phát triển 4 khu công nghiệp: Đồng Văn V, Đồng Văn VI, Kim Bảng I, Châu Giang I; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh, trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Đồng thời, cập nhật vị trí, quy mô diện tích của 4 khu công nghiệp vào quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 tỉnh Hà Nam; chỉ đạo phân kỳ đầu tư để đảm bảo chỉ tiêu đất của 4 khu công nghiệp nằm trong chỉ tiêu đất khu công nghiệp, trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025, được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Hà Nam, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu việc lập các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ về khả năng thu hút đầu tư, hiệu quả sử dụng quỹ đất khu công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình khu công nghiệp mới.

Việc phát triển các khu công nghiệp cần gắn với sắp xếp, phân bổ không gian phát triển của tỉnh Hà Nam một cách bài bản, khoa học nhằm khai thông, tận dụng tối đa nguồn lực cho phát triển bển vững về kinh tế-xã hội-môi trường, đảm bảo điều kiện để triển khai các khu công nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đổi mới và sáng tạo, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động và tài nguyên (đất đai, nước, năng lượng), có sự liên kết giữa các khu công nghiệp trên địa bàn phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam và tỉnh Hà Nam trong từng thời kỳ;

Bảo đảm việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa và các loại đất nông nghiệp khác nằm trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp còn lại, được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho tỉnh Hà Nam, thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển khu công nghiệp với công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp; có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng.

Sắp đấu giá loạt lô đất ven Hà Nội, giá khởi điểm từ 17,5 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ.

Cụ thể là quyền sử dụng đất ở đối với 20 thửa đất tại khu Hương Nam, xã Xuân Phú và 17 thửa đất thuộc TT5 tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ với diện tích các thửa đất từ 99,2m2 đến 249,7m2/thửa.

37 thửa đất có mức giá khởi điểm từ 17,5 triệu đồng/m2 đến 24,8 triệu đồng/m2. Mục đích sử dụng của các thửa đất là đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài.

Buổi đấu giá dự kiến được tổ chức ngày 20/2 tại hội trường Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Phúc Thọ.

Tại huyện Quốc Oai, Công ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam cũng ra thông báo đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện.

Sắp đấu giá loạt lô đất ven Hà Nội, giá khởi điểm từ 17,5 triệu đồng/m2. Ảnh minh họa
Sắp đấu giá loạt lô đất ven Hà Nội, giá khởi điểm từ 17,5 triệu đồng/m2. Ảnh minh họa

Theo đó, 18 thửa đất ở tại các khu LK 1, LK 2, LK 5 và S2 - ĐG 06/2019 thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai được đấu giá có diện tích từ 75 - 142,9m2/thửa.

18 thửa đất có giá khởi điểm từ 44,2 triệu đồng/m2 đến 49,7 triệu đồng/m2. Hình thức sử dụng các thửa đất là sử dụng riêng với thời hạn sử dụng ổn định lâu dài, dự kiến tổ chức ngày 25/2 tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Quốc Oai.

Trước đó, vào những tháng cuối năm 2022, nhiều huyện vùng ven trung tâm Hà Nội như Đông Anh, Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ… cũng liên tục tổ chức các phiên đấu giá.

Trong khi đất nền xuất hiện việc cắt lỗ, giảm giá mạnh thì thời gian qua, nhiều lô đất tại huyện vùng ven Hà Nội vẫn trúng đấu giá với mức giá lên tới gần 170 triệu đồng/m2, cao gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

Như tại Đông Anh, trong tháng 11/2022, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại điểm X7 xã Uy Nỗ ghi nhận trúng đấu giá cao nhất là 168,5 triệu đồng/m2 (gấp hơn 2 lần giá khởi điểm), giá trúng đấu giá thấp nhất là 78,5 triệu đồng/m2.

Hay kết quả phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất trong các ô đất LK5, LK6, LK7, LK8 thuộc dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất X7 xã Uy Nỗ cao nhất là 156 triệu đồng/m2, giá trúng đấu giá thấp nhất là 96 triệu đồng/m2. Tổng số tiền thu về hơn 405 tỷ đồng…

Dự án khu dịch vụ du lịch Gio Hải tại Quảng Trị

Khu dịch vụ du lịch Gio Hải có vị trí tọa lạc tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dự án nằm cạnh tuyến đường Quốc Phòng, chạy dọc bờ biển Cửa Việt thuận lợi cho việc di chuyển đến các khu vực lân cận.

Khu dịch vụ du lịch Gio Hải có tổng diện tích 21,29 ha, tổn mức đầu tư 4.470 tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó: giai đoạn 1 có tổng diện tích 13,45 ha, giai đoạn 2 diện tích 8,47 ha.

Dự án được thiết kế với các loại hình khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse, khu thương mại dịch vụ đến các điểm nhấn là các resort ven biển và khu du lịch văn hóa cộng đồng.

Dự án sở hữu hệ thống tiện ích với khu khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, khu resort nghỉ dưỡng, khu mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí, khu spa làm đẹp, khu thể dục thể thao với phòng tập trong nhà, sân tennis, sân bóng rổ, sân cầu lông ngoài trời. Hệ thống tiện ích cảnh quan thiên nhiên gồm công viên, đường dạo bộ, vườn hoa, thác nước…

Chủ đầu tư dự án Gio Hải Quảng Trị là Công ty TNHH T&T Land Gio Hải, được thành lập ngày 07/10/2020, đặt trụ sở tại số nhà 291, khu phố 7, phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Theo tìm hiểu, dự án Khu dịch vụ – du lịch Gio Hải được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quyết định số 1173/QĐ-UBND ngày 8/5/2020. Dự án có diện tích sử dụng đất dự kiến 8,467 ha, tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh thuộc Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt, nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng hơn 1.650 tỷ đồng.

Dự kiến vào quý IV/2021 dự án sẽ được khởi công xây dựng và hoàn thành vào quý IV/2023.

Khu dịch vụ du lịch Gio Hải.
Khu dịch vụ du lịch Gio Hải.

Tuy nhiên, vào tháng 10/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T gửi đề xuất đến UBND tỉnh Quảng Trị xin điều chỉnh dự án đầu tư dự án và kế hoạch khởi công dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải này.

Xét đề xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, UBND tỉnh Quảng Trị đã cho phép Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T bổ sung mở rộng dự án lên diện tích hơn 21ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.470 tỷ đồng.

Ngày 12/10/2020, dự án chính thức được Tập đoàn T&T tổ chức khởi công. Tuy nhiên ngày 7/4/2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đã có văn bản số 176/CV-T&T đề xuất tới UBND tỉnh Quảng Trị xin chuyển chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải từ Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T sang Công ty TNHH T&T Land Gio Hải.

Xét đề xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, UBND tỉnh Quảng Trị cho phép Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T chuyển đổi chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải cho Công ty TNHH T&T Land Gio Hải.