Đề nghị xem xét cắt điện, nước các hộ dân không chịu di dời khỏi chung cư nguy hiểm

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp toàn thể kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV sáng 5/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, dự thảo luật đã bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm như ký kết các văn bản huy động vốn phục vụ cho phát triển nhà ở khi chưa đủ điều kiện theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan; sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở; một số hành vi trong quản lý, sử dụng nhà chung cư…

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá, một trong những vướng mắc lớn hiện nay cần phải khắc phục khi sửa đổi Luật Nhà ở là tình trạng khó khăn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, đã bị xuống cấp, hư hỏng.

Chính vì vậy, Chính phủ đã đề xuất bổ sung quy định cụ thể về xác lập và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư trong trường hợp nhà chung cư không còn đủ điều kiện an toàn cho người sử dụng (quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư).

Tuy nhiên, nội dung này không nhận được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội và cử tri. Tiếp thu ý kiến, dự thảo luật trình Quốc hội đã bỏ phương án về thời hạn sở hữu nhà chung cư, nhưng các nội dung bổ sung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra về tính cụ thể, khả thi về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời cư dân; thủ tục phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không còn an toàn…

Đề nghị xem xét cắt điện, nước các hộ dân không chịu di dời khỏi chung cư nguy hiểm. Ảnh minh họa
Đề nghị xem xét cắt điện, nước các hộ dân không chịu di dời khỏi chung cư nguy hiểm. Ảnh minh họa

Đáng lưu ý về trường hợp không chấp hành di dời, UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế di dời; quy định này tác động trực tiếp đến các quyền hiến định (quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền sở hữu nhà ở…) nên cần phải quy định trong luật.

Dự thảo luật cũng chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời, biện pháp cưỡng chế, dẫn đến khó khăn trong công tác triển khai. Bởi nếu chung cư cũ, hư hỏng, có nguy cơ sập đổ mà chưa di dời được người dân, hậu quả xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm? – Báo cáo thẩm tra của Quốc hội nêu vấn đề.

Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ nghiên cứu, quy định cụ thể và bổ sung giải pháp quyết liệt hơn, trong đó có các biện pháp cưỡng chế cần thiết, phù hợp như biện pháp cắt điện, nước để buộc thực hiện nghĩa vụ di dời.

Bên cạnh đó, để đảm bảo pháp lý chặt chẽ, nếu xác định việc cung cấp điện, nước cho các căn hộ nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, buộc phải di dời là giao dịch bị cấm thì có thể bổ sung quy định này vào Luật Nhà ở để tạo áp lực cho các chủ sở hữu căn hộ phải di dời theo tiến độ, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, tài sản cho chính các cư dân sống tại chung cư nguy hiểm đó.

Về phương án bồi thường, tái định cư, Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định trong luật tỷ lệ biểu quyết lựa chọn phương án bồi thường, tái định cư của các chủ sở hữu căn hộ; bổ sung quy định sau một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ mà không thống nhất được phương án thì việc bồi thường, tái định cư vẫn thực hiện theo phương án do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các nguyên tắc bồi thường, tái định cư đã được Luật Nhà ở quy định.

Kiến nghị lấy 1.800 lô đất tái định cư sân bay Long Thành cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản báo cáo Chính phủ và các bộ ngành về việc bố trí tái định cư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có diện tích hơn 280 ha, được xây dựng để phục vụ tái định cư cho dự án sân bay Long Thành. Sau khi điều chỉnh quy hoạch, hiện tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có 7.035 lô đất tái định cư.

Trong số này có 4.864 lô đất tái định cư sẽ được sử dụng cho dự án Sân bay Long Thành và 347 lô đất tái định cư được sử dụng cho dự án hai tuyến giao thông kết nối sân bay T1 và T2.

Một góc Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn của dự án sân bay Long Thành. Ảnh: PLO.vn
Một góc Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn của dự án sân bay Long Thành. Ảnh: PLO.vn

Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai xin bố trí 1.824 lô đất tái định cư còn lại tại khu tái định cư này cho các hộ dân bị giải tỏa thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Chủ đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ có trách nhiệm hoàn trả kinh phí đầu tư số lô tái định cư nói trên cho ngân sách trung ương theo quy định.

Trước đó, tháng 2 - 2023, UBND huyện Long Thành đã khởi công dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư tại xã Long Đức cho người dân trong vùng dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Khu tái định cư có quy mô diện tích gần 30 ha. Sau khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho khoảng 3.400 người, tương đương với khoảng 843 hộ dân.

Dự án đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài gần 54 km, trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài hơn 34 km. Để triển khai dự án, Đồng Nai phải thực hiện thu hồi diện tích đất gần 400ha trên địa bàn tỉnh và số hộ dân cần bố trí tái định cư ở dự án này lên đến hơn 2.000 hộ.

Đắk Lắk khắc phục việc chuyển đổi gần 50 ha rừng trái thẩm quyền

Ngày 5/6, nguồn tin của PLO cho biết ông Nguyễn Tuấn Hà (Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk) vừa ký công văn giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp cùng các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu để báo cáo HĐND tỉnh tạm dừng hoặc bãi bỏ Nghị quyết số 03 về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ở dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (gọi tắt là NQ03) theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 8/4/2022, HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành nghị quyết về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng gần 50 ha rừng sang mục đích khác tại khu tái định cư số 2 thuộc dự án nói trên.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, mặc dù đã có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhưng tỉnh vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được và vẫn còn nguyên hiện trạng.

Lý do phần diện tích gần 50 ha rừng này hiện vẫn còn nằm trong quy hoạch ba loại rừng của địa phương.

Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc UBND tỉnh Đắk Lắk tách diện tích gần 50 ha rừng trồng tại khu tái định cư số 2 thuộc dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng để trình HĐND tỉnh cho chủ trương chuyển mục đích sử dụng là chưa đúng quy định. Vì diện tích này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, UBND tỉnh Đắk Lắk giao các đơn vị nói trên nghiên cứu, tham mưu để báo cáo HĐND tỉnh về việc tạm dừng thực hiện, hoặc ban hành nghị quyết bãi bỏ NQ03 theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng của toàn dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng theo đúng quy định.

Như PLO đã thông tin, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán trong hoạt động xây dựng, việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hợp phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hệ thống kênh cấp một trở xuống hồ Krông Pách Thượng.

Theo kết luận kiểm toán, việc chuyển mục đích sử dụng rừng hơn 432 ha của toàn bộ dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tách gần 50 ha rừng, chuyển mục đích sử dụng để thực hiện khu tái định cư số 2 tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar là chưa đúng quy định…

Dự án hồ thủy lợi Krông Pách Thượng có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, do Bộ NN&PTNT phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án khởi công từ năm 2009, nhằm cung cấp nước tưới cho khoảng 15.000 ha đất nông nghiệp tại các huyện phía đông tỉnh Đắk Lắk.

Đến năm 2018, dự án này đội vốn lên 4.400 tỉ đồng. Sau nhiều năm trì trệ, dự án được Thủ tướng cho gia hạn đến hết năm 2023.

Phong Nhị: Dự án khu dân cư tại Quảng Nam

Khu dân cư Phong Nhị có vị trí tọa lạc tại Khối phố Phong Nhị, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dự án có phía Tây và phía Bắc giáp đất trồng lúa, phía Nam giáp khu dân cư, phía đông giáp mặt tiền đường Quốc lộ 1A.

Khu dân cư Phong Nhị có tổng diện tích quy hoạch 77.169,3 m2, trong đó: Diện tích đất ở là 25.987,5 m2 (33,68%), đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật 30.924,8 m2 (40,07%), đất công cộng và thương mại dịch vụ 10.784 (13,97%), phần còn lại dành cho đất cây xanh, đất hành lang và TrẠn xử lý nước thải.

Dự án được thiết kế xây dựng với các loại hình sản phẩm là các lô đất nền và biệt thự. Cung cấp ra thị trường các sản phẩm có diện tích từ 90 – 100 – 136 – 167 m2.

Tại Khu dân cư Phong Nhị sở hữu hệ thống đường nội khu rộng từ 11,5 – 15,5 – 27 m, hệ thống đường điện âm toàn khu. Cùng với đó dự án sở hữu những tiện ích nội khu như: Siêu thị rộng 9.029 m2, công viên, trung tâm hội nghị, trường học…

Quy mô dự án Phong Nhị Quảng Nam
Quy mô dự án Phong Nhị Quảng Nam.

Không chỉ tiện ích nội khu, Khu dân cư Phong Nhị còn tiếp cận được những tiện ích lân cận như: Đối diện bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức và trung tâm thể thao Điện An, liền kề bến xe Bắc Quảng Nam, cách trung tâm thị xã ĐIện Bàn 400 m, cách THCS Phan Châu Trinh 1 km, cách THPT Nguyễn Duy Hiệu 1,8 km, cách chợ Vĩnh Điện 2 km…

Chủ đầu tư dự án Khu dân cư Phong Nhị là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Dịch vụ QHB, được thành lập ngày 01/2/2016, đặt trụ sở tại 36 đường 30/4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Được biết dự án Khu dân cư Phong Nhị được chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 6638/UBND-KTN ngày 15/11/2018.

Các sản phẩm tại dự án Khu dân cư Phong Nhị có mức gía bán tham khảo trên thị trường từ 18,5 triệu đồng/m2.