Tin bất động sản ngày 30/12 nổi bật với giá đất 5 huyện ngoại thành TP HCM giảm mạnh và Quảng Nam yêu cầu chủ 104 dự án BĐS cung cấp thông tin phục vụ thanh tra.
Hết tin 'đồn' lên quận, giá đất 5 huyện ngoại thành TP HCM giảm mạnh
Công ty CP DKRA Group vừa có báo cáo về thị trường đất nền 5 huyện ngoại thành TP HCM. Theo đó, đầu năm 2022, khi mở cửa lại nền kinh tế đã tạo đà cho sự hồi phục của thị trường bất động sản. Điều này tác động trực tiếp đến mặt bằng giá bất động sản trong đó có giá đất nền ở các huyện vùng ven TP HCM, thanh khoản thị trường và mặt bằng giá đều ghi nhận tăng đáng kể so với cuối năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất và có dấu hiệu sốt đất cục bộ ở huyện Hóc Môn và Củ Chi khi 2 địa phương có thông tin được quy hoạch lên thành phố, mức tăng ghi nhận 15 - 25% trong hơn một tháng.
Tuy nhiên, thị trường đảo chiều và giảm mạnh từ cuối tháng 4/2022. Hiện tại giá bán đất nền dự án giảm trung bình khoảng 2 - 21% so với tháng 12/2021. Riêng mặt bằng giá đất nền hộ lẻ ghi nhận mức giảm lên đến 4 - 25% so với cùng kỳ 2021. Mức giảm ghi nhận cao nhất ở các huyện Hóc Môn 10 - 15%, Cần Giờ 11 - 18%, Củ Chi 13 - 25%. Thanh khoản thị trường giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 25 - 30% so với đầu năm 2022.
Chi tiết mức giảm giá đất nền của 5 huyện ngoại thành TP HCM. Ảnh: Tiền Phong
Theo DKRA Group, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thị trường sụt giảm. Đầu tiên là sự tăng cường kiểm soát tín dụng vào bất động sản. Từ cuối tháng 4, cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường kiểm soát tín dụng vào bất động sản, gồm cả kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp bất động sản gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn từ 2 kênh này dẫn đến nguồn cung sụt giảm, nhà đầu tư cá nhân khó tiếp cận vốn vay ngân hàng dẫn đến sức cầu của thị trường sụt giảm.
Lãi suất cho vay bất động sản hiện dao động 11 - 15%/năm, với mức lãi suất này nhiều nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Trong khi đó, những nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy tài chính chịu áp lực lãi vay ngày càng lớn khi lãi suất tăng mạnh. Với tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, thu nhập bị sụt giảm khiến nhà đầu tư phải chấp nhận giảm giá, cắt lỗ hoặc giảm một phần lợi nhuận để có thể bán bất động sản ra thị trường để giảm áp lực tài chính cá nhân. Một bên muốn bán dù giảm giá, một bên thận trọng trong việc ra quyết định đầu tư trong giai đoạn này, đây là lý do chính khiến mặt bằng giá giảm mạnh trong thời gian vừa qua nhưng thanh khoản lại rất thấp.
Một nguyên nhân khác, được DKRA Group chỉ ra là trong thời gian qua, UBND TP HCM chủ trương 5 huyện không vội đề xuất lên quận hoặc thành phố khi chưa đủ tiêu chuẩn, trong ngắn hạn có tác động một phần nhỏ đến thanh khoản và giá bán ở những khu vực này. Tuy nhiên về dài hạn chủ trương này giúp cho thị trường phát triển ổn định hơn, minh bạch hơn, tránh trường hợp sốt đất ảo cục bộ khi có những thông tin đề xuất lên quận, thành phố đã từng diễn ra trong quá khứ.
Hồi đầu tháng 12/2022, Văn phòng UBND TP HCM có thông báo, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan tại cuộc họp về tiến độ triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM) giai đoạn 2021 - 2030.
Theo đó, với quan điểm, mục tiêu nghiên cứu, tổ chức không gian phát triển các huyện nhằm khai thác lợi thế của từng huyện, hình thành vùng động lực, cực tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, nhiệm vụ trước mắt cần tập trung nghiên cứu giải pháp quy hoạch không gian, hình thành bộ khung về kết cấu hạ tầng, các trục giao thông quan trọng, các tuyến đường huyết mạch, các khu đô thị lớn cùng với các thiết chế văn hóa xã hội đi kèm... Từ đó, đề xuất các giải pháp, đề án, chương trình để đầu tư xây dựng các huyện phát triển trở thành đô thị vệ tinh của thành phố.
TP HCM yêu cầu 5 huyện ngoại thành phải tập trung nghiên cứu giải pháp quy hoạch không gian, hình thành bộ khung về kết cấu hạ tầng... trước khi tính chuyện lên quận hay thành phố. Ảnh minh họa: Tiền Phong
Sau khi các huyện đạt tiêu chuẩn theo quy định, TP HCM sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mô hình đơn vị hành chính đô thị phù hợp với từng huyện. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đề nghị các Huyện ủy, UBND các huyện không đề xuất hoặc kiến nghị UBND TP HCM việc xin chủ trương chuyển huyện thành quận hay thành phố.
Về tiến độ triển khai đề án, ông Võ Văn Hoan giao Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, UBND các huyện khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ thời gian tại Thông báo 592/2022 của Văn phòng UBND TP HCM.
Sở Khoa học Công nghệ tổ chức thẩm định, nghiệm thu các Đồ án nhánh do các sở, ngành phụ trách; hoàn thành thẩm định các đề án: Văn hóa đô thị, Con người đô thị, Quản lý nhà nước, Kinh tế đô thị và Hạ tầng đô thị. Sở Nội vụ chủ trì nghiên cứu, tham mưu UBND TP HCM báo cáo Ban cán sự đảng UBND TP HCM quá trình xây dựng; kết quả đánh giá, thẩm định các Đồ án nhánh do các sở, ngành có liên quan chủ trì thực hiện.
Quảng Nam: Yêu cầu chủ 104 dự án BĐS cung cấp thông tin phục vụ thanh tra
Ngày 29/12, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam xác nhận, đơn vị đã có văn bản 2147/SXD-QLHT gửi các chủ đầu tư về việc cung cấp thông tin liên quan đến 104 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Nam và đoàn thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư các dự án bất động sản báo cáo bằng văn bản về tình hình, số liệu liên quan đến việc chuyển nhượng dưới hình thức ký hợp đồng góp vốn đầu tư thứ cấp của các chủ dự án kinh doanh nhà ở, khu đô thị trên địa bàn (số khách hàng, diện tích, tiền thu được…). Các số liệu thống kê phải gửi về Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam trước ngày 5/1/2023. Các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo của dự án.
Dự án Khu đô thị 7B mở rộng của Công ty CP Bách Đạt An. Ảnh: Đại Đoàn Kết
Theo danh sách, có 104 dự án trên toàn tỉnh phải cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, phần lớn các dự án nằm trên địa bàn thị xã Điện Bàn, TP Hội An, huyện Thăng Bình, Núi Thành... (Riêng thị xã Điện Bàn có số lượng dự án bất động sản nhiều nhất). Trong đó, nhiều dự án đã xảy ra việc mua bán, chuyển nhượng dưới hình thức ký hợp đồng góp vốn đầu tư thứ cấp phức tạp, gây tranh chấp kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ về mất an ninh trật tự. Có thể kể đến các chủ đầu tư dự án phải thực hiện việc báo cáo số liệu lần này như: Công ty CP Bách Đạt An, Công ty CP tư vấn nông nghiệp nông thôn và dịch vụ thể thao du lịch STO, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh, Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Dana Home Land;…
Được biết, ngày 7/12/2022, Tổng Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra về việc thực hiện pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo Quyết định 466/QĐ-TTCP, đoàn thanh tra do ông Nguyễn Hồng Giang, Cục trưởng Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 làm Trưởng đoàn. Thời hiệu thanh tra trong thời kỳ 1/1/2016 đến 31/12/2021, khi cần thiết có thể thanh tra trước và sau thời kỳ thanh tra. Thời gian làm việc trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (không kể ngày lễ, ngày nghỉ).
Nghệ An công bố 85 dự án nhà ở đủ điều kiện được bán
Sở Xây dựng Nghệ An vừa công bố loạt dự án có văn bản thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán và dự án đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…
Theo đơn vị này, tính đến ngày 27/12/2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 85 dự án đã được Sở Xây dựng ban hành văn bản thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán; 10 dự án đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Trong số các dự án đã đủ điều kiện được bán, tại TP Vinh có: Công trình chung cư 7 tầng thuộc Dự án khu nhà ở xã hội và nhà ở dịch vụ tổng hợp tại xã Hưng Lộc; Chung cư TA2 thuộc Dự án khu nhà ở và dịch vụ công cộng Vinh Tân tại phường Vinh Tân; Chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại và nhà ở thấp tầng (khối chung cư phía Tây) thuộc Dự án khu đô thị mới Cửa Tiền – Vinh Tân; Công trình nhà ở chung cư xã hội thuộc thuộc Dự án khu nhà ở xã hội, nhà ở liền kề và thương mại dịch vụ, xã Nghi Phú...
Bên cạnh đó, nhiều dự án cũng đã được Sở Xây dựng ban hành văn bản thông báo đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gồm: Dự án khu nhà ở và dịch vụ thương mại tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu; Dự án khu nhà ở thấp tầng tại xã Hưng Lộc, TP. Vinh; Dự án khu dân cư xóm 8, xã Nghi Liên, TP Vinh.
Nghệ An công bố 85 dự án nhà ở đủ điều kiện được bán. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đối với các dự án được thông báo đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Sở Xây dựng Nghệ An cho biết: Chưa được phép ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, khi chưa có văn bản thông báo dự án đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.
Ngoài ra, bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn này, để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở, hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
Theo đơn vị này, để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu: công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, qua đó ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá trục lợi bất hợp pháp.
Dự án khu dân cư An Điền Phát tại Quảng Ngãi
An Điền Phát có vị trí tọa lạc tại đường Đặng Thùy Trâm, thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án nằm gần các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi chưa đầy 5 km.
An Điền Phát có tổng diện tích quy hoạch 49.687,87 m2, trong đó cơ cấu sử dụng đất được phân thành các hạng mục bao gồm:
Diện tích đất ở là 21.060,89 m2 chiếm 42,39%.
Đất giao thông 22.293,25 m2 chiếm 44,87%.
Đất dịch vụ hỗn hợp 1.367,36 m2 chiếm 2,75 m2.
Đất cây xanh, thể dục thể thao 4.966,4 m2, chiếm 10%.
Dự án An Điền Phát được thiết kế xây dựng với mô hình đất nền, thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, cung cấp ra thị trường 250 lô đất nền (đã hoàn thành); giai đoạn 2 được thực hiện với quy mô 200 lô đất nền (đang triển khai).
Phối cảnh dự án An Điền Phát.
Dự án sở hữu hệ thống tiện ích nội khu bao gồm: khu vui chơi trẻ em, khu thương mại dịch vụ, sân thể dục thể thao ngoài trời, sân vườn, đường dạo bộ, bãi đỗ xe, công viên cây xanh…
Chủ đầu tư dự án An Điền Phát Quảng Ngãi là Công ty TNHH An Điền Phát Quảng Ngãi, đơn vị phân phối dự án Công ty Cổ phần Đô Thị Thông Minh Việt Nam.
Công ty TNHH An Điền Phát Quảng Ngãi được thành lập ngày 19/04/2017, đặt trụ sở tại 46 Phan Huy Ích, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tư vấn môi giới bất động sản, xâu dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Được biết dự án Khu dân cư chỉnh trang đô thị An Điền Phát La Hà được quyết định chủ trương đầu tư tại văn bản số 642/QĐ-UBND ngày 30/07/2018 và điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại văn bản số 437/QĐ-UBND ngày 15/07/2020.
Các sản phẩm đất nền tại dự án An Điền Phát có mức giá tham khảo trên thị trường từ 14 triệu đồng/m2.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM (NN&MT) vừa có văn bản gửi UBND TPHCM về áp dụng bảng giá đất từ ngày 1/7/2025 trên địa bàn TPHCM. Theo đó Sở đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tại Thành phố theo từng khu vực đến cuối năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 3620/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công viên - thể dục thể thao Mê Linh.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường giao Sở Xây dựng công bố danh mục 112 dự án đủ điều kiện miễn GPXD. Dự kiến đợt 2 sẽ công bố vào ngày 15/7.
Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
DIC Corp (Mã chứng khoán DIG) sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu nhà ở Lam Hạ Center Point tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý. Sau khi hoàn tất thương vụ, công ty dự kiến ghi nhận doanh thu hơn 1.114 tỷ đồng.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 342/TB-VPCP ngày 2/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết hạng mục nhà ga hành khách của sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025 và bắt đầu lắp đặt thiết bị từ quý II/2025; hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026.
AEON dự kiến đầu tư thêm 3 trung tâm mua sắm mới tại TP HCM với tổng vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời tuyển dụng từ 1.500 đến 2.000 lao động cho mỗi trung tâm.
Tập đoàn Sun Group vừa có văn bản gửi UBND TP HCM, đề xuất nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro dài 40 km theo hình thức BT tại khu vực huyện Củ Chi (cũ)
Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai để rà soát toàn bộ nội dung liên quan đến kết quả đấu thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi bị Chính phủ phê bình vì báo cáo chậm và chưa đầy đủ.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 2 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị ở Khu kinh tế Dung Quất. Hai dự án có tổng diện tích gần 2.700ha, tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD.
Với tổng diện tích 765 ha, quy hoạch này khoanh vùng và định hướng phát triển cho khu vực trung tâm, nơi tập trung các công trình lịch sử, văn hóa, dịch vụ và du lịch quan trọng của Đà Lạt.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo mức lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12, dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, cũng như các đối tượng đầu tư, mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và chung cư cũ cải tạo.
Ngày 30/6, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 37 quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM, đề xuất được nghiên cứu và đầu tư tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay quốc tế Long Thành. Nếu không được chọn làm nhà đầu tư, tập đoàn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí.
Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong, gồm: Khu đô thị mới Tu Bông và Dự án Khu đô thị mới Đầm Môn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?