Tin bất động sản ngày 3/2 đáng chú ý với thông tin TP Hà Nội đề nghị giữ nguyên phương án hướng tuyến ga đường sắt tốc độ cao đã thống nhất với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vào tháng 12/2018 và nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đề xuất đầu tư vào Khu Kinh tế Vân Phong như Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Novaland, Công ty CP FPT, Công ty CP Trung Nam…
Hà Nội thống nhất hướng tuyến, nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ông Đỗ Việt Hải - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của thành phố vừa tổ chức cuộc họp rà soát các nội dung liên quan đến hướng tuyến, vị trí nhà ga dự kiến của nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Theo đó, về hướng tuyến qua địa phận thành phố, các bên thống nhất giữ nguyên phương án hướng tuyến đã được UBND thành phố Hà Nội thống nhất với Bộ GTVT vào tháng 12/2018.
Cụ thể, vị trí nhà ga dự kiến bố trí Depot đầu tuyến tại huyện Thường Tín (cách ga Ngọc Hồi khoảng 3,6km về phía Nam, quy mô diện tích đất dự kiến 85ha).
Qua rà soát quy hoạch vị trí nhà ga của các loại hình đường sắt (đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị), đơn vị Tư vấn thẩm tra đề xuất Tư vấn thiết kế mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot của các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao và hình thành trong tương lai tổ hợp công nghiệp đường sắt quốc gia.
Hà Nội dự kiến bố trí Depot đầu tuyến tại huyện Thường Tín (cách ga Ngọc Hồi khoảng 3,6km về phía Nam, quy mô diện tích đất dự kiến 85ha). Ảnh minh họa
Liên ngành nhận thấy nội dung đề xuất của đơn vị Tư vấn thẩm tra là phù hợp, tuy nhiên cần tính toán diện tích đất cần bổ sung tại tổ hợp ga Ngọc Hồi làm cơ sở để thành phố Hà Nội rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan; thống nhất đề xuất bỏ vị trí depot tại huyện Thường Tín (cách ga Ngọc Hồi khoảng 3,6 km) và tích hợp depot này vào tổ hợp ga Ngọc Hồi, để tăng diện tích phát triển đô thị hai bên Vành đai 4.
Liên ngành cũng thống nhất với đề xuất của Tư vấn thẩm tra, trên địa bàn thành phố Hà Nội xem xét bố trí 1 vị trí nhà ga dự phòng cho việc kết nối với sân bay Hà Nội 2 trong tương lai.
Trên cơ sở tổng hợp các nội dung liên quan đến hướng tuyến, vị trí nhà ga Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa bàn thành phố Hà Nội được liên ngành rà soát, Sở GTVT Hà Nội đề xuất UBND thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giữ nguyên theo phương án đã được UBND thành phố Hà Nội có ý kiến thống nhất với Bộ GTVT vào năm 2018.
Khánh Hòa: Loạt doanh nghiệp 'khủng' muốn đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong
Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) vừa lên kế hoạch làm việc với các nhà đầu tư quan tâm đề xuất đầu tư các dự án ưu tiên thu hút vào Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ ngày 7-10/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ làm việc với 8 nhà đầu tư quan tâm đề xuất các dự án ưu tiên thu hút vào khu vực Nam Vân Phong và các khu công nghiệp.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương làm việc về dự án lọc hóa dầu, năng lượng, công nghiệp; Công ty Stanvian hóa chất và Công ty Stavian Land làm việc về dự án hóa dầu, công nghiệp; Công ty Cổ phần Trung Nam về dự án năng lượng, công nghiệp.
Các Công ty Cổ phần Sonadezi, Tổng Công ty Becamex IDC, Công ty Cổ phần SSI, Công ty Cổ phần Sinnec sẽ làm việc về các dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp. Riêng Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ làm việc về đầu tư xây dựng cảng biển.
Từ ngày 14-15/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ làm việc với 5 doanh nghiệp quan tâm đề xuất các dự án tại khu vực Bắc Vân Phong.
Khu kinh tế Vân Phong. Ảnh minh họa
Cụ thể, Tập đoàn Novaland và Công ty Cổ phần Đầu tư Đất Tâm, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group sẽ làm việc về các dự án thuộc lĩnh vực đô thị, du lịch. Riêng Tập đoàn Sungroup sẽ làm việc liên quan đến các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, sân bay, cảng biển…
Tại buổi làm việc, các nhà đầu tư sẽ giới thiệu tổng quan dự án và quy mô dự án, quy mô sử dụng đất, dự kiến tổng vốn dự án. Đồng thời, sơ bộ đánh giá về tác động, ảnh hưởng môi trường của dự án; hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đối với dự án công nghiệp, nhà đầu tư phải nêu rõ công nghệ, xuất xứ dây chuyền công nghệ, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra…
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, buổi làm việc nhằm nắm bắt nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư để nghiên cứu trong quá trình lập quy hoạch phân khu các khu chức năng tại Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Đồng thời, Ban quản lý cũng thu thập thông tin để có cơ sở tham mưu xây dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong vừa phù hợp với định hướng đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII thông qua tại Nghị quyết số 25NQ/TW ngày 30/9/2022, vừa phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà đầu tư để phát huy hết tiềm năng và lợi thế của Khu kinh tế Vân Phong.
Hà Giang khởi công đập dâng nước tạo cảnh quan lớn khu vực miền núi phía bắc
Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), chiều 2/2, tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng công trình đập dâng nước tạo cảnh quan trung tâm thành phố Hà Giang. Đây là công trình đập dâng tạo cảnh quan có quy mô lớn nhất khu vực miền núi phía bắc.
Đập dâng nước được xây dựng trên sông Lô, thuộc địa phần phường Nguyễn Trãi và Minh Khai (thành phố Hà Giang) với các hạng mục chính: Đập dâng có cửa van điều tiết; cầu giao thông, đường nối tiếp; tràn tự do hai bên vai đập; kè bảo vệ bờ phạm vi công trình, gia cố lòng dẫn hạ lưu; điện điều khiển công trình...
Công trình có chiều cao lớn nhất là 17,5m, dâng nước sông lô lên 6m, tạo lòng hồ trong lòng thành phố với chiều dài khoảng 7km, diện tích mặt hồ hơn 53ha, dung tích 2,2 triệu mét khối nước.
Đập sử dụng công nghệ hiện đại để quản lý vận hành như thiết bị nâng hạ đập bằng hệ thống xy lanh thủy lực, hệ thống quan trắc các chỉ tiêu công trình như thấm, ứng suất thân đập, mực nước được tự động truyền số liệu về trung tâm điều hành đập.
Ông Nguyễn Song Tứ, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang cho biết, đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra ba phương án kiến trúc công trình, đó là: Mô phỏng hình ảnh của cột cờ Lũng Cú; mô phỏng phố cổ Đồng Văn; mô phỏng cánh hoa tam giác mạch. Trong ba phương án này, phương án mô phỏng cánh hoa tam giác mạch thể hiện được ý nghĩa, sức sống của đất và người Hà Giang nên được chọn làm phương án kiến trúc công trình.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 330 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2025.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ đạt được nhiều mục tiêu: Dâng và giữ mực nước ổn định cho sông Lô đoạn qua thành phố Hà Giang vào mùa khô, tạo cảnh quan không gian trung tâm thành phố. Qua đó, tạo thuận lợi cho việc khai thác nguồn nước mặt cấp cho sản xuất, sinh hoạt vùng ven sông Lô.
Tạo không gian mặt nước thoáng rộng nhằm điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển dịch vụ, du lịch trên sông và hai bên bờ sông. Giảm biên độ lên xuống của mực nước sông, gia tăng độ ổn định bờ sông, đồng thời làm giảm lưu tốc dòng chảy ở chân mái bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở bờ sông.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, đây là dự án trọng điểm. Do đó, yêu cầu chủ đầu tư phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, triển khai thi công; chấp hành nghiêm các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, xây dựng, bảo đảm công trình đập dâng hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình.
Đề nghị Viện khoa học thủy lợi Việt Nam tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tư vấn, nhất là về kỹ thuật, công nghệ, các yêu cầu về thiết kế, thi công, bảo dưỡng, bảo trì để công trình vận hành ổn định, tuyệt đối an toàn, bền vững.
Dự án khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú tại Long An
Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú có vị trí tọa lạc tại mặt tiền Tỉnh lộ 830, thuộc ấp Tam Quý Hạ, xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự án di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh bằng đường vành đai 3 và 4, trục hành lang kinh tế thành phố Hồ Chí Minh dọc theo Quốc lộ 22 gắn với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.
Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú có tổng diện tích quy hoạch 262 ha với quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
Đất nhà máy, kho tàng: 176,24 ha chiếm 67,27%.
Đất công trình hành chính, dịch vụ: 5,2 ha chiếm 1,99%.
Đất các khu kỹ thuật: 2,6 ha chiếm 1%.
Đất giao thông: 46,87 ha chiếm 17,89%.
Dự án Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án có diện tích 105,47 ha và giai đoạn 2 có diện tích 156,59 ha. Dự kiến sẽ thu hút khoảng 40.000 lao động và chuyên gia.
Với các hạng mục xây dựng tại dự án bao gồm: Khu công nghiệp, khu nhà ở chuyên gia, khu bến cảng, khu trạm xăng dầu, khu công viên cây xanh, khu công cộng.
Phối cảnh Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú.
Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú sở hữu khả năng liên kết vùng thuận tiện, hỗ trợ di chuyển đến các khu vực bao gồm: cách đường Xuyên Á 15 km, cách tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương 30 km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 35 km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 40 km, Cách cảng Hiệp Phước 50 km, cách sân bay Long Thành 60 km…
Chủ đầu tư dự án Trần Anh Tân Phú Long An là Công ty Cổ phần Đầu tư DNN Tân Phú, được hoạt động ngày 05/08/2009, đặt trụ sở tại 2977/8/1 Quốc lộ 1A, Khu biệt thự Hoàng Gia, khu phố 5, phường Tân Thới Nhất, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Được biết dự án Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú có tên pháp lý là Khu công nghiệp DNN – Tân Phú, được phê duyệt quy hoạch 1/500 khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp Tân Phú và phê duyệt quyết định 1/2.000 Khu công nghiệp DNN – Tân Phú.
Dự án đã được chính thức khởi công vào ngày 30/7/2020. Hiện các lô đất nền nhà xưởng đang được chủ đầu tư chào bán với giá từ 65 USD/m2 (có thời hạn đến 10/06/2061).
Liền kề dự án Khu công nghiệp Trần Anh - Tân Phú là dự án Khu dân cư - Tái định cư tại xã Tân Phú có diện tích 20 ha.
Ngày 10/6/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu công nghiệp Trần Anh - Tân Phú và dự án Khu dân cư - Tái định cư tại xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Sở Tài chính tỉnh Kon Tum vừa công bố danh mục 3 dự án đầu tư có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện với tổng vốn đầu tư 26.466 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án sẽ được thực hiện tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; nhà đầu tư được lựa chọn theo hình thức đấu thầu.
Sáng 27/6, với 437/441 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP HCM.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổ hợp du lịch Thung lũng Đại Dương (NovaWorld Phan Thiết) tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.
Dự án nhà ở xã hội CT-M2 được xây dựng trên lô đất 3.306 m2, gồm 1 tòa nhà cao 25 tầng nổi và 2 tầng hầm, khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường 463 căn nhà ở xã hội có diện tích từ 36,62 - 70m2…
Mức tăng thu nhập của người dân chưa theo kịp đà tăng của giá nhà ở, dẫn đến khả năng sở hữu thực tế của đa số người trẻ còn rất hạn chế. Để mua được một căn nhà trung bình (70m2, giá bán 3-4 tỷ đồng) tại các đô thị lớn, người trẻ phải cần tới 20-25 năm thu nhập.
Với 443/444 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiều nay, 26-6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ngày 25/6, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về việc cung cấp thông tin, dữ liệu lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh quý II/2025.
Dự thảo luật tiếp thu chỉnh lý quy định về việc phân chia tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng: Hà Nội được hưởng 100% các khoản thu này theo quy định của Luật Thủ đô; Các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách địa phương được hưởng 80%, ngân sách Trung ương hưởng 20%; Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách địa phương được hưởng 85%, ngân sách Trung ương hưởng 15%...
Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán NBB : HoSE) - một công ty con của CII đã được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu dân cư cao tầng NBB II theo Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 21/6/2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 2051/QĐ-UBND do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, phê duyệt điều chỉnh Dự án thành phần 2 - xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Ngày 23/6, Công ty CP Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) đã thông qua nghị quyết về việc ký kết thỏa thuận đặt cọc với Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ – đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố quy hoạch tuyến cao tốc Hồ Tràm - Long Thành, được đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng.
Ngày 23/6, UBND thành phố Thủ Đức công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, áp dụng tại 12 phường mới sau khi hợp nhất (34 phường của thành phố Thủ Đức hiện tại) và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển, doanh nghiệp dự án đã đề xuất điều chỉnh, nâng cấp quy mô cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?