Lần đầu tiên Hậu Giang có dự án biệt thự và nhà ở liền kề cho thuê

Ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2020- 2025 đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án Khu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, quy mô khoảng 43ha.

Dự án nằm tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành. Kiến trúc xây dựng có công trình thương mại dịch vụ quy mô 3 tầng (diện tích gần 20.000 m2); công trình biệt thự nghỉ dưỡng quy mô 2 tầng (100.000 m2); công trình nhà ở liền kề quy mô 2 tầng (hơn 5.000 m2); công viên văn hóa (hơn 18.000 m2); khu vui chơi giải trí (hơn 70.000 m2); cơ sở thể dục thể thao, (hơn 90.000 m2)...

Dự án có tổng vốn đầu tư 1.170 tỷ đồng. Dự kiến khu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí này sẽ phục vụ khoảng 1.600 người/ngày đêm. Dự án góp phần thực hiện đồng bộ quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị công nghiệp Sông Hậu.

Lần đầu tiên Hậu Giang có dự án biệt thự và nhà ở liền kề cho thuê
Lần đầu tiên Hậu Giang có dự án biệt thự và nhà ở liền kề cho thuê. Ảnh minh họa

Khu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí có không gian kiến trúc mang đậm bản sắc địa phương, hài hòa với cảnh quan, môi trường xanh, yên tĩnh, trong lành cho người dân nhưng cũng không kém phần hiện đại; tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đem lại lợi ích cho các bên, tăng nguồn thu ngân sách của địa phương thông qua các khoản thu từ các loại thuế, phí.

Đây cũng là dự án đầu tiên của tỉnh Hậu Giang chỉ có biệt thự và nhà ở liền kề cho thuê, nghỉ dưỡng mà không có nhà ở thương mại. Dự án được thực hiện theo hình thức nhà nước thu hồi đất và giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án thông qua tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư dự án đó là phải có năng lực tài chính với vốn sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải có là 351 tỷ đồng, tương đương 30% tổng mức đầu tư. Cùng với đó, nhà đầu tư phải có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự.

Bình Dương: Đấu giá gần 18.000ha đất quanh các dự án giao thông trọng điểm

Ngày 22/2, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, qua rà soát và phối hợp với các sở ngành, địa phương, đến nay, Sở đã tham mưu, báo cáo UBND tỉnh về dự thảo phương án khai thác quỹ đất gồm 36 khu với diện tích 17.925ha.

Trong đó, có 7 khu đất sạch với tổng diện tích 274ha do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương quản lý, xin chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2022 - 2024; 29 khu vực phát triển đô thị với tổng diện tích 17.651ha quy hoạch gắn liền với các tuyến đường Vành đai 3 TP HCM, Vành đai 4 TP HCM và cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đề xuất thực hiện theo hình thức đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn sau năm 2025 - 2030.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Dương, nguồn vốn thực hiện các phương án khai thác quỹ đất sẽ được ứng từ nguồn vốn quỹ phát triển đất đối với trường hợp thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch sau đó thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; sử dụng vốn từ nhà đầu tư đối với trường hợp thực hiện thông qua hình thức đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Dương, công tác khảo sát, rà soát quỹ đất để triển khai phương án khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương cơ bản đã hoàn thành những hạng mục đầu tiên.

Mục tiêu của việc xây dựng phương án là để địa phương chủ động đưa các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất (đối với quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng) và đấu thầu dự án có sử dụng đất (đối với quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng). Mục đích tăng nguồn thu từ quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Dương, nguồn vốn thực hiện các phương án khai thác quỹ đất sẽ được ứng từ nguồn vốn quỹ phát triển đất đối với trường hợp thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch. Sau đó thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; sử dụng vốn từ nhà đầu tư đối với trường hợp thực hiện thông qua hình thức đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Dương, công tác khảo sát, rà soát quỹ đất để triển khai phương án khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương cơ bản đã hoàn thành những hạng mục đầu tiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, với những khu vực đất dự kiến đấu giá ở Bình Dương, thấp nhất 450.000 đồng/m2 và cao nhất khoảng 40 triệu đồng/m2. Như vậy, với gần 18.000ha đất khi đấu giá sẽ thu về cho tỉnh Bình Dương hàng nghìn tỷ đồng.

Hàng loạt địa phương đề xuất bổ sung sân bay

Liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa có báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác về nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại sân bay quân sự; nghiên cứu đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo Bộ Giao thông Vận tải, thời gian qua, Bộ đã nhận được đề xuất của 10 địa phương kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không gồm: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức làm việc với các địa phương có kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không; đánh giá sơ bộ khả năng hình thành cảng hàng không tại các địa phương.

Qua rà soát, trong số 10 vị trí được các địa phương đề xuất, có 2/10 vị trí cảng hàng không tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang không khả thi khi bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay do địa hình hiểm trở, tuy nhiên các đơn vị đề xuất địa phương có thể nghiên cứu ở vị trí khác khả thi hơn.

Có 8/10 vị trí có khả năng bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay, tuy nhiên phần lớn có sự xung đột và chồng lấn về vùng trời, một số vị trí cần có số liệu khảo sát, đánh giá cụ thể về tĩnh không đầu, tĩnh không sườn để đánh giá khối lượng san, gạt và số liệu liên quan khác.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng về cơ bản, các vị trí đề xuất cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng cả về điều kiện địa hình và tổ chức vùng trời.

Trên cơ sở kết quả làm việc, đến nay Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được ý kiến của 9/10 địa phương gồm: Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Khánh Hòa, Tây Ninh đối với nội dung bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới.

Trong đó, UBND tỉnh Sơn La đề nghị tiếp tục tập trung quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không, đề xuất quy hoạch sân bay Mộc Châu theo hướng là sân bay chuyên dùng, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch.

"Các địa phương còn lại đều đề xuất bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới và kiến nghị giao địa phương xây dựng đề án nghiên cứu, phát triển cảng hàng không dân dụng đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, xác định lộ trình, nguồn lực đầu tư bảo đảm tính khả thi, làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin thêm.

Căn cứ kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất của các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải nhận định nhu cầu quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông nhằm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là chính đáng bởi đây đều là các tỉnh có tiềm năng về thị trường vận tải hàng không.

Để bảo đảm tính khả thi về quy hoạch cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tổng thể các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng cần có đơn vị tư vấn thực hiện để bảo đảm đầy đủ số liệu.

Hàng loạt địa hương muốn bổ sung sân bay. Ảnh minh họa
Hàng loạt địa hương muốn bổ sung sân bay. Ảnh minh họa

Cùng với đó, để phát huy tính chủ động và phù hợp với đề xuất của các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức tổ chức lập đề án đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không bao gồm tính khả thi, hiệu quả, đảm bảo huy động được nguồn vốn để đầu tư theo phương thức đối tác công tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch và đầu tư xây dựng cảng hàng không.

Theo đề xuất trước đó của Cục Hàng không Việt Nam gửi lên Bộ GTVT, cảng hàng không, sân bay toàn quốc sẽ được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại Hà Nội và TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không.

Trong số này, có 14 cảng hàng không quốc tế, 14 cảng hàng không quốc nội và 2 cảng hàng không quốc nội (Thành Sơn và Biên Hòa) được hình thành từ việc chuyển đổi các sân bay quân sự Thành Sơn và Biên Hòa sang khai thác lưỡng dụng theo mô hình cảng hàng không.

Tầm nhìn đến năm 2050, hình thành 33 cảng hàng không. Trong đó, có 14 cảng hàng không quốc tế, 19 cảng hàng không quốc nội.

TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) từng nói rằng, hội chứng sân bay lại tái xuất và tiếp tục phát triển, gia tăng trong bối cảnh đầu tư công đang được đẩy lên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

“Điều đáng buồn là những đề xuất xây dựng sân bay được đưa ra ngày càng vô lý khi khoảng cách giữa địa phương đề xuất với sân bay của “hàng xóm” chỉ chừng 100km, đi cao tốc còn nhanh hơn so với thời gian làm thủ tục lên, xuống máy bay”, GS.TS Đặng Đình Đào nói.

Mặt khác, việc xây dựng các CHK, không phải địa phương muốn là được. Ngoài một số lý do nêu trên, có một lý do rất đáng lưu tâm đó là: Các hãng hàng không, đặc biệt là hãng tư nhân, không dại gì mở đường bay tới các sân bay ít khách. Nếu mỗi sân bay chỉ phục vụ 2 – 3 chuyến bay mỗi ngày thì không đủ chi phí để duy trì cơ sở hạ tầng, chưa nói đến có hiệu quả tài chính.

Điều này cũng có nghĩa, các địa phương phải cân nhắc khi mong muốn xây sân bay, đặc biệt cơ quan lập quy hoạch là Bộ Giao thông Vận tải cần thận trọng trong xem xét đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của quy hoạch, tránh tình trạng chịu “sức ép” hay nể nang mà bổ sung quy hoạch.

Đồng thời, việc xây dựng sân bay mới không thể mang tính chủ quan duy ý chí và không cần hiệu quả kinh tế. Xin hãy nhớ, sân bay nào cũng cần đảm bảo về bài toán tài chính, có như thế mới thu hút được tư nhân tham gia đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước hiện nay.

Sắp ra mắt dự án nhà ở kết hợp thương mại The Terra tại Bắc Giang

The Terra có vị trí tọa lạc tại Khu đô thị phía Nam, đường Trần Nhân Tông, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Dự án nằm gần tuyến giao thành phố Bắc Giang, liên kết giữa 2 tuyến đường lớn Tây Yên Tử và Quốc lộ 37, thuận tiện di chuyển đến các khu vực trong thành phố.

The Terra Bắc Giang có tổng diện tích 45.059 m2, được quy hoạch xây dựng với các hạng mục bao gồm: Nhà cao tầng 11.768 m2; nhà thấp tầng biệt thự 28.183 m2; nhà thấp tầng liền kề 5.108 m2; cùng các hạng mục công trình khác. Dự án có quy mô dân số lên đến 6.036 m2.

Dự án cung cấp ra thị trường các sản phẩm:

+ Chung cư cao tầng: 2 tòa, sở hữu chiều cao 28 tầng nổi và 1 tầng hầm. Mật độ xây dựng khối đế 53% và xây dựng khối tháp là 40%.

+ Biệt thự: 66 căn được xây thô hoàn thiện, chiều cao 3 tầng với mật độ xây dựng tối đa 50%.

+ Liền kề: 43 căn được xây thô hoàn thiện mặt tiền, tầng cao từ 4 – 5 tầng với mật độ tôi đa 88%.

Phối cảnh tòa tháp căn hộ và dãy liền kề tại The Terra Bắc Giang
Phối cảnh tòa tháp căn hộ và dãy liền kề tại The Terra Bắc Giang.

Dự án sở hữu tổ hợp tiện ích nội khu bao gồm: shophouse, dịch vụ, văn phòng, căn hộ và nhà ở thấp tầng, bể bơi, phòng tập gym. Bên cạnh dó, The Terra - Bắc Giang được đặt tại khu hành chính mới của Thành phố Bắc Giang, tiếp cận hệ thống tiện ích với xung quanh là phố đi bộ, siêu thị, quảng trường thành phố, bệnh viện thành phố, sân vận động, công viên...

Chủ đầu tư dự án The Terra Bắc Giang là Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest, được thành lập ngày 12/03/2008, đặt trụ sở tại số 104 Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Văn Phú – Invest là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với những dự án như: The Terra Hào Nam, Khu đô thị mới Cồn Khương, The Terra An Hưng, Grandeur Palace Giảng Võ, Vlasta Sầm Sơn…

Dự án The Terra Bắc Giang hiện đang trong quá trình xây dựng, dự kiến sớm được mở bán các sản phẩm ra thị trường.