Kiểm toán chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án thủy lợi lớn nhất Đắk Lắk

Theo thông báo kết luận kiểm toán số 143/TB-KV XII, Kiểm toán Nhà nước khu vực XII đã chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến dự án Thủy lợi Pách Thượng, triển khai tại tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, hơn 2.860 ha vùng thực hiện dự án chưa được UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng dự án. Điều này là chưa phù hợp với Luật Đất đai.

Tổng diện tích rừng cần chuyển đổi mục đích là 432 ha nhưng hiện nay vẫn còn 383 ha chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi là chưa phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp.

Theo quy định, việc chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích 432 ha rừng của dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, UBND tỉnh Đắk Lắk tách diện tích rừng tại khu tái định cư số 2 với diện tích 49,09 ha để trình và đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích.

Theo tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 25/02/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đề nghị cho chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dựng công trình hồ chứa nước Krông Pách thượng thì diện tích cần chuyển đổi là 378,98 ha. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát và điều tra hiện trạng rừng tháng 11/2021 diện tích rừng cần chuyển đổi chỉ còn lại 54,43ha, giảm 324,55 ha. UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo làm rõ nhưng đến nay vẫn chưa có báo cáo về nguyên nhân.

Công tác điều tra, phúc tra hiện trạng rừng phục vụ công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án còn nhiều sai sót.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều sai sót trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án.

Một trong những hạng mục kênh chính Bắc của Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng. Ảnh: Công an Nhân dân
Một trong những hạng mục kênh chính Bắc của Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng. Ảnh: Công an Nhân dân

Đồng thời, quá trình triển khai dự án cũng xảy ra nhiều sót trong chấp hành chế độ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Công tác khảo sát, thiết kế chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Dự toán còn tính trùng, tính thừa khối lượng so với thiết kế, áp dụng định mức chưa phù hợp.

Qua đó, Kiểm toán Nhà nước khu vực XII đề nghị xử lý về tài chính tổng số tiền gần 36 tỷ đồng. Trong đó, thu hồi nộp ngân sách nhà nước gần 52 triệu đồng; giảm thanh toán hơn 17 tỷ đồng; giảm giá trị hợp đồng còn lại hơn 18 tỷ đồng.

Đồng thời, Kiểm toán đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo thanh tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối với những sai sót trong việc điều tra, phúc tra hiện trạng rừng phục vụ công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với việc trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi 49,09 ha trong tổng diện tích 432 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối với việc cấp kinh phí thuê các doanh nghiệp thẩm định giá xác định giá đất để tính tiền bồi thường nhưng không sử dụng; làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không đúng đối tượng…

Dự án hồ Krông Pách thượng được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2009 với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Đến tháng 12/2018, Bộ có quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 4.400 tỷ đồng. Dự án nhằm cung cấp nước tưới cho khoảng 15.000 ha đất nông nghiệp tại các huyện phía Đông tỉnh Đắk Lắk. Sau nhiều năm trì trệ, dự án được Thủ tướng phê chuẩn cho gia hạn đến hết năm 2023. Việc triển khai công trình đại thủy nông này có nhiều lỗ hổng, bất cập, đặc biệt là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Vành đai 4 qua Hà Nội: Ưu tiên quỹ đất để bố trí tái định cư

Sau khi khảo sát thực địa huyện Thanh Oai và quận Hà Đông (hai địa phương nằm trong diện dự kiến giải phóng mặt phục vụ dự án Vành đai 4), Đoàn khảo sát ghi nhận những nỗ lực của 2 địa phương trong triển khai thực hiện công tác GPMB; cùng phối hợp với các ngành đề xuất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Đại diện UBND huyện Thanh Oai cho biết, tổng diện tích thu hồi để thực hiện dự án trên địa bàn huyện là 86,94ha của khoảng 1.500 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Trong đó thu hồi đất nông nghiệp khoảng 73,96ha; đất ở khoảng 0,6ha; đất phi nông nghiệp khoảng 10,23ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,15ha với 496 ngôi mộ nổi. Tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khoảng hơn 1.363 tỷ đồng.

Tổng chiều dài tuyến đường đi qua huyện Thanh Oai là 7,9km trên địa bàn 6 xã: Bích Hòa, Cự Khê, Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Thùy. Đến nay việc GPMB trên địa bàn huyện Thanh Oai cơ bản đồng bộ, có tiến độ khẩn trương. Việc thực hiện chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến người dân và chính quyền cơ sở được thực hiện đầy đủ, công khai, đảm bảo quy trình các bước theo quy định. Huyện kịp thời nắm bắt nguyện vọng của người dân để xem xét giải quyết hoặc kiến nghị đối với UBND TP các nội dung vượt thẩm quyền.

Tính đến tháng 2/2023, huyện Thanh Oai đã thực hiện thu hồi đất đạt hơn 32%, số mộ đã di chuyển đạt hơn 89%; đã phê duyệt kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 200 tỷ đồng. Huyện cũng xác định ở giai đoạn tiếp theo, nếu phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với một số trường hợp thì phương án cưỡng chế và đảm bảo an ninh đều sẽ được thực hiện thận trọng, đảm bảo đầy đủ quy trình và phấn đấu diễn ra thành công, không phát sinh sự cố bất thường.

Tại quận Hà Đông, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn quận dài 5,5km, đi qua 4 phường Yên Nghĩa, Đồng Mai, Phú Lương, Phú Lãm. Tổng số 2.158 hộ bị thu hồi đất (trong đó đất ở 56 hộ; đất lúa, phi nông nghiệp 2.102 hộ), phải thực hiện công tác GPMB 66,97ha; có 2.255 ngôi mộ trong dự án phải di dời.

Đại diện UBND quận Hà Đông cho biết, công tác rà soát, kiểm đếm sơ bộ đối với phần diện tích nằm trong quy hoạch của Dự án, xây dựng kế hoạch chi tiết thời gian... đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Đến nay, quận Hà Đông đã ban hành quyết định thu hồi đất đạt hơn 23%, trong đó việc di chuyển các ngôi mộ của 2 phường Phú Lãm và Yên Nghĩa đạt 9,35%; thẩm định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn 3 phường Phú Lương, Đồng Mai, Phú Lãm của 380 tổ chức, hộ gia đình với số tiền hơn 230 tỷ đồng. Dự kiến đến hết ngày 28/2, tiếp tục giải ngân thêm 73,5 tỷ đồng. Kết quả công tác bố trí tái định cư, quận có 56 hộ đủ điều kiện bồi thường về đất bố trí tái định cư bằng 4.300m2.

Chủ đầu tư dự án Eco Luxury Bình Tân là Kim Long Group.  Các sản phẩm tại dự án Eco Luxury có mức giá bán từ 30 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư dự án Eco Luxury Bình Tân là Kim Long Group. Các sản phẩm tại dự án Eco Luxury có mức giá bán từ 30 triệu đồng/m2.

Theo chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Thành ủy Hà Nội, UBND quận Hà Đông đã phối hợp với UBND huyện Thanh Oai rà soát, thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch lô đất LK1, LK2 thuộc địa bàn xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai để báo cáo UBND TP, trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dân có nhà ở phải tái định cư; ưu tiên bố trí quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình (đủ điều kiện).

Đáng chú ý, qua lần khảo sát này, bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và yêu cầu 2 địa phương trên cần sớm phối hợp với các sở, ngành đề xuất với UBND TP có giải pháp tháo gỡ.

Cụ thể như: Cho phép thu hồi đất chéo, méo, khó canh tác nằm ngoài chỉ giới để đảm bảo sau đầu tư tuyến đường được hoàn chỉnh đồng bộ cả về kỹ thuật, cảnh quan, cũng như thuận lợi cho quản lý; mức thưởng tiến độ khi thực hiện các dự án phục vụ như mở rộng nghĩa trang; làm rõ việc vướng mắc đối với việc kiểm đếm mộ, việc xác định đơn giá bồi thường với mộ đã cải táng và chưa cải táng, mộ tổ...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND huyện Thanh Oai và quận Hà Đông phải xác định công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư là nội dung quyết định đến tiến độ tổng thể của dự án; tiếp tục tập trung cao công tác tuyên truyền, vận động người dân, tạo đồng thuận đối với phương án di dời nơi ở, mồ mả nằm trong phạm vi GPMB.

Trưởng đoàn khảo sát cũng yêu cầu 2 địa phương kiểm tra, rà soát kỹ về quy mô, phạm vi, ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng các khu đất đảm bảo không chồng lấn, không bỏ sót các trường hợp được đền bù, GPMB đúng theo quy định. Bảo vệ mặt bằng sau khi thu hồi không để tái lấn chiếm, phát sinh vi phạm tiêu cực; chủ động thường xuyên báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình GPMB tới các cơ quan có liên kịp thời có phương án tháo gỡ.

Với các sở, ngành TP, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP đề nghị khẩn trương rà soát các nội dung giải quyết thuộc thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc đã nêu; tham mưu cấp có thẩm quyền hướng dẫn việc ứng phục vụ công tác GPMB. Đồng thời, xác định rõ nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án chỉnh trang 2 nghĩa trang phục vụ di chuyển mộ; ban hành giá vật kiến trúc, công trình liên quan đến di chuyển mộ, các công trình trên đất đặc thù khác, làm cơ sở đền bù theo quy định hiện hành.

Tại cuộc khảo sát, bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng đề nghị các sở, ngành, đơn vị quan tâm tới vấn đề hồ sơ pháp lý. Mặc dù tiến độ công việc gấp nhưng cũng cần làm rõ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý về đất, danh mục thu hồi đất... để có đề xuất tháo gỡ kịp thời. Cùng đó, song song với việc đảm bảo khối lượng công việc, các đơn vị cũng cần hoàn thiện hồ sơ để giải ngân kịp tiến độ.

Bộ GTVT nói gì về đề xuất bổ sung cảng hàng không của 10 địa phương?

Liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác về nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại sân bay quân sự; nghiên cứu đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, thời gian vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được đề xuất của 10 địa phương kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không (gồm Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh).

Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức làm việc với các địa phương có kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không; đánh giá sơ bộ khả năng hình thành cảng hàng không tại các địa phương.

Qua kết quả rà soát, trong số 10 vị trí được các địa phương đề xuất, có 2/10 vị trí cảng hàng không (tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang) không khả thi bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay do địa hình hiểm trở, tuy nhiên các đơn vị đề xuất địa phương có thể nghiên cứu ở vị trí khác khả thi hơn.

Có 8/10 vị trí có khả năng bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay, tuy nhiên phần lớn có sự xung đột và chồng lấn về vùng trời, một số vị trí cần có số liệu khảo sát, đánh giá cụ thể về tĩnh không đầu, tĩnh không sườn để đánh giá khối lượng san, gạt và số liệu liên quan khác.

“Về cơ bản, các vị trí đề xuất cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng cả về điều kiện địa hình và tổ chức vùng trời,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá.

Trên cơ sở kết quả làm việc, đến nay Bộ Giao thông vận tải đã nhận được ý kiến của 9/10 địa phương (gồm Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Khánh Hòa, Tây Ninh) đối với nội dung bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới. Trong số đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đề nghị tiếp tục tập trung quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không, đề xuất quy hoạch sân bay Mộc Châu theo hướng là sân bay chuyên dùng, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin thêm các địa phương còn lại đều đề xuất bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới và kiến nghị giao địa phương xây dựng đề án nghiên cứu, phát triển cảng hàng không dân dụng đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, xác định lộ trình, nguồn lực đầu tư bảo đảm tính khả thi, làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Căn cứ kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất của các địa phương, phía Bộ Giao thông Vận tải nhận định nhu cầu quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông nhằm phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương là chính đáng bởi đây đều là các tỉnh có tiềm năng về thị trường vận tải hàng không.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi về quy hoạch cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tổng thể các yếu tố về kinh tế-kỹ thuật, Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm cần có đơn vị tư vấn thực hiện để bảo đảm đầy đủ số liệu.

Song song đó, để phát huy tính chủ động và phù hợp với đề xuất của các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức tổ chức lập đề án đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không bao gồm tính khả thi, hiệu quả, đảm bảo huy động được nguồn vốn để đầu tư theo phương thức đối tác công tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch và đầu tư xây dựng cảng hàng không.

Dự án nhà phố Eco Luxury tại quận Bình Tân có giá bán từ 30 triệu/m2

Eco Luxury có vị trí tọa lạc tại tại đường Lê Tấn Bê, phường An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án nằm cạnh tuyến đường lớn Võ Văn Kiệt, nối liền đến tuyến Quốc lộ 1A thuận tiện di chuyển qua Bình Chánh và các quận tại trung tâm thành phố.

Eco Luxury có tổng diện tích 7.635 m2, được xây dựng với mô hình nhà phố. Cung cấp ra thị trường 132 căn nhà phố được thiết kế đồng bộ theo phong cách châu Âu.

Eco Luxury
Phối cảnh dự án Eco Luxury.

Nhà phố tại dự án có diện tích đất mỗi căn từ 52 – 60 m2, chiều cao 1 trệt, 3 lầu và 1 tầng thượng. Mỗi căn sở hữu 5 phòng ngủ, 5 nhà vệ sinh và ban công.

Từ dự án cư dân thuận tiện di chuyển đến các tiện ích ngoại khu lân cận như: Cách trường liên cấp Ngô Thời Nhiệm 300 m; cách BV quốc tế CIH, bến xe Miền Tây, BV Triều An, Aeon Bình Tân 10 phút di chuyển; cách chợ Lớn 15 phút di chuyển; cách trung tâm quận 1 25 phút di chuyển…

Chủ đầu tư dự án Eco Luxury Bình Tân là Kim Long Group.

Các sản phẩm tại dự án Eco Luxury có mức giá bán từ 30 triệu đồng/m2.