Thanh Hóa dành hơn 11 nghìn tỷ đồng để giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Nghi Sơn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có quyết định số 1887 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn (gọi tắt là BCĐ 1887).

Theo quyết định thành lập, BCĐ 1887 có 23 thành viên, do ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Các ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, và ông Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa làm Phó ban.

Trước đó, tháng 12/2022, HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua Đề án GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Đề án thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2027, với tổng mức tiền sử dụng để thực hiện đề án là hơn 11.300 tỷ đồng, tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng là hơn 1.500 ha.

Mục đích của Đề án nhằm góp phần từng bước xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước.

Với các tổ hợp công nghiệp mũi nhọn là: Lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện cán thép, xi măng, chế biến hàng xuất khẩu... gắn với khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành trung tâm cảng biển, dịch vụ thương mại, logistics, cùng với các khu đô thị hiện đại, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và cả nước.

Giai đoạn 2023 - 2027 tỉnh Thanh Hóa sẽ GPMB hơn 1.500 ha để thực hiện các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: BTH
Giai đoạn 2023 - 2027 tỉnh Thanh Hóa sẽ GPMB hơn 1.500 ha để thực hiện các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: BTH

Về nhiệm vụ cụ thể, từ năm 2023 - 2024, tỉnh tập trung GPMB, đầu tư xây dựng 3 khu tái định cư tại xã Anh Sơn và Các Sơn, với diện tích khoảng 23 ha, phục vụ di dân GPMB khu công nghiệp số 20, đồng thời triển khai GPMB với diện tích khoảng 604 ha thuộc phạm vi khu công nghiệp số 20.

Từ năm 2023 - 2025, GPMB, đầu tư xây dựng 4 khu tái định cư tại 2 xã Thanh Sơn, Ngọc Lĩnh và 2 phường Mai Lâm, Trúc Lâm với tổng diện tích khoảng 57 ha, để chuẩn bị GPMB các khu công nghiệp số 21 và số 6.

Từ năm 2025 - 2027 thực hiện GPMB khu công nghiệp số 21, diện tích 395 ha và khu công nghiệp số 6, diện tích 549 ha.

1.121 tỷ đồng để GPMB Khu công nghiệp số 21 với khoảng 395 ha lấy đất thực hiện các dự án, đồng thời GPMB lấy đất để xây dựng các khu tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư.

Khu công nghiệp số 6 cần khoảng 7.254 tỷ đồng để GPMB 549 ha đất thực hiện dự án; và GPMB, đầu tư các khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật cho các khu tái định cư.

Khu công nghiệp số 20 cần khoảng 2.997 tỷ đồng để GPMB 604 ha đất thực hiện các dự án; và xây dựng các khu tái định cư.

Được biết, Thanh Hóa hiện có 25 khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích khoảng 9.057,9 ha và đã phê duyệt quy hoạch phát triển 8 khu công nghiệp ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn với tổng diện tích 2.035 ha.

Đề án GPMB trong Khu kinh tế Nghi Sơn với kinh phí hơn 11 nghìn tỷ đồng là quyết định mang tính đột phá chiến lược, được xem như “cuộc cách mạng về hạ tầng” nhằm củng cố vị trí dẫn đầu tại khu vực miền Trung về thu hút FDI của tỉnh này.

Chính phủ yêu cầu rà soát vướng mắc trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan đánh giá tình hình thực hiện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) năm 2020 và rà soát, tổng hợp vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP (bao gồm loại hợp đồng BT).

Trên cơ sở đó, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2; nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thu hút các quỹ tài chính quốc tế, nguồn vốn quốc tế tham gia thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2; chủ trì nghiên cứu nguồn vốn thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP trong trường hợp áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai phương án đầu tư xây dựng một số tuyến đường cao tốc, sáng 12-3-2023. Ảnh: VIẾT CHUNG
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai phương án đầu tư xây dựng một số tuyến đường cao tốc, sáng 12/3/2023. Ảnh: Viết Chung

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan rà soát, tổng hợp vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân, Nghị định số 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng BT và đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3.

Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ KH-ĐT, Tài chính, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vướng mắc đối với các dự án BOT giao thông đang có nguy cơ không thực hiện được phương án tài chính, dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Bộ TN-MT nghiên cứu bổ sung quy định liên quan đến dự án PPP trong dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, TT-TT, NN-PTNT phối hợp với Bộ KH-ĐT khẩn trương hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện dự án PPP trong ngành, lĩnh vực quản lý, ban hành chậm nhất trong quý 2.

Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu cảng cạn hơn 236,6 tỷ đồng

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị vừa trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị của CTCP Hàng hải VSICO, tại Cụm cửa khẩu mở rộng thuộc Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo (tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Theo thông tin được đăng tải trên báo điện tử của Bộ Giao thông Vận tải ngày 16/3, quy mô dự án có diện tích mặt đất dự kiến sử dụng 85.782 m2, dự kiến công suất thông qua cảng từ 50.000 - 150.000 TEUs/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 236,6 tỷ đồng.

Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu cảng cạn hơn 236,6 tỷ đồng.
Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu cảng cạn hơn 236,6 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Dự án Đầu tư xây dựng công trình Cảng cạn VSICO Quảng Trị thực hiện mục tiêu đầu tư hệ thống kho, bãi, hạ tầng kỹ thuật và hệ thống thiết bị đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ: bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp liên quan đến vận tải, thông quan hàng hóa...

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp nhận nhà đầu tư, dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị sẽ chính thức đưa vào hoạt động quý 1/2026. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày được quyết định cho thuê đất thực hiện dự án.

Avatar Thủ Đức: Dự án căn hộ tại Thủ Đức

Avatar Thủ Đức có vị trí tọa lạc tại mặt tiền đường Vành Đai 2, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án nằm tiếp giáp với tuyến đường Xa Lộ Hà Nội, cách nhà ga Metro Bến Thành chỉ khoảng 10 phút di chuyển và là khu vực cửa ngõ di chuyển đến các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai.

Avatar Thủ Đức có quy mô gần 3,3 ha, được thiết kế xây dựng theo mô hình khu căn hộ cao cấp. Dự án sở hữu với 6 tòa tháp căn hộ có chiều cao từ 28 – 33 tầng, cung cấp ra thị trường 2.400 sản phẩm.

Các sản phẩm tại dự án Avatar Thủ Đức đa dạng các loại hình, bao gồm căn hộ 1 phòng ngủ đến 3 phòng ngủ và các căn duplex. Các sản phẩm được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối ưu ánh sáng tự nhiên hướng về phía trung tâm thành phố.

Dự án Avatar Thủ Đức được quy hoạch đầy đủ với những tiện ích nội khu như: Trung tâm thương mại, cụm rạp chiếu phim, công viên, sân chơi trẻ em, khu vực BBQ, sân thể thao đa năng, hồ bơi, khu sinh hoạt cộng đồng, khu cafe, phòng gym, yoga…

Avatar Thủ Đức
Phối cảnh Avatar Thủ Đức.

Từ dự án, cư dân sinh sống tại Avatar Thủ Đức dễ dàng tiếp cận những tiện ích ngoại khu lân cận, bao gồm: Trong bán kính từ 3 – 5 km di chuyển đến Giga Mall, siêu thị Nguyễn Kim, Coop, chợ đầu mối Thủ Đức, Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghệ cao, Suối Tiên, công viên Tam Phú, công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc…

Chủ đầu tư dự án Avatar Thủ Đức là Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land, được thành lập vào ngày 17/10/2008, có địa chỉ trụ sở đặt tại 53 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp Hưng Thịnh Land có vốn điều lệ của doanh nghiệp là 9.379 tỷ đồng, do ông Lê Trọng Khương giữ vị trí là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty. Doanh nghiệp với nhiều dự án ra mắt trong những năm gần đây như: Moonlight Residences, Lavita Garden, Lavita Charm…

Dự án Avatar Thủ Đức được chủ đầu tư ra mắt vào tháng 03/2023, các sản phẩm tại dự án sớm được mở bán trong thời gian tới.