Dự án đốt rác phát điện tại TP HCM khởi công xong nằm chờ đưa vào quy hoạch

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn TP HCM diễn ra ngày 16/2, ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) cho biết, đến thời điểm này các nhà máy đốt rác phát điện tại Thành phố chưa đưa vào vận hành vì chờ đưa vào quy hoạch.

Thông tin cụ thể về tiến độ các dự án đốt rác phát điện trên địa bàn TP HCM ông Hiền cho biết, năm 2019, Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã khởi công nhà máy với công suất 2.000 tấn rác/ngày.

Tuy nhiên, đến nay các thủ tục pháp lý xây dựng nhà máy đốt rác phát điện của Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa gặp khó khăn do dự án đốt rác phát điện của 2 công ty này chưa được đưa vào quy hoạch quốc gia về phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn.

Hiện tại, hai doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục xin Bộ Xây dựng cấp phép, thực hiện một số công tác chuẩn bị tại địa điểm xây dựng nhà máy.

Phối cảnh dự án nhà máy đốt phát điện của Công ty Vietstar.
Phối cảnh dự án nhà máy đốt phát điện của Công ty Vietstar.

Thời gian qua, các sở, ngành của TP HCM đã hỗ trợ 2 công ty xác định phương án đấu nối vào hệ thống điện lưới quốc gia để hoàn thành các hồ sơ pháp lý liên quan.

Tại cuộc họp ngày 20/9/2022, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo Sở Công Thương tiếp tục làm việc, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch nguồn điện từ đốt rác vào quy hoạch lưới điện quốc gia.

Ngoài 2 dự án do Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa đầu tư, Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải, đốt phát điện tại Công ty xử lý chất thải Việt Nam (Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước) để đẩy nhanh việc xây dựng dự án, đưa vào vận hành.

TP HCM hiện có 4 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang đốt rác phát điện đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong đó, UBND Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Công ty Vietstar với công suất 2.000 tấn/ngày và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (2.000 tấn/ngày).

Riêng Công ty cổ phần Tasco và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam đang thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đầu tư dự án.

Bình Định: Nhiều công trình trái phép 'mọc' trên đất lâm nghiệp

Trong khi chưa xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép xảy ra tại Quốc lộ 1D (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định) thì đến nay trên địa bàn phường lại tiếp tục có công trình xây dựng trái phép “mọc” trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa.

Theo ghi nhận của PV Pháp luật TP HCM, từ trên đèo nhìn xuống thung lũng Quy Hòa có nhiều mái nhà được xây dựng lên như một khu dân cư nhỏ. Ngoài những căn nhà mái tôn còn có những căn nhà xây dựng kiên cố, có cổng ngõ, tường rào bằng bê tông.

Người dân địa phương cho biết nguồn gốc đất tại khu vực này trước năm 1975 là đất lâm nghiệp. Sau đó, Nhà nước giao cho một số hộ dân ở khu vực 2 (phường Ghềnh Ráng) để thực hiện dự án trồng rừng phủ xanh đồi trọc. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau đó có một số trang trại heo được dựng lên rồi dần dần biến tướng thành nhà ở.

Cũng theo người dân địa phương, đất ở khu vực này là đất trồng rừng, không được mua bán, xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại khu vực này có xảy ra tình trạng mua bán đất. “Đất này là đất trồng rừng, người dân địa phương biết nên không xây dựng. Vậy nhưng tôi không hiểu vì sao có người vẫn phân lô, bán đất được cho người ở nơi khác đến mua” - ông TĐL (74 tuổi, khu vực 2) nói.

Đi sâu vào bên trong, dọc khu nghĩa trang, PV ghi nhận có căn nhà kiên cố mới được xây dựng sát nghĩa trang. Thời điểm ghi nhận, cổng nhà khóa kín, không có người ở. Bên cạnh đó là hai căn nhà được xây dựng kiên cố, có tường rào được xây dựng bằng gạch. Ở khu vực này còn có một chuồng bò. Cũng theo tìm hiểu, một trong những căn nhà được xây dựng trong khu vực này là người thân của một lãnh đạo phường Ghềnh Ráng.

Trao đổi với PV, ông Võ Chí Thiện, Chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng, cho biết phường đã nắm được thông tin về một số trường hợp xây dựng trái phép xảy ra tại thung lũng Quy Hòa và đang tiến hành các bước để xử lý. “Phường sẽ cương quyết xử lý các trường hợp này, trước mắt sẽ xử lý đối với ba trường hợp ở gần nghĩa trang và rà soát các trường hợp còn lại” - ông Thiện nói.

Theo ông Thiện, đối với trường hợp căn nhà kiên cố ở sát nghĩa trang, một trường hợp xây dựng hàng rào kiên cố và trường hợp làm chuồng bò, phường đã mời đến làm việc. “Phường đã vận động ba trường hợp này tự tháo dỡ, nếu không sẽ tiến hành cưỡng chế vào cuối tuần này. Còn các trường hợp khác, phường đang rà soát để xử lý” - ông Thiện nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo UBND phường Ghềnh Ráng, để xảy ra việc xây dựng trái phép tại khu vực nói trên, ông cũng có trách nhiệm với tư cách là lãnh đạo phường.

Nhiều công trình “mọc” trên đất lâm nghiệp ở thung lũng Quy Hòa. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Nhiều công trình “mọc” trên đất lâm nghiệp ở thung lũng Quy Hòa. Ảnh: Pháp luật TP HCM

Trước đó, trả lời PV về việc này, ông Huỳnh Văn Trung, Bí thư Đảng ủy phường Ghềnh Ráng, thừa nhận ông chưa nắm được thông tin về căn nhà kiên cố được xây dựng sát nghĩa trang cho đến khi báo chí cung cấp thông tin. “Tôi phải chỉ đạo làm rõ là căn nhà đó của ai và sẽ cưỡng chế cho tới nơi. Các trường hợp còn lại, tôi sẽ cho anh em thống kê và tôi sẽ chỉ đạo làm tới nơi tới chốn” - ông Trung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trung, tình trạng xây dựng trái phép bắt đầu khoảng năm 2010. Lúc đó chủ yếu nhiều người vào xây dựng chuồng trại để chăn nuôi heo, đến khoảng năm 2017-2018 thì biến tướng thành nhà kho rồi xây dựng nhà ở. Trước dịch Covid-19, chính quyền cũng đã tiến hành kiểm tra, cưỡng chế nhiều trường hợp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng xây dựng trái phép tiếp tục tái diễn.

Ông Trung khẳng định khu vực mà người dân mua đất xây nhà đã được quy hoạch làm dự án. Toàn bộ đất ở khu vực này đều nằm trong dự án khu tái định cư và đường hầm qua đèo Quy Hòa. Tuy nhiên, người dân thấy rẻ nên vào mua bán đất lung tung. “Đối với việc mua bán đất lâm nghiệp tại khu vực này, chúng tôi sẽ cho xác minh, nếu đủ yếu tố thì sẽ chuyển sang cơ quan công an” - ông Trung nói.

Cũng theo ông Trung, để xảy ra tình trạng trái phép trên đất lâm nghiệp như hiện nay, trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo phường. “Trách nhiệm trước hết là thuộc về tôi và chủ tịch phường. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra, thống kê để xử lý và sẽ thông tin lại với báo chí” - ông Trung nói thêm.•

Liên quan đến việc này, ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, giao UBND phường Ghềnh Ráng chủ trì, phối hợp với Đội Trật tự đô thị TP và các đơn vị có liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể đối với các trường hợp mua bán đất rừng, xây dựng công trình nhà tạm, nhà ở trên đất lâm nghiệp tại khu vực 2. Trên cơ sở đó xác lập hồ sơ xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn đề nghị Đảng ủy phường Ghềnh Ráng chỉ đạo UBND phường Ghềnh Ráng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra, xác lập hồ sơ xử lý kiên quyết và dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Nam cũng giao trưởng Phòng TN&MT TP (tổ trưởng tổ công tác) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND phường Ghềnh Ráng triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP; trường hợp xử lý không kiên quyết và dứt điểm các trường hợp vi phạm nêu trên thì báo cáo về UBND TP để xem xét, có ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Hòa Phát 'rộng cửa' trong siêu dự án 5.200 tỷ ở Phú Thọ

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, chỉ duy nhất Liên danh Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa - Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát đăng ký và đạt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá, huyện Lâm Thao.

Trước đó, ngày 10/10/2022 Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ đã mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án. Theo đó chỉ duy nhất Liên danh Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa - Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát đăng ký tham gia.

Sau đó Sở này tiếp tục thông báo gia hạn đăng ký thực hiện dự án đến 10h, ngày 14/2/2023. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại cũng chỉ duy nhất Liên danh này nộp hồ sơ và đạt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm.

Tìm hiểu cho thấy, dự án Khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá, huyện Lâm Thao được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 8/2022, với quy mô diện tích lên đến 120ha.

Dự án bao gồm các công trình nhà ở liền kề, biệt thự, công trình hỗn hợp, công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh – mặt nước, cây xanh – thể dục thể thao, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật,…

Trong đó, diện tích đất ở khoảng 27,9ha (gồm đất ở nhà liền kề, đất ở biệt thự vườn), đất hỗn hợp 2ha, đất công trình dịch vụ công cộng 5,9ha, đất công viên cây xanh – mặt nước 32,5ha;…

Sau khi đầu tư xây dựng hoàn thành công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dự án được phê duyệt.

Dự án có tổng vốn đầu tự khoảng 5.622 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án khoảng 5.284 tỷ đồng, sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 338 tỷ đồng.

Với việc là nhà đầu tư duy nhất đăng ký và đạt yêu cầu sơ bộ thì Liên danh Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa - Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát đang có cơ hội lớn để được tỉnh Quảng Ngãi chính thức lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát thành lập năm 2001, là một thành viên thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Doanh nghiệp này được giới thiệu là chuyên đầu tư - xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Trong khi đó, Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa thành lập vào tháng 10/2020, đặt trụ sở tại 308 Hai Bà Trưng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quảng Ngãi.

Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa hiện do ông Lê Đăng Triều làm Giám đốc, đại diện theo pháp luật. Được biệt vị này còn đồng thời đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Ngãi.

Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Ngãi tiền thân là Công ty công trình đô thị thị xã Quảng Ngãi, đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND thị xã Quảng Ngãi được thành lập theo quyết định số 868/QĐ-UB ngày 18/9/1989 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Dự án khu đô thị Hoi An Royal Park tại Quảng Nam

Hoi An Royal Park có vị trí tại đường 28 tháng 3, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Dự án có phía Nam giáp đường Điện Biên Phủ; phía Bắc giáp khu dân cư và tuyến ĐT 607; phía Đông giáp khu quy hoạch đô thị, UBND phường Thanh Hà; phía Tây giáp đường Trường Chinh.

Hoi An Royal Park có tổng diện tích khoảng 66 ha, được quy hoạch xây dựng với các loại hình sản phẩm bao gồm: Tổ hợp gồm khu dân cư, shophouse, bệnh viện, trường học, công viên…

Dự án được phân làm 4 phân khu khác nhau với thiết kế mang phong cách hội tụ của 5 nền văn hóa, kiến trúc của 5 quốc gia lớn trên thế giới. Trong đó giai đoạn đầu tiên (phân khu 1) có tổng diện tích giao có thu tiền sử dụng đất là 67.023,4 m2 và đất giao không thu tiền sử dụng đất là 68.248,6 m2.

Dự án Hoi An Royal Park sở hữu một số tiện ích nổi trội như: Bệnh viện quốc tế, sân tennis, trường mẫu giáo, công viên cây xanh, hệ thống trường học các cấp, sân bóng đá, hệ thống điện âm và điện chiếu sáng năng lượng mặt trời.

Từ dự án, cư dân thuận tiện di chuyển đến các khu vực tiện ích lân cận: Nằm ngay trung tâm phường Thanh Hà, cách phố đi bộ 3 km, cách bãi tắm An Bàng 5 km, bãi tắm Cửa Đại 7 km, cán sân bay quốc tế Đà Nẵng 20 km, cách di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn 40 km…

Phối cảnh dự án Hoi An Royal Park
Phối cảnh dự án Hoi An Royal Park.

Chủ đầu tư dự án Hoi An Royal Park Hội An là Công ty Cổ phần Tập đoàn Yoyal Capital (Royal Capital) được thành lập từ năm 2008, có địa chỉ tại số 488, Hai Bà Trưng, phường Tân An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tiền thân của Royal Capital là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Gia Hội An.

Royal Capital đã có ít nhất 6 lần tăng vốn điều lệ. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2021, vốn điều lệ của công ty đã tăng mạnh từ 97 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Được biết, dự án được UBND tỉnh ban hành quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 về việc chấp thuận đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Thanh Hà, thành phố Hội An (phân khu số 01).

Đến ngày 29/7/2020, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị Thanh Hà, thành phố Hội An, phân khu số 01 tại công văn số 4269/UBND-KTN.

Ngày 21/7/2020 UBND tỉnh ban hành Công văn số 4065/UBND-KTN gia hạn thời gian thực hiện dự án Khu đô thị Thanh Hà (phân khu 1) đến hết quý I/2021.

Tiến độ thực hiện dự án theo thông tin từ chủ đầu tư từ năm 2023 – 2025.